Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Ở Một Số Nước Và Giá Trị Tham Khảo Đối Với Việt Nam


hoạt vật chất của nó) quyết định đến việc thực hiện pháp luật TĐKT. Việc triển khai thực hiện pháp luật TĐKT phải phù hợp với yếu tố xã hội. Các PTTĐ trước hết phải được xác định cụ thể trong từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương, mục đích của các PTTĐ hướng tới giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể, có thể là nhiệm vụ phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa, du lịch... Khi hoàn cảnh thay đổi, nhiệm vụ thay đổi, dẫn tới việc thực hiện pháp luật TĐKT cũng phải thay đổi theo.

Yếu tố xã hội theo đó có tác động tích cực và tiêu cực tới hiệu quả thực hiện pháp luật TĐKT. Theo chiều thuận, khi yếu tố xã hội được đảm bảo, điều kiện đời sống vật chất của người dân được tăng lên nhiều hơn trước, việc thực hiện pháp luật TĐKT sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi. Các PTTD sẽ được phát động nhiều hơn và nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phía cá nhân, tập thể lao động. Khi cuộc sống của người dân được đảm bảo hơn, mọi người có điều kiện tham gia vào các PTTĐ nhiều hơn, và có tâm lý thoái mái hơn. Cũng từ đó, những sáng kiến, những mô hình kinh nghiệm được xuất hiện nhiều hơn và có thể triển khai rộng rãi hơn.

Tuy nhiên, nếu đời sống vật chất, điều kiện sinh hoạt của người dân còn thiếu thôn, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương còn khó khăn thì việc triển khai thực hiện pháp luật TĐKT cũng gặp không ít trở ngại. Lúc này, yếu tố kinh tế được đặt lên hàng đầu, các cá nhân, tập thể sẽ không dành nhiều thời gian cũng như sự quan tâm tới công tác TĐKT. Đặc biệt ở những vùng còn điều kiện khó khăn, các cơ sở hạ tầng chưa được đảm bảo, trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật không cao… thì hiệu quả của việc thực hiện pháp luật TĐKT cũng sẽ không đạt như mong đợi.

2.3.5. Yếu tố hội nhập quốc tế

Yếu tố hội nhập quốc tế tác động không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật về TĐKT. Sự tác động này chủ yếu qua các kênh giao tiếp quốc tế khác nhau về nội dung TĐKT (nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật, các hoạt động


nghiên cứu khoa học, báo cáo chuyên gia, hội thảo...). Mặc dù các chính sách TĐKT ở các nước không giống nhau, tuy nhiên, với bản chất là tạo động lực trong công việc và ghi nhận những thành tích mà các tập thể, cá nhân đạt được thì việc học tập kinh nghiệm giữa các nước là hoàn toàn có thể.

Tuy pháp luật ở các nước không quy định về công tác thi đua, nhưng hệ thống các chính sách, quy định pháp luật khen thưởng đã được hình thành từ lâu với các hình thức Huân chương, Danh hiệu vinh dự… khá phong phú. Mỗi HTKT đều được quy định cụ thể từ đối tượng, hoàn cảnh, quy trình xét khen thưởng, thẩm quyền xé tặng khen thưởng đến thực hiện tổ chức tôn vinh và các chính sách đãi ngộ… Kinh nghiệm của các nước trên thựcatế đều có giá trị tham khảo, tuy nhiên cần nhận thức được tính đặc thù của quốc gia để có thể quyết định tiếp thu hoặc không tiếp thu các kinh nghiệm đó. Ngoài ra, yếu tố hội nhập quốc tế còn tác động, ảnh hưởng đến việc cải cách nền hành chính hướng đến tính công khai, minh bạch, công bằng, hướng tới sự thuận tiện cho người dân khi tham gia các thủ tục hành chính, trong đó có các thủ tục liên quan tới thực hiện pháp luật TĐKT (đăng ký thi đua, đề nghị khen thưởng, tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, tố cáo…).

