Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng, Pháp Luật Của Nhà Nước Về Tự Do Tín Ngưỡng Và Tự Do Tôn Giáo Chậm Được Thể Chế

nhận quyền sử dụng đất. Nhiều tỉnh, thành phố đạt tỉ lệ cao trong việc cấp giấy chứng nhận như Quảng Nam đã cấp 219/219 cơ sở (đạt 100%), Vĩnh Long 334/337 cơ sở (đạt 99%), Quảng Bình đã cấp 83/88 cơ sở (94%).

- Hoạt động từ thiện xã hội của tín đồ và chức sắc tôn giáo được chính quyền và các đoàn thể khuyến khích và tạo điều kiện. Nhiều cơ sở tôn giáo tích cực trong hoạt động từ thiện xã hội, dưới nhiều hình thức như chữa bệnh miễn phí (Phật giáo hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hộ); chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nhiễm HIV (Công giáo, Phật giáo). Năm 2009, Ban Bác ái xã hội caritas Bắc Ninh xin phối hợp với đoàn bác sĩ Hoa Kỳ tổ chức khám chữa bệnh từ thiện cho người nghèo tại Tòa Giám mục Bắc Ninh. Năm 2010, Caritas Việt Nam xin được phối hợp với đoàn Hope for Tomorrow Foundation, Mỹ tổ chức giải phẫu miễn phí cho người khuyết tật Việt Nam từ ngày 30/5 - 2/6/2010; Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) xin tổ chức đoàn gồm bác sĩ, y tá và nhân viên tình nguyện người nước ngoài phối hợp Tổng hội và Chi hội Bắc Sơn khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho đồng bào tại xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn. Năm 2011, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) tiếp nhận 1 container dụng cụ y tế do tổ chức Northwest Medical International (Hoa Kỳ) hỗ trợ miễn phí. Năm 2012, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) gửi tặng cán bộ chiến sĩ và nhân dân huyện Đảo Trường sa một phần quà trị giá 5.000.000đ, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) gửi tặng 100.000.000đ.

- Quyền tự do ngôn luận của những người có đạo được pháp luật ghi nhận và bảo đảm trong thực tiễn. Thực tiễn cho thấy quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, xuất bản của các tín đồ và tổ chức tôn giáo đã luôn được bảo đảm hiệu quả. Chẳng hạn, chỉ tính 5 năm (1999-2004), các tổ chức tôn giáo và tín đồ, thông qua Nhà xuất bản Tôn giáo, đã xuất bản được 719 ấn phẩm tôn giáo với 4.200.000 bản in, trong đó riêng Kinh thánh hơn 500.000 bản. Kinh thánh được in bằng các tiếng Ba-na, Ê- đê, Gia-rai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo của tín đồ ở vùng dân tộc thiểu số. Năm 2007, nhà xuất bản Tôn giáo đã ấn hành 620 đầu sách của các tổ chức tôn giáo với 1,2 triệu bản in và 180 xuất bản phẩm tôn giáo với 97.500 bản.

Số lượng sách do các tổ chức tôn giáo xuất bản hàng năm đều tăng lên mạnh mẽ. Chỉ riêng năm 2008 đã có tới 915 đầu sách (so với năm 2007 chỉ có 620). Hiện nay ở Việt Nam có 15 tờ báo và tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động, trong đó có những tờ báo, tạp chí có uy tín như: Văn hóa Phật giáo, Phật học, Khuông Việt, Giác Ngộ (của Giáo hội Phật giáo Việt Nam), Hiệp Thông (Bản tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam), Công Giáo và Dân Tộc (Ủy ban đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh); Mục Vụ, Thông Công (của Tin lành), Cao Đài (của đạo Cao Đài), Hương Sen (Phật giáo Hòa Hảo).

- Quyền tự do lập hội và hội họp của các tín đồ tôn giáo cũng luôn được tôn trọng và bảo đảm.

Tính đến năm 2006, nước ta có tới hàng nghìn hội đoàn tôn giáo như Phật giáo có 820 gia đình Phật tử, Công giáo có tổng số hội đoàn là 9.531, trong đó các hội đoàn phục vụ lễ nghi tôn giáo 4.278 và hoạt động khác 5.253 (riêng ở Tây Nguyên có 304.876 tín đồ Tin Lành, 1286 chi hội thuộc 8 hệ phái, 79 mục sư và 476 nhà truyền đạo và truyền đạo tình nguyện.

