Số Liệu Cấp Thẻ Bhyt Cho Người Có Công Và Thân Nhân Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk




bị nhiễm chất độc hóa học

58

69.492.000


12

Các đối tượng ưu tiên khác


26


50.890.000

13

Tổng cộng

1.010

2.005.259.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk - 8

Nguồn: Phòng lao động – Thương binh & Xã hội huyện Ea Kar

2.3.2. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm y tế

Công tác cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người có công và thân nhân của người có công được được giải quyết kịp thời, đúng quy định tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong việc khám điều trị bệnh theo đúng Luật bảo hiểm y tế; Nghị định số 146/NĐ - CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Điểm b Khoản 4 Điều 42) và Thông tư số 30/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội về hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội quản lý; Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tư số 13/2014/TTLT ngày 03/6/2014 của Liên Bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các văn bản quy định của pháp luật.

Trong 5 năm (từ 2016 – 2020) huyện đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 6.920 lượt người có công và thân nhân của người có công với tổng kinh phí hơn 5.680 tỷ đồng.


Bảng 2.3. Số liệu cấp thẻ BHYT cho người có công và thân nhân người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

ĐVT: đồng


STT

Năm thực hiện

Số thẻ được cấp

Số tiền

1

Năm 2016

1.384

1.136.153.000

2

Năm 2017

1.320

1.157.545.000

3

Năm 2018

1.315

1.134.537.000

4

Năm 2019

1.367

1.167.229.000

5

Năm 2020

1.354

1.162.133.000

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Ea Kar


2.3.3. Kết quả thực hiện chính sách điều dưỡng phục hồi sức khỏe


Trong 5 năm huyện đã đề nghị Sở Lao động – Thương binh & Xã hội thực hiện điều dưỡng cho 1.180 lượt người, kinh phí điều dưỡng thực hiện hơn 2,444 tỷ đồng, trong đó: Tổ chức đi điều dưỡng tập trung tại Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Điều dưỡng, nuôi dưỡng Người có công tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Điều dưỡng người có công Miền Trung tại thành phố Đà Nẵng; Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Đăk Lắk là 98 người, kinh phí thực hiện hơn 215,6 triệu đồng; điều dưỡng tại gia đình 1.082 lượt người, kinh phí thực hiện hơn 2,201 tỷ đồng. Bên cạnh đó huyện còn phối hợp với Hội tù yêu nước tỉnh tổ chức cho 08 đối tượng đi tham quan các tỉnh phía Bắc, các tỉnh phía Nam và Nhà tù Côn Đảo, Phú quốc.

- Đã giải quyết chế độ cấp phương tiện trợ cấp dụng cụ chỉnh hình đối với hơn 30 lượt đối tượng, với kinh phí hơn 148 triệu đồng.


Bảng 2.4. Kinh phí thực hiện chế độ điều dưỡng cho người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

Đơn vị tính: nghìn đồng



STT


Năm thực hiện

Điều dưỡng tập trung


Điều dưỡng tại chỗ


Tổng cộng

Người

Số tiền

Người

Số tiền

Người

Số tiền

1

2016

25

55.500

154

170.940

179

226.440

2

2017

35

77.700

683

758.130

718

835.830

3

2018

32

70.400

147

163.170

179

223.570

4

2019

8

17.760

662

734.820

670

752.580

5

2020

6

13.320

142

157.620

148

170.940

Nguồn: Phòng lao động – Thương binh & Xã hội huyện Ea Kar

2.3.4. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở

Những năm qua việc sửa chữa và xây nhà cho hộ người có công luôn được huyện quan tâm, thực hiện tốt, tạo thành phong trào lan tỏa trong xã hội. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, công tác hỗ trợ nhà cho người có công trên địa bàn huyện đạt kết quả cao, đảm bảo tính minh bạch, đúng đối tượng. Từ năm 2016 đến năm 2020 cùng với việc triển khai Đề án hỗ trợ người có công về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, huyện đã trích từ nguồn Quỹ đền ơn đáp nghĩa của huyện và nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để xây dựng mới; sửa chữa nhà cho đối tượng người có công trên địa bàn với tổng số 147 ngôi nhà (xây mới 88 nhà, sửa chữa 59 nhà); với số tiền là 5.460 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương 1.592 triệu đồng; vốn ngân sách tỉnh: 285 triệu đồng; vốn ngân sách huyện: 396 triệu đồng; vốn huy động tại địa phương từ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" 2.435 triệu đồng; Nguồn huy động khác; 752 triệu đồng.