2.4. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

2.4.1. Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở một số nước trên thế giới

Qua nghiên cứu các quy định khen thưởng của một số nước trên thế giới gồm những nước có hệ văn hoá, khu vực địa lý và thể chế chính trị tương đồng với Việt Nam như Cu Ba, Trung Quốc, Thái Lan, đồng thời Luận án cũng tham khảo một số quốc gia khác như Anh (Buy & Sell Medals & Militaria|Medals of England), Hoa Kỳ, Pháp nhận thấy những điểm tương đồng và khác biệt như sau:

Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 10

Thứ nhất, các đi m khác biệt so với thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam


Một là, không c hệ thống các quy định liên quan đến công tác thi đua. Trong hệ thống pháp luật của các nước trên, chỉ có các quy định về khen thưởng, bao gồm các HTKT, các quy định về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng, không có quy định về việc tổ chức PTTĐ, các DHTĐ… Nhìn lại trong lịch sử của các nước trên, phong trào yêu nước được tồn tại dưới dạng phong trào cách mạng và phát huy hiệu quả qua các cuộc cách mạng, kháng chiến. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở đó, các phong trào trên không phát huy trong môi trường hoà bình hiện nay. Các quan hệ xã hội trong phong trào cách mạng chưa phát triển thành các quan hệ xã hội phổ biến, do vậy mà không hình thành hệ thống các quy phạm pháp luật về thi đua như ở Việt Nam.

Hai là, hệ thống các h nh thức khen thưởng ít, đặc biệt điều này dễ thấy ở các nước phương Tây, ví dụ ở Anh, có 04 loại HTKT gồm Huân chương chữ thập Victoria, Huân chương Đế quốc Anh, Huân chương Danh dự và Huy chương De Morgan (giải thưởng Toán học). Ở Pháp có Huân chương Bắc đẩu bội tinh (Légion d'honneur - New World Encyclopedia), và một số Huy chương, giải thưởng lớn của Viện hàn lâm khoa học pháp, giải thưởng văn họa, giải thưởng điện ảnh… Ở Hoa Kỳ có 6 Huân chương trong quân đội (Do You Know These 6 Important Military Medals of America? · United Service Organizations (uso.org)), Huân chương Tự do Tổng thống, Huân chương Vàng Quốc hội Huy chương AIA (giải thưởng Hội kiến trúc sư), Giải quốc tế cho Phụ nữ dũng cảm (giải thưởng thường niên của Bộ ngoại giao tặng cho phụ nữ khắp thế giới), Huân chương Khoa học quốc gia. Ở Cuba có Huân chương Josse Marti (ODM of Cuba: Order of José Marti (medals.org.uk)), Huân chương Đoàn kết, Huy chương Hữu nghị… Như vậy, loại hình khen thưởng tập trung chủ yếu là Huân chương và Huy chương. So với ở Việt Nam, ngoài Huân chương và Huy chương còn có các danh hiệu vinh dự nhà nước, Bằng khen của Thủ tướng, Bằng khen cấp Bộ, Giấy khen, Kỷ niệm


chương…đa dạng hơn rất nhiều. Riêng chỉ hình thức Huân chương thôi cũng đã rất nhiều loại hù hợp với từng đối tượng, từng loại thành tích và quy mô ảnh hưởng.

Ba là, thẩm quyền khen thưởng tập trung ở các cấp hành chính trung ương. Cũng vì thực tế, các nước trên không có nhiều HTKT, chủ yếu là Huân chương, Huy chương. Do vậy mà việc khen thưởng được thực hiện tập trung vào một hoặc một vài cấp hành chính nhất định. Không như ở nước ta, việc thực hiện khen thưởng được phân cấp, phân quyền nhiều, tuỳ theo hình thức khen thưởng, có thể là Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và tương đương… Với việc số lượng hình thức khen thưởng ít và tập trung ở các cấp trung ương như vậy, việc thống kê, giám sát, quản lý thực hiện pháp luật TĐKT sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, lại không thể linh hoạt được khi trong thực tế, các thành tích đạt được ở mức độ khác nhau, quy mô ảnh hưởng khác nhau và do các đối tượng, thành phần khác nhau. Đối với những phạm vi, quy mô ảnh hưởng tuy không lớn, nhưng cũng khuyến khích khen thưởng để một mặt ghi nhận sự đóng góp thành tích của họ, mặt khác tuyên truyền những tấm gương người tốt, việc tốt đối với xã hội.