Nhằm đảm bảo Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của các đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện quyền tự do lập hội, hội họp của đồng bào. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước có

447.477 tín đồ của 31 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành, trong đó đã được sinh hoạt hợp pháp tại 184 chi hội và 1.284 điểm nhóm là 422.384 người, chiếm 94,3%. Tỷ lệ tín đồ được sinh hoạt hợp pháp ở tỉnh Kon Tum là 93%, Đăk Lăk 78%, Đăk Nông 100%, Lâm Đồng 97%, Gia Lai 93% và tỉnh Bình Phước 95,96% (xem bảng 2.3.). 80 chi hội sau công nhận đã được chính quyền giúp đỡ về thủ tục giao đất, chuyển quyền sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất (trong đó 57 chi hội đã và đang tiến hành xây dựng nhà thờ, 23 chi hội đã có đất và đang làm thủ tục xin phép xây dựng), đã có 150 mục sư, mục sư nhiệm chức và 180 truyền đạo được chính quyền địa phương công nhận; cho phép hàng chục trường hợp là người DTTS đi học Viện Thánh Kinh Thần học, trên 300 học viện được bồi dưỡng thần học [3]; 12/13 tỉnh miền núi phía Bắc cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo cho 258/1.249 điểm nhóm Tin

lành, trong đó có 242 điểm nhóm thuộc Hội thành Tin lành Việt Nam (miền Bắc), 16 điểm nhóm thuộc Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam, đưa sinh hoạt tôn giáo của 45.160 tín đồ vào quản lý, bằng 20,8% số lượng điểm nhóm và bằng 32,04% số lượng người theo đạo Tin lành của toàn khu vực, cấp đã cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 39 dòng tu Công giáo; 3 hội đoàn Công giáo.

Trong các hoạt động tôn giáo khác, các tổ chức tôn giáo đã được tạo điều kiện để chủ động trong việc củng cố tổ chức, phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc, nhà tu hành; chia, tách giáo phận, giáo xứ, họ đạo; tổ chức hội nghị, đại hội tôn giáo; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo được duy trì và mở rộng; việc in kinh sách và xuất bản các ấn phẩm khác liên quan đến tôn giáo được duy trì thường xuyên, bảo đảm phục vụ yêu cầu hoạt động tôn giáo; quan hệ quốc tế và hoạt động đối ngoại tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi; việc nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới cơ sở thờ tự của các tôn giáo được chính quyền các cấp tạo điều kiện và quan tâm giải quyết theo quy định của pháp luật; hoạt động từ thiện, nhân đạo của các tổ chức tôn giáo, cá nhân tôn giáo từng bước được phát huy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Quyền tham gia vào quản lý Nhà nước và xã hội của các tín đồ tôn giáo được tôn trọng và bảo đảm. Các chức sắc và tín đồ tôn giáo có quyền tự do ứng cử vào các cơ quan quyền lực của chính quyền từ trung ương xuống địa phương, đặc biệt là trong việc đại diện vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, hoàn toàn bình đẳng như mọi công dân khác theo quy định tại điều 53 và 54 của Hiến pháp. Đến nay có 7 chức sắc là đại biểu Quốc hội (3 đại biểu Phật giáo, 2 đại biểu Công giáo, 01 đại biểu Cao Đài, 01 đại biểu Phật giáo hòa Hảo); 81 chức sắc các tôn giáo tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (51 đại biểu phật giáo, 19 đại biểu Công giáo, 02 đại biểu Tin lành, 04 đại biểu Cao Đài, 03 đại biểu Phật giáo Hòa Hảo, 02 đại biểu Tôn giáo khác); 300 chức sắc là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyên (214 đại biểu Phật giáo, 50 đại biểu Công giáo, 8 đại biểu Tin lành, 15 đại biểu Cao Đài, 12 đại biểu Phật giáo Hòa Hảo, 01 đại biểu Hồi giáo); 1515 chức sắc tham gia hội đồng nhân dân cấp xã (686 đại biểu Phật giáo, 510 đại biểu Công giáo, 108 đại biểu Tin lành, 99 đại biểu Cao Đài, 5 đại biểu Hồi giáo, 8 đại biểu tôn giáo khác).

- Quyền tự do đi lại, đi ra nước ngoài và trở lại Việt Nam của các tín đồ và chức sắc tôn giáo, các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo, được Nhà nước Việt Nam ghi nhận và bảo đảm. Trong năm 2011, chức sắc một số tôn giáo tham dự Hội nghị đối thoại Liên tín ngưỡng ASEM lần thứ 7 tại Philipin; hội thảo quốc tế về "Tôn giáo và Pháp quyền" lần thứ 3 tại Việt Nam. Chức sắc Phật giáo tham dự tọa đàm quốc tế về Phật giáo và hòa giải được tổ chức tại Singapore từ ngày 15-16/2/2011 theo thư mời của Tổ chức các tôn giáo vì hòa bình (Religions for Peace); tham dự lễ kỷ nhiệm Vesak tại Liên Hợp quốc, New York và Thái Lan thagns 5/2011; thư dự Đại hộ Phật giáo thế giới tạ Ấn độ. Chức sắc Tin lành tham dự Tọa đàm bàn tròn quốc tế về "Sự phát triển của đạo Tin lành từ 1975 đến nay). 100 chức sắc, nhà tu hành tham gia các kháo đào tạo tôn giáo và các hoạt động quốc tế có liên quan đến tôn giáo; 25 tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài vào thăm và hoạt động tôn giáo tại Việt Nam.

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay - 10

Thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trong xu hướng toàn cầu đã tạo tiền đề cho việc mở rộng quan hệ quốc tế về nhiều mặt, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, từ khi thực hiện theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đến nay có khoảng 717 lượt giáo sỹ được giải quyết cho xuất cảnh (Công giáo: 388, Phật giáo: 300, còn lại là Tin lành, Hồi giáo...) với nhiều mục đích khác nhau: tham gia khoá

đào tạo tôn giáo (dài hạn, ngắn hạn), tham dự các hoạt động tôn giáo (hội nghị, lễ khánh thành các cơ sở tôn giáo, giảng dạy lễ nghi tôn giáo cho người Việt Nam sống ở nước ngoài...), hành hương, thi đọc Kinh Coran (đối với các tín đồ Hồi giáo).Đại diện một số tụn giỏo như Cụng giỏo, Tin lành, Phật giỏo tham dự Hội nghị Thiờn niờn kỷ cỏc nhà lónh đạo tụn giỏo tại Niu Oúc, Mỹ năm 2000, Tham dự đối thoại liờn tụn tại In-đụ-nờ-xia, Hội nghị thượng đỉnh Phật giỏo tại My-an-ma.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử nhiều đoàn tham gia các hoạt động tôn giáo ở nước ngoài. Có thể kể đến một số đoàn đi tham dự các hoạt động lớn như: Hội nghị Phật giáo và Hòa bình tại Hàn Quốc (1991); Hội nghị Phật giáo và Hòa bình thế giới tại Srilanca (1997); Hội nghị Truyền bá Phật giáo lần thứ nhất tại

Nhật Bản (1998); thăm hữu nghị Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc và thiết lập mối quan hệ phật giáo giữa hai nước (1999); Hội nghị Thượng đỉnh Truyền bá Phật giáo lần thứ hai tại Thái Lan (2000); Hội nghị những nhà Lãnh đạo tôn giáo khu vực Châu Á tại Indonesia (2001); tham dự Hội nghị Tôn giáo Châu Á tại Indonesia (2002); Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần III tại Campuchia (2002); Đại hội Tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình –ABCP tại Lào (2003); thăm hữu nghị Phật giáo Vương quốc Campuchia và Phật giáo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2005); tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần IV tại Thái Lan (2006) và lần thứ V tại Nhật Bản (2008); Hội thảo “Thanh niên tôn giáo toàn cầu” tại Malaysia và Hội nghị Lãnh đạo Thanh niên tôn giáo tại Singapore (2007); tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc (2006, 2007, 2009, 2010, 2011)… Những năm gần đây (2008, 2009, 2010, 2011), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều cử đoàn đi hoằng pháp tại một số nước ở Châu Âu (Nga, Ucraina, Ba Lan, Séc, Đức, Hungary…) vào các ngày lễ lớn như Lễ Phật đản, Lễ Vu lan, Tết Nguyên đán…