Bảng 2.5. Số liệu về sửa chữa, xây mới nhà cho người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

Đơn vị tính: triệu đồng


STT

Năm thực hiện

Sửa chữa

Xây mới

Tổng cộng

Số nhà

Số tiền

Số nhà

Số tiền

Số nhà

Số tiền

1

2016

12

240

20

700

31

940

2

2017

15

300

14

490

29

790

3

2018

10

200

19

665

29

865

4

2019

14

280

22

770

26

1.050

5

2020

8

160

13

455

21

615

Nguồn: Phòng lao động – Thương binh & Xã hội huyện Ea Kar

2.3.5. Kết quả thực hiện chính sách ưu đãi trong tuyển sinh; tạo việc làm; hỗ trợ để theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ độ học

Bên cạnh đó huyện cũng làm tốt công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên trong giáo dục và đào tạo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH- BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của liên Bộ:Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo và Tài chính; Thông tư số 36/2015/TTBLĐTBXH ngày 28/9/2015, về việc hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong Giáo dục và Đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ; hiện nay đang có 75 học sinh, sinh viên là con của người có công với Cách mạng được hưởng ưu đãi giáo dục, kinh phí thực hiện trong 5 năm (2016 – 2020) cho 126 lượt học sinh, sinh viên với số tiền hơn 3,8 tỷ đồng. Nhờ chính sách ưu đãi giáo dục mà nhiều học sinh, sinh viên là con của người có công được đi học đầy đủ, thực hiện được ước mơ hoài bão của mình sau khi các em ra trường đã có việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định giúp đỡ


gia đình cũng vì thế nhiều hộ gia đình chính sách nghèo đã vươn lên thoát nghèo.

Bảng 2.6. Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

ĐVT: ngàn đồng


STT

Năm thực hiện

Số học sinh, sinh viên được hỗ trợ

Số tiền

1

Năm 2016

75

845.152

2

Năm 2017

66

648.250

3

Năm 2018

54

415.475

4

Năm 2019

36

334.135

5

Năm 2020

35

321.840

Nguồn: Phòng lao động – Thương binh & Xã hội huyện Ea Kar

2.3.6. Kết quả thực hiện chính sách trợ cấp đột xuất

Ngoài việc thực hiện tốt công tác chi trả trợ cấp hàng tháng, Ủy ban nhân dân huyện cũng rất quan tâm đến việc hỗ trợ đột xuất cho người có công, do đó đã chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thường xuyên rà soát các đối tượng người có công gặp khó khăn như mắc bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn...để có những hỗ trợ kip thời từ nguồn quỹ Đền ơn đáp nghĩa của huyện, của các xã, thị trấn mức hỗ trợ từ 01 đến 03 triệu đồng/ 01 đối tượng. Kết quả hỗ trợ trong 5 năm qua đã hỗ trợ cho 38 lượt đối tượng với số tiền 91 triệu đồng:


Bảng 2.7: Kết quả thực hiện hỗ trợ đột xuất cho người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

ĐVT: đồng


STT

Năm thực hiện

Số đối tượng được hỗ trợ

Số tiền

1

Năm 2016

08

20.000.000

2

Năm 2017

12

25.000.000

3

Năm 2018

07

18.000.000

4

Năm 2019

05

15.000.000

5

Năm 2020

06

13.000.000

Nguồn: Phòng lao động – Thương binh & Xã hội huyện Ea Kar

2.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020

2.4.1. Những ưu điểm

Một là, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ea Kar luôn quan tâm, coi trọng công tác thương binh, liệt sỹ và người có công, coi đây là vấn đề đạo lý, là truyền thống văn hóa của dân tộc. Nó không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài, có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần vào sự ổn định xã hội trên địa bàn huyện. Điều đó đã tạo tiền đề cho việc thực hiện chính sách, động viên, khích lệ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công khắc phục khó khăn, cố gắng vương lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng huyện phát triển.

Hai là, thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện được chính quyền và các tổ chức quan tâm thực hiện. Phong trào chăm sóc người có công được đẩy mạnh, kế thừa và phát huy đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Xã, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ được các cấp chính quyền huyện duy trì tốt, đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định chính trị xã hội.


Ba là, là cơ quan trực tiếp thực hiện chính sách đối với người có công, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện đã chủ động đề xuất cho Ủy ban nhân dân huyện về công tác thương binh - liệt sỹ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn huyện tổ chức hướng dẫn, thực hiện chính sách, được các đối tượng người có công và các tấng lớp nhân dân đánh giá cao. Mặc dù đối tượng hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi người có công trên địa bàn huyện rất nhiều, nội dung chi chế độ ưu đãi đa dạng nhưng công tác chi trả trợ cấp ưu đãi vẫn được thực hiện đảm bảo kịp thời, chu đáo, không để sảy ra các sai sót.

Bốn là, phong trào vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” phát triển sâu rộng, được các doanh nghiệp và nhân dân đồng tình ủng hộ. Từ nguồn quỹ vận động đã triển khai xây mới, hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà, trợ cấp khó khăn, tặng sổ tiết kiệm, tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, sửa chữa đài tưởng niệm liệt sỹ và tổ chức các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” khác.

Năm là, việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện được thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, có sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân huyện với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, giữa các cơ quan nhà nước với các cấp ủy Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Trong quá trình thực hiện chính sách luôn có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan quyền lực nhà nước của huyện và cơ quan nhà nước cấp trên, đảm bảo đúng các quy định, không để sảy ra sai phạm. Các khoản thu chi để thực hiện chính sách được kiểm soát tốt, bảo đảm tiết kiệm, hợp lý, đúng các quy định hiện hành. Việc đảm bảo quyền lợi người có công, thực hiện các chế độ chính sách, công tác thống kê, tổng hợp ngày càng tốt hơn, đảm bảo thanh toán đúng quy định.

Sáu là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chính sách đối với người có công đã góp phần giải quyết nhanh, chính xác các nội dung thực hiện chính sách. Tính đến nay, trên địa bàn huyện Ea Kar tất cả các cơ thực hiện chính sách đều sử dụng phần mềm quản lý các đối tượng người có công, hệ thống thông tin liên quan đến chính sách đối với người có công được cập nhật thường


xuyên. Tỷ lệ liên thông dữ liệu, tỷ lệ hồ sơ giải quyết chính sách đạt tỷ lệ cao.

2.4.2. Những bất cập, hạn chế

Một là, ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện Ea Kar có ban hành kế hoạch thực hiện chăm lo cho người có công nhân các dịp 27/7 và Tết Nguyên đán. Tuy nhiên trong thời gian từ năm 2016 đến 2020 không ban hành chương trình hoặc kế hoạch 05 năm, kế hoạch hàng năm về chăm lo cho người có công, việc chăm lo cho người có công chủ yếu lồng ghép vào các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện.

Việc không ban hành kế hoạch 05 năm, hàng năm dẫn đến việc chăm lo cho người có công trên địa bàn mang tính phong trào, chỉ tập trung thực hiện vào các dịp Tết, 27/7 và chủ yếu tập trung chăm lo cho những đối tượng như Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh, bênh binh nặng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Đối với các diện chính sách khác thì ít được quan tâm, chăm lo.

Hai là, việc thông tin, tuyên truyền về chính sách có công.

Thông tin tuyên truyền về chính sách ưu đãi đối với người có công vừa mang tính chính trị, giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua tại huyện Ea Kar công tác tuyên truyền vẫn chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các dịp Lễ, Tết và dưới dạng đưa tin về các hoạt động chăm lo cho đối tượng chính sách.

Các buổi giao lưu, họp mặt chỉ được tiến hành vào các dịp Lễ lớn như tổ chức 65, 70 năm ngày Thương binh Liệt sĩ. Vẫn còn nhiều đối tượng chính sách chưa nắm được chính sách, các khu phố, tổ dân phố trên địa bàn chưa được học tập, tập huấn về chính sách ưu đãi đối với người có công nên công tác tuyên truyền còn rất hạn chế.

Năm 2012 Pháp lệnh ưu đãi mới được ban hành nhưng đến năm 2014 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk mới có 01 đợt tập huấn với đối tượng

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 29/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí