ngành, tỉnh, đoàn thể (Báo, Cổng thông tin, Đài phát thanh truyền hình...)".
Thực hiện trách nhiệm của đơn vị thường trực Hội đồng TĐKT Trung ương, đồng thời đảm bảo quyền được góp ý kiến của người dân theo quy định trên, trong giai đoạn 2015-2018 vừa qua, Ban TĐ-KT Trung ương đã lấy ý kiến nhân dân 14 lần, trong đó có 10 lần về Chiến sĩ thi đua toàn quốc (đối với 323 trường hợp) và 03 lần đối với việc phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (123 trường hợp) .
Bên cạnh đó, việc thực hiện quyền đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng các danh hiệu, HTKT cho các cá nhân, tập thể có đủ thành tích và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật cũng được người dân thực hiện nhiều. Đây là việc người dân tự phát hiện ra những tấm gương người tốt việc tốt và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
3.1.1.3. Kết quả thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong tổ chức, bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng
Thứ nhất, kết quả trong việc thành lập tổ chức, bộ máy là công tác thi đua, khen thưởng
Bộ máy làm công tác TĐKT được kiện toàn và thống nhất theo hướng tinh gọn, nhằm thực hiện hiệu quả nhất công tác thực hiện pháp luật TĐKT. Cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác TĐKT theo pháp luật được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Cán bộ làm công tác TĐKT được tăng cường về số lượng, có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất chính trị vững vàng. Hội đồng TĐ-KT các cấp cũng được kiện toàn và hoạt động hiệu quả theo các quy định của pháp luật TĐKT.
Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định về tổ chức làm công tác TĐKT. Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức làm công tác TĐKT ngày càng được quy định rõ ràng và tương đối cụ thể. Tổ chức làm công tác TĐKT được củng cố phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trọng của công tác TĐKT theo từng giai
đoạn. Tư khi Luật TĐKT có hiệu lực thi hành, tổ chức làm công tác TĐKT ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong công tác quản lý nhà nước về TĐKT, được củng cố một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng.
Thực hiện các quy định pháp luật về tổ chức, bộ máy làm công tác TĐKT của Chính phủ, các ban của Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được hình thành và đang được kiện toàn.
Nhiều Bộ, ngành đã có bộ phận độc lập, hoạt động chuyên trách, được thành lập cấp Vụ, Ban hoặc Phòng TĐ-KT. Ở địa phương, Ban TĐ-KT cấp tỉnh được quy định thống nhất trên toàn quốc, có từ 02-03 phòng chuyên môn; cấp huyện đã bố trí cán bộ chuyên trách công tác TĐKT. Hội đồng TĐ-KT các cấp hoạt động có trách nhiệm, bảo đảm tính khách quan, kịp thời trong công tác TĐKT.
Thứ hai, trong chấp hành các quy định pháp luật về tổ chức, bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng, đã có nhiều hoạt động đổi mới trong việc tập trung đôn đốc, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chỉ thị số 34- CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị "Về tiếp tục đổi mới công tác TĐKT", thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về TĐKT và triển khai có hiệu quả các PTTĐ trong cả nước.
Hội đồng TĐ-KT các bộ, ngành, địa phương tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các PTTĐ và thực hiện công tác khen thưởng; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện các mô hình mới, cách làm hay trong các PTTĐ. Hội đồng và Thường trực Hội đồng các cấp thường xuyên trao đổi, thảo luận những vấn đề trọng tâm, trọng điểm việc thực hiện nhiệm vụ trong kỳ, bàn các giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc từ cơ sở để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo. Thành viên Hội
đồng TĐ-KT các cấp đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được phân công; tham dự sơ kết, tổng kết hoạt động của các cụm, khối thi đua để nắm bắt tình hình và có ý kiến chỉ đạo kịp thời; tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám việc triển khai các PTTĐ và thực hiện chính sách, pháp luật về TĐKT.
3.1.1.4. Kết quả thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng
Thứ nhất, kết quả trong việc ban hành th chế, chính sách về công tác thi đua, khen thưởng
Công tác xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về TĐKT nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong những năm qua, Ban TĐ-KT Trung ương đã tập trung nghiên cứu, tham mưu trình cấp có thẩm quyền thực hiện nhiều đề án sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT. Gần đây nhất, năm 2018 là Đề án sửa đổi, bổ sung Thông báo số 193-TB/TW ngày 20/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về xét tặng Huân chương bậc cao; sửa đổi Nghị định quy định về quản lý tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp. .. Theo đó là một loạt những văn bản đã được ban hành, có hiệu lực thực hiện.
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cùng các bộ, ngành liên quan đã chủ động phối hợp trong xây dựng các Nghị định quy định về Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Ban hành văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện các quy định về công tác TĐKT.
Các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát nghị định, thông tư, quy chế, quy định về TĐKT để sửa đổi cho phù hợp với quy định mới của pháp luật và thực tiễn địa phương, đơn vị. Một số bộ, ngành đã kịp thời tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT. Nhìn chung, hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT tiếp tục được hoàn thiện. Ban TĐ-KT Trung ương và cơ quan chuyên trách về TĐKT các cấp đã nghiên cứu, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TĐKT.
Đến năm 2003, Quốc hội ban hành Luật TĐKT, hệ thống pháp luật TĐKT theo hướng hiện đại cũng đã được hình thành cùng với một loạt các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành. Tính đến nay, có khoảng hơn 10 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật TĐKT. Trong đó có Nghị định quy định chung về một số điều của Luật TĐKT. Cùng với sự thay đổi của Luật TĐKT thì các Nghị định này cũng thay đổi theo. Ví dụ, thi hành Luật TĐKT 2003 có Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TĐKT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT. Tiếp đó có Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 thay thế nghị định 121. Và hiện nay là Nghị định số 91/2017/NĐ- CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT.
Ngoài ra, còn có các Nghị định quy định về từng vấn đề cụ thể trong Luật TĐKT, ví dụ, Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định về tổ chức làm công tác TĐKT; Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30/7/2014 của Chính phủ quy định về giải thưởng hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ; Nghị định số 145/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận HTKT, DHTĐ, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 có nội dung chính quy định về các mẫu biểu áp dụng trong công tác TĐKT…
Thông tư về công tác TĐKT có thể chia làm 02 loại.
(1) Thông tư do Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định
của Nghị định do Chính phủ ban hành. Ví dụ, Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT.
(2) Thông tư do các Bộ ban hành hướng dẫn công tác TĐKT trong phạm vi quản lý của bộ. Ví dụ như Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31/1/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác TĐKT ngành giáo dục; Thông tư số 38/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y Tế hướng dẫn công tác TĐKT trong ngành Y tế… Theo số liệu thống kê năm 2015, có 42 bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương đã ban hành Thông tư, quy định, hướng dẫn công tác TĐKT.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các Quy chế giải thưởng, cũng có thể được coi là các yếu tố tạo nên sự đa dạng của hệ thống pháp luật TĐKT hiện nay. Hiện trong cả nước có khoảng trên 20 quy chế giải thưởng, trong đó có một số giải thưởng nổi tiếng như: Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ Khoa học và Công nghệ, Giải thưởng Phan Châu Trinh, giải thưởng Đặng Văn Ngữ của Bộ Y tế, Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và công nghệ…
Đối với các địa phương cũng có những chính sách, phương thức khen thưởng khác nhau nhằm ghi nhận những đóng góp của tập thể, cá nhân trong phạm vi quản lý của mình. Theo số liệu thống kê năm 2015, đã có 55 tỉnh, thành phố ban hành quy định, hướng dẫn công tác TĐKT. Ngoài ra, một số địa phương còn có những quy chế, hướng dẫn khen thưởng riêng, ngoài quy chế khen thưởng chung nêu trên. Ví dụ như Quy chế xét tặng danh hiệu Người tốt việc tốt của Thành phố Hà Nội (ban hành theo Quyết định số 219/2006/QĐ-UBND ngày 07/12/2006 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, sau được thay thế bằng Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày
31/5/2010 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, hiện nay thực hiện theo Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" trên địa bàn thành phố Hà Nội); Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh (ban hành theo Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy định công tác TĐKT tại Thành phố Hồ Chí Minh)…
Hai là, kết quả trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng
Công tác tuyên truyền các PTTĐ, biểu dương, tôn vinh nhân rộng điển hình tiên tiến được các cấp, các ngành tập trung quan tâm chỉ đạo và có nhiều chuyển biến rõ nét. Cơ quan làm công tác TĐKT các cấp và cơ quan thông tin, truyền thông đã phối hợp chặt chẽ trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương các điển hình tiên tiến như: giới thiệu các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến cho các cơ quan thông tấn, báo chí; phối hợp xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng đưa tin tuyên truyền gương "người tốt, việc tốt", xây dựng nội dung chuyên đề về TĐKT.
Các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến để kịp thời động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thông qua tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh, gặp mặt, nói chuyện, giao lưu với các điển hình tiên tiến, thi viết về gương "Người tốt, việc tốt", xuất bản tạp chí, tập san chuyên đề giới thiệu các điển hình tiên tiến, tổ chức cuộc thi viết "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"....
Các cơ quan thông tin và truyền thông tăng thời lượng, xây dựng nhiều chương trình, chuyên trang, chuyên mục, giới thiệu những gương "Người tốt, việc tốt", các điển hình tiên tiến, như: Đài Truyền hình Việt Nam có chuyên mục "Việc tử tế"; Thông tấn xã Việt Nam có chuyên mục "Học Bác mỗi
ngày", "Gương sáng quanh ta"; Đài Tiếng nói Việt Nam với chương trình "Những bông hoa đẹp", "Cửa sổ nhân ái"...