Hoạt động quan hệ của Giáo hội Công giáo Việt Nam từ khi đổi mới ngày càng phong phú: Quan hệ Việt Nam - Vatican đã được hai bên thực hiện qua các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ và đàm phán giữa hai bên về những vấn đề cùng quan tâm. Từ năm 1990 đến năm 2008, hai bên đã có 17 cuộc tiếp xúc (2 lần tại Vatican và 15 lần tại Việt Nam). Năm 2009, hai bên đã thành lập Tổ công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican do Thứ trưởng Ngoại giao mỗi bên làm Trưởng đoàn, hai bên đã trải qua 4 vòng đàm phán. Đặc biệt, hai bên có cuộc tiếp xúc giữa những người đứng đầu Nhà nước Việt Nam và Vatican như: Cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Giáo hoàng Benedict XVI (11/2007); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Giáo hoàng Benedict XVI (12/2009); Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Giáo hoàng Benedict XVI (01/2013). Từ tháng 6 năm 2011, Chính phủ Việt Nam đồng ý cho Tòa Thánh Vatican cử Đặc phái viên không thường trú của Vatican vào Việt Nam trong mối quan hệ với nhà nước Việt Nam và Giáo hội Công giáo Việt Nam. Từ đó đến nay với 19 lần vào Việt Nam, Đặc phái viên đi thăm, hoạt động mục vụ ở 26 giáo phận, đến hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tất cả các chuyến đi của Đặc phái viên đều diễn ra thuận lợi và tốt đẹp.

Đoàn Hội đồng giám mục Việt Nam đi Roma viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phê rô và Phao lô và chầu Giáo Hoàng; tham dự Đại hội Giới trẻ thế giới tại Philippin (1995), Pháp (1997), Italia (2000), Canada (2002), Đức (2005); tham dự Hội nghị của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu tại Thái Lan (2007); Hội nghị “Ơn gọi linh mục và tu sỹ” tại Thái Lan (2007); Đại hội Hội đồng Tòa thánh về đối thoại liên tôn tại Italia (2007); Hội thảo của Ủy ban giáo sỹ thuộc Liên Hội đồng giám mục Á Châu tại Thái Lan (2008); Thượng hội đồng giám mục thế giới tại Italia (2008); tham dự khóa linh thao (tĩnh tâm) do Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum tổ chức cho các vị điều hành Caritas quốc gia và giáo phận trong toàn Châu Á; các tu sỹ thuộc các tỉnh Dòng Việt Nam tham dự các Đại hội của Dòng quốc tế…Tổng hội Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và một số hệ phái Tin lành khác (Tin lành Bắp tít, Mennonite, Tin lành Trưởng lão…) có quan hệ giao lưu quốc tế thường xuyên với các giáo hội Tin lành Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Đức, Bắc Âu…

Hoạt động quốc tế của các cá nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài tại Việt Nam

Theo thống kê chưa đầy đủ, thực hiện theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, đã có khoảng 300 cá nhân tôn giáo nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động tôn giáo. Nếu như cá nhân tôn giáo Việt Nam xuất cảnh tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài chủ yếu tập trung vào bồi dưỡng, đào tạo về tôn giáo thì cá nhân tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam tham gia hoạt động tôn giáo chủ yếu tập trung vào các hoạt động hướng dẫn khóa tu, giảng đạo và tham gia hội nghị, sự kiện của các tôn giáo ở Việt Nam….

Trong mối quan hệ quốc tế với cỏc tổ chức tụn giỏo ở nước ngoài, đó cú nhiều đoàn vào thăm, giao lưu, thuyết giảng như: Đoàn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thõn Làng Mai (Phỏp) gồm nhiều quốc tịch khỏc nhau về thăm Việt Nam thuyết giảng 02 lần (2005 và 2007), mỗi lần 2 - 3 thỏng. Đoàn Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc sang thăm chính thức Giáo hội Phật giáo Việt Nam 02 lần (2000 và 2005). Hồng y C.Sepe, Bộ trưởng Bộ Truyền giáo Vatican sang thăm Việt Nam năm 2005; Hồng y Ivan Dias, Bộ trưởng Bộ Loan Tin mừng cho các dân tộc làm đặc sứ Giáo hoàng tham dự Lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo Việt Nam năm

2011; Tổng giỏm mục Leopoldo Girelli, Đại diện khụng thường trỳ của Tũa thỏnh Vatican tại Việt Nam tớnh đến thỏng 8 thỏng 2013 đó thực hiện 20 chuyến thăm mục vụ tại tất cả cỏc giỏo phận ở Việt Nam. Nhiều Bề trên, Phó bề trên Tổng quyền, Cố vấn Bề trên Tổng quyền các Dòng tu nam nữ các Dòng quốc tế đã vào Việt Nam thăm các Dòng tương ứng ở Việt Nam. Đại diện cỏc hệ phỏi Tin lành nước ngoài vào Việt Nam để tham dự Đại hội, lễ đón nhận tư cách pháp nhân, dự các Lễ Kỷ niệm của một số hệ phỏi Tin lành (Lễ Kỷ niệm 65 năm Tin lành đến Gia Lai vào năm 2008, 100 năm Tin Lành truyền vào Việt Nam và 90 năm Tin Lành truyền vào Vĩnh Long vào năm 2011…). Nhiều mục sư quốc tịch nước ngoài vào Việt Nam tham gia giảng dạy

tại các khoá đào tạo giáo lý, bồi linh…Đại diện các tổ chức Bahai nước ngoài vào

Việt Nam tham dự Đại hội toàn quốc của Cộng đồng Tôn giáo Bahai trong các năm 2008, 2009, 2010 và 2012; tham dự Hội nghị thảo luận về các thông điệp của Toà án Công lý quốc tế tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (2011),…

Đặc biệt là vào tháng 5/2008, Việt Nam đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc (Vesak) và thu hút gần 2.000 đại biểu quốc tế tham dự đến từ 71 quốc gia, vùng lãnh thổ. Năm 2012, Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu.

Như vậy, với những thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam như hiện nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo được nâng lên, đa số chức sắc, chức việc tín đồ phấn khởi, tin tưởng trước những thành tựu đổi mới của đất nước và chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, hành đạo theo pháp luật, tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, làm từ thiện, xây dựng đời sống văn hoá, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo chậm được thể chế

Hiến pháp xác định Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo là quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân chưa

được thể chế hoá bằng một đạo luật, mới chỉ dừng lại ở Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành và văn bản hướng dẫn thi hành, nhiều quy định trong các văn bản này đã trở nên bất cập, nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chưa được điều chỉnh một cách kịp thời, cụ thể:

* Một số nội dung chưa được quy định trong Pháp lệnh và Nghị định

- Vấn đề công nhận tư cách pháp nhân cho tổ chức tôn giáo, thực chất là việc Nhà nước đã thừa nhận và cho phép tôn giáo đó được hoạt động hợp pháp ở Việt Nam với tư cách là một tổ chức, bình đẳng với các tổ chức khác. Công nhận tư cách pháp nhân cho tổ chức giáo hội tôn giáo cũng là tiền đề pháp lý để đảm bảo cho chức sắc, nhà tu hành và tín đồ của tôn giáo đó được hoạt động và công nhận về tổ chức đối với các tổ chức tôn giáo. Nếu như trước đây khi công nhận các hệ phái Cao Đài đều ghi rõ công nhận tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo đó, tuy nhiên, khi Pháp lệnh ban hành thì nội dung này không được đề cập. Theo quy định của pháp luật dân sự thì tổ chức tôn giáo không thể chịu trách nhiệm bằng tài sản là quyền sử dụng đất được giao không thu tiền sử dụng đất khi tham gia các quan hệ dân sự.

- Hoạt động từ thiện, nhân đạo, xã hội của các tổ chức tôn giáo. Do không quy định pháp nhân thì tổ chức tôn giáo khó khăn trong việc tham gia các hoạt động xã hội như thành lập các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, dạy nghề, đây là những nội dung liên quan điều 33 pháp lệnh. Hiện nay, chỉ duy nhất Luật Phòng chống HIV/AIDS quy định rõ tổ chức tôn giáo được tham gia thành lập cơ sở bảo trợ xã hội để chăm sóc bệnh nhân, còn các văn bản khác như Luật giáo dục, Luật Khám chữa bệnh; Luật Dạy nghề chỉ quy định chung là tổ chức có đủ điều kiện, dẫn đến tổ chức tôn giáo khó tham gia vào các quan hệ này một cách bình đẳng.

- Về vấn đề sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam, Điều 37

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Người nước ngoài khi vào Việt Nam...

được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo như tín đồ tôn giáo Việt Nam; được mời chức sắc tôn giáo là người Việt Nam để thực hiện các nghi lễ tôn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023