Thứ hai, các đi m tương đồng so với thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam

Một là, các nước đã h nh thành và THPL về khen thưởng từ rất sớm. Xét về khía cạnh chính trị, khen thưởng có thể được xem là thể hiện quyền uy của những người đứng đầu đối với người khác. Do đó, các nước kể cả ở phương Tây và phương Đông đều thực hiện khen thưởng từ rất sớm, có mầm mống ngay từ thời kỳ cổ đại, qua các triều đại phong kiến và cho tới tận ngày nay. Huân chương nữ hoàng Victoria lần đầu tiên được khen thưởng năm 1856 (Victoria Cross - Wikipedia), Huân chương Đế quốc Anh và Huân chương Danh dự được ban hành năm 1917. Ở Pháp, Huân chương Bắc đẩu bội tinh được tặng lần đầu năm 1802 do Napoleon Bonaparte quyết định. Ở


Thái Lan, Huân chương chín viên đá quý được thành lập năm 1856 (Huân chương chín viên đá quý - Wikipedia tiếng Việt), Huân chương Voi trắng được quyết định năm 1858, Huân chương vương miện Hoàng gia được quyết định năm 1869. Ở Việt Nam cũng vậy, việc khen thưởng cũng đã được thực hiện từ rất lâu, ngay từ thời đại phong kiến cho tới ngày nay, nhất là những người có công lao trong chống giặc ngoại xâm. Mặc dù trong thời đại phong kiến, việc khen thưởng thực hiện chủ yếu bằng tặng hiện vật như vàng bạc, châu báu, ruộng đất và nâng chức tước trong triều đình, không có tên gọi cụ thể đối với từng HTKT, nhưng về bản chất, cũng là thực hiện công tác khen thưởng như hiện nay.

Hai là, vai trò, mục đích của THPL thi đua, khen thưởng. Dù không gọi là thi đua, tuy nhiên, việc thực hiện các phong trào, các hoạt động mang tính thi đua, khen thưởng được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến, không phân biệt đó là phương Tây hay phương Đông, thể chế chính trị nào… Vai trò, mục đích của việc thực hiện pháp luật TĐKT là để tạo môi trường mà trong đó, tinh thần làm việc của người lao động được khích lệ, kích thích sự sáng tạo, nỗ lực cống hiến sức lực, trí lực của mình để hoàn thành nhiệm vụ chung của tập thể. Đó có thể là nhiệm vụ đánh đuổi giặc ngoại xâm, nhiệm vụ cách mạng, cũng có thể là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, thực hiện khen thưởng vừa là sự ghi nhận của xã hội đối với những cá nhân, tập thể có cống hiến nhiều cho cộng đồng, cho quốc gia, dân tộc, vừa là tạo động lực để cho các cá nhân, tập thể khác phấn đấu noi theo.

Ba là, đối tượng trong THPL thi đua, khen thưởng đa dạng, đặc biệt ở các nước phương Đông. Ngược lại ở một số nước phương Tây, hệ thống các hình thức khen thưởng của các nước phương Đông có nhiều điểm chung với Việt Nam. Ở Trung Quốc có Huân chương nước cộng hòa, Huân chương Hữu nghị, Huân chương Bảy một, Huy chương Vinh dự quốc gia, Huy chương Hữu nghị phi chính phủ Trung quốc; Huy chương Hàng thiên công huân; Huy


chương Cải cách tiên phong; Huy chương cải cách hữu nghị, Kỷ niệm chương 70 năm ngày lập quốc; Huân chương bát nhất, Huy chương Tấm gương Anh hùng, Huy chương Lập công… Ở Thái Lan có các loại Huân chương Hoàng gia Chakri, Huân chương Rama, Huân chương Voi trắng, Huân chương Vương miện Thái Lan, Huân chương cho hành động dũng cảm, Huy chương phục vụ quốc gia, Huy chương phục vụ Hoàng gia, Huy chương Tưởng niệm, Huy chương Hội chữ thập đỏ Thái Lan.