Ban Thi đua - Khen thưởng các tỉnh, thành phố đã chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương xây dựng nhiều tin, bài, phim phóng sự, phát hành tập san chuyên đề về PTTĐ và tuyên truyền điển hình tiên tiến. Một số đơn vị có chuyên mục, cách tuyên truyền hay như: Báo Bình Phước mở chuyên trang "Gương điển hình thi đua yêu nước"; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với chuyên mục "Sống đẹp"; tỉnh Kiên Giang với chuyên mục "Thi đua là yêu nước"; tỉnh Bình Dương, tỉnh Hà Giang với chuyên mục gương "Người tốt, việc tốt". Báo Đà Nẵng với chuyên mục "Theo gương Bác", "Thành phố 4 an", "Xây dựng nếp sống văn minh đô thị"... có sức lan tỏa rộng, kịp thời, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm đã mang lại hiệu quả tích cực.
Ba là, kết quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Đối với các đơn, thư khiếu nại, tố cáo và các đơn phản ánh, đề nghị, Ban TĐ-KT Trung ương thực hiện đúng theo pháp luật TĐKT cũng như pháp luật khiếu nại tố cáo. Các trường hợp đơn, thừ đều có công văn trả lời, giải đáp, hướng dẫn cụ thể để đối tượng thực hiện chính sách người có công được thuận lợi, nhanh chóng, đáp ứng được nguyện vọng của công dân; một số đơn thư được chuyển đến các bộ, ngành, địa phương giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật. Định kỳ hàng Quý, Ban có văn bản thông báo kết quả giải quyết đơn thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương, qua đó các đơn vị đã tiến hành rà soát, giải quyết, trả lời đơn thư kịp thời và báo cáo lý do những trường hợp chưa giải quyết. Công tác giải quyết đơn cơ bản đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và đúng quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 98 Luật TĐKT quy định: "Cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về TĐKT theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo".
Về việc sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo trong TĐKT, trong 4 năm (2015- 2018), đã có hơn 2400 đơn, thư khiếu nại, tố cáo trực tiếp từ công dân
hoặc qua đường bưu điện về Ban TĐ-KT Trung ương. Nội dung các đơn thư khiếu nại, tố cáo, chủ yếu liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách của công tác khen thưởng liên quan tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và việc công nhận, cấp đổi hiện vật
Bảng 3.6: Số lượng trả lời công dân và tiếp nhận, xử lý các đơn về công tác TĐKT
Trả lời công dân | Đơn tố cáo | Đơn khiếu nại | Đơn đề nghị, phản ánh | |
2015 | 505 | 27 | 41 | 252 |
2016 | 308 | 245 | ||
2017 | 376 | 198 | ||
2018 | 228 | 15 | 22 | 233 |
Tổng | 1417 | 42 | 63 | 928 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Ở Một Số Nước Và Giá Trị Tham Khảo Đối Với Việt Nam
- Kết Quả Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Ở Việt Nam Hiện Nay Và Nguyên Nhân
- Tỷ Lệ Khen Thưởng Bằng Khen Cấp Bộ Đối Với Người Trực Tiếp Lao Động, Sản Xuất
- Hạn Chế Trong Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Ở Việt Nam Hiện Nay Và Nguyên Nhân
- Hạn Chế Trong Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Trong Tổ Chức, Bộ Máy Làm Công Tác Thi Đua, Khen Thưởng
- Tiếp Cận Của Các Đối Tượng Về Luật Thi Đua, Khen Thưởng Nguồn: Kết Quả Điều Tra Xã Hội Học Đề Tài Độc Lập Cấp Nhà Nước "cơ
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo hằng năm của Ban TĐ-KT Trung ương
3.1.2. Nguyên nhân của ưu điểm trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng
3.1.2.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật TĐKT nói riêng cũng như những chính sách về công tác TĐKT ở Việt Nam hiện nay đã đạt được những tiến bộ nhất định, tạo cơ sở cho việc thực hiện và bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người dân trong lĩnh vực TĐKT.
Thứ hai, như phân tích ở trên, thực hiện pháp luật TĐKT tốt có tác dụng thúc đẩy sự phát triển đồng bộ, toàn diện các mặt kinh tế - xã hội trong nước. Theo chiều ngược lại, kinh tế xã hội phát triển cũng tác động tích cực tới việc thực hiện pháp luật TĐKT. Kinh tế Việt Nam những năm gần đây có bước phát triển mạnh, cũng như những thành tựu xã hội đạt được trong tạo nguồn lực quan trọng trong việc THPL nói chung và pháp luật TĐKT nói riêng đạt những thành tựu quan trọng. Một trong những ví dụ dễ nhận thấy là công tác tuyên truyền, thông tin về pháp luật TĐKT đã đến được với đông đảo mọi người qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Ngoài các phương tiện