2.4.2. Giá trị tham khảo từ thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở một số nước trên thế giới đối với Việt Nam

Thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển gắn với cuộc cách mạng kháng chiến kiến quốc của dân tộc, trải qua hàng thập kỷ với hàng loạt những phong trào thi đua yêu nước đã huy động sức mạnh của toàn dân tộc. Do đó, thực hiện pháp luật TĐKT có sức tác động to lớn tới thành quả cách mạng cũng như thành tựu phát triển kinh tế- xã hội hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật TĐKT ở một số nước trên thế giới cũng đem lại cho Việt Nam một số giá trị tham khảo nhất định:

Thứ nhất, lấy khen thưởng là động lực. Trong thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam, với quan điểm thi đua là động lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thì ở một số nước trên thế giới, đặc biệt các nước tư bản hoặc ở các tập đoàn, công ty lại chú trọng vào khâu khen thưởng. Theo mô hình này, cũng dựa trên tâm lý của người lao động nói chung, họ sẽ sử dụng khen thưởng nhằm khích lệ cho nhân viên trong tăng năng suất lao động, kích thích sự thi đua, sáng tạo giữa các nhân viên lại đem lại hiệu quả cao. Các phần thưởng được sử dụng linh hoạt, có thể bằng hiện vật, bằng tiền, hoặc bằng các quyền lợi khác (đi du lịch, tăng lương, các dịch vụ y tế, bảo hiểm…) được người đứng đầu đơn vị sử dụng và công khai từ đầu chương trình, công bố rộng rãi bằng nhiều hình thức tới người lao động. Như vậy, động lực để người lao động hướng tới đó chính là những phần thưởng cụ thể, và đội ngũ


người lao động sẽ thi đua với nhau, để tìm ra được người đạt được phần thưởng đó. Gạt qua những mặt tiêu cực của cạnh tranh, thì cũng giống như các hội thi, cuộc thi được tổ chức, mục đích của mô hình này cũng nhằm tạo một sân chơi riêng cho những nhóm người nhất định, qua đó động viên người Thứ hai, cách thức trao tặng, tôn vinh. Không chỉ ở các nước khác, ở

Việt Nam, "của cho không bằng cách cho" cũng là một nét văn hoá có từ xa xưa. Việc tổ chức trao tặng từ địa điểm, thời gian, không gian, cách thức tiến hành… phải thể hiện được sự tôn trọng và tôn vinh đối với cá nhân, tập thể được khen thưởng. Việc trao tặng phải kết hợp được giữa mục đích biểu dương và tuyên truyền, lan toả tới cộng động, xã hội.

Thứ ba, đối tượng khen thưởng. Khen thưởng mục đích để ghi nhận và tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các cá nhân, tập thể vào sự phát triển của đất nước. Do đó, việc phân biệt các hình thức, các loại khen thưởng chỉ khác nhau ở mức độ đóng góp, mức độ cống hiến đó. Việc không phân biệt đối tượng cá nhân, tập thể trong nước hay ngoài nước, ở một mặt nào đó cũng có tác dụng tham khảo cho thực hiện pháp luật TĐKT ở nước ta. Trong pháp luật TĐKT ở Việt Nam có Huân chương, Huy chương Hữu Nghị dành cho đối tượng là người nước ngoài (như trường hợp ông Park Hang Seo được tặng Huân chương Hữu nghị với thành tích dẫn dắt đội tuyển bóng đá Việt Nam vô định AFF Suzuki cup 2018).

Thứ tư, nâng cao giá trị tinh thần đối với các HTKT. Các HTKT thường hướng tới những giá trị phi vật chất, đó là sự tôn vinh, suy tôn, biểu dương từ xã hội. Cũng vì vậy mà các nhà lành đạo thường dùng các HTKT như là hiệu ứng để lan tỏa những điều tốt đẹp trong cộng đồng. Những nhà khoa học tiêu biểu, những người hoạt động xã hội nổi bật, cả những người hoạt động trong ngành giải trí như điện ảnh, cả nhạc… khi mức độ ảnh hưởng trong xã hội, trong cộng đồng của họ càng cao, thì việc khen thưởng đối với họ, một mặt nào đó cũng sẽ có hiệu ứng lan tỏa rất nhanh. Điển hình như


trường hợp Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 20 và vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, hay việc đội tuyển bóng đá Việt Nam được khen thưởng khi đạt Huy chương vàng sau 10 năm tại AFF Suzuki cup 2018. Ở Pháp, những vận động viên đạt Huy chương vàng ở các kỳ Olympic cũng thường được xét tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí