Những Hạn Chế Trong Quá Trình Thực Hiện Chính Sách, Pháp Luật Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo Tại Tỉnh Cao Bằng

động, hành vi lợi dụng tôn giáo để tiến hành các hoạt động trái pháp luật. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ và nhân dân hiểu được những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.

Ngoài ra, để thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Tôn giáo và các đơn vị phối hợp đã chủ động bám sát nội dung để xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện và xây dựng chương trình phối hợp.

2.2.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại tỉnh Cao Bằng

Mặc dù việc triển khai, thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít hạn chế:

Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở cơ sở còn thiếu chuyên trách, thiếu kinh nghiệm và kiến thức về tôn giáo, công tác đào tạo bồi dưỡng không thường xuyên dẫn đến khi giải quyết các vụ việc hiện tượng xảy ra liên quan đến tôn giáo còn lúng túng, bên cạnh đó còn thiếu hụt cán bộ biết tiếng dân tộc, cũng như nắm phong tục tập quán dẫn đến công tác nắm tình hình chưa sâu, chưa kịp thời.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành chức năng chưa thống nhất trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến đạo Tin lành. Một số cơ quan chức năng và lãnh đạo cấp cơ sở có nhận thức chưa đầy đủ về công tác tôn giáo vì vậy có tư tưởng e dè đối với việc xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động tôn giáo.

Một số cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chưa quan tâm đúng mức đến công tác vận động quần chúng tôn giáo, vận động chức sắc và tín đồ; nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo còn bất cập; thiếu kinh nghiệm trong công tác tôn giáo vận, nhất là vận động chức

sắc. Các thế lực xấu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, có các hoạt động đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc, kích động tín đồ vi phạm pháp luật, đưa các yêu sách không chính đáng với chính quyền, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...

Việc quy hoạch tổng thể về sử dụng đất tôn giáo chưa được cơ quan chức năng hướng dẫn và quan tâm đúng mức. Chính vì thiếu quy hoạch cho nên mỗi khi tổ chức tôn giáo có nhu cầu xin cấp đất để xây dựng cơ sở thờ tự thì chính quyền địa phương rất lúng túng, bị động trong giải quyết. Công tác quản lý về nhà, đất nói chung và tôn giáo nói riêng ở một số địa phương còn nhiều hạn chế, do đó dẫn đến tình trạng xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự trái pháp luật. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai của các cơ sở tôn giáo nhất là việc sử dụng đất đai của các cá nhân chưa được thực hiện thường xuyên liên tục. Mặc dù UBND tỉnh đã có các quyết định thành lập đoàn khảo sát, thanh tra, kiểm tra liên ngành tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Các đoàn làm việc còn mang tính hình thức, nể nang, chưa liên tục và thiếu tính đột xuất nên vẫn còn tồn tại tình trạng vi phạm và tái diễn vi phạm có liên quan đến vấn đề tôn giáo trên địa bàn.

Một số tôn giáo lợi dụng hoạt động để truyền đạo, lôi kéo tín đồ trái phép. Một số chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo chưa chấp hành nghiêm chính sách, quy định của Nhà nước; tình trạng mâu thuẫn nội bộ ở một số điểm nhóm còn kéo dài, chưa giải quyết dứt điểm. Các tổ chức tôn giáo đẩy mạnh cơi nới, xây dựng cơ sở thờ tự, nhà nguyện, mở các lớp tập huấn… Một số hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện đa dạng, có diễn biến phức tạp, thần bí, thu hút tín đồ, trong đó cả người có trình độ học vấn. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền để can thiệp, gây sức ép, làm mất ổn định chính trị - xã hội. Hiện nay các hệ phái Tin lành hoạt động phát triển tín đồ được đẩy mạnh (cả những hệ phái chưa được nhà nước công nhận), xảy ra tình trạng lôi kéo tín

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

đồ gây khó khăn cho công tác chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng đạo Tin lành gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Các hoạt động tuyên truyền đạo trái phép vẫn chưa có chế tài xử lý, các vi phạm liên quan đến hoạt động chức sắc tín đồ trong đạo Tin lành và các tôn giáo chỉ lập biên bản vi phạm hành chính, trục xuất hoặc nhắc nhở.

Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay - 8

* Nguyên nhân của hạn chế

Cao Bằng là một tỉnh vùng cao biên giới, là một trong những tỉnh còn kinh tế còn nhiều khó khăn, đồng bào theo đạo cơ bản là người dân tộc thiểu số, tập trung sống ở các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; do địa hình vùng núi bà con sống không tập trung nên rất khó khăn trong công tác quản lý và tuyên truyền chính sách pháp luật của nhà nước. Một phần do trình độ dân trí còn thấp, rào cản về ngôn ngữ gây ra không ít khó khăn trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tín đồ, chức sắc cũng như trong việc thực thi các chế độ, triển khai văn bản luật và các văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề tôn giáo trên địa bàn huyện.

Do công tác vận động quần chúng các tôn giáo chưa được thực hiện một cách toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị đến văn hóa tinh thần. Công tác vận động quần chúng tôn giáo của các tổ chức trong hệ thống chính trị còn chậm đổi mới nội dung và phương thức. Một số tổ chức và cán bộ làm công tác dân vận, nhất là cấp cơ sở còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm. Trình độ nhận thức, hiểu biết của quần chúng nhân dân về chính sách, pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo còn hạn chế. Các thế lực thù địch, cơ hội không ngừng tăng cường các hoạt động “diễn biến hòa bình” với âm mưu và thủ đoạn ngày cành tinh vi, xảo quyệt trong vấn đề tôn giáo.

Cấp ủy, chính quyền một số xã chưa thực sự quan tâm đến việc quản lý các hoạt động về tôn giáo, nhất là việc nắm bắt thông tin, báo cáo chưa kịp thời và thường xuyên, công tác khảo sát, đánh giá số hộ, số người theo đạo, việc triển khai

các văn bản chỉ đạo của huyện còn chậm so với yêu cầu đề ra; công tác điều tra chưa chính xác và số liệu chưa thống nhất giữa các cấp, các ngành.

Việc triển khai một số văn bản liên quan đến lĩnh vực tôn giáo còn chậm, chưa có chiều sâu, chưa thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân, tín đồ tôn giáo.

Một số chức sắc, tín đồ tôn giáo chưa chấp hành tốt chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về hoạt động tôn giáo; có biểu hiện lấn lướt chính quyền, lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương để tiến hành các hoạt động sai phạm, tạo sự việc đã rồi buộc phải giải quyết hoặc hợp thức hóa thủ tục; nội bộ còn có những mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp nhau ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Trong chương này tác giả trình bày về thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng hiện nay bao gồm: Việc phân cấp quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, cũng trình bày về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong tham mưu, giải quyết các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Về công tác tổ chức bộ máy cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đảm bảo chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Về ngân sách Nhà nước trong quản lý hoạt động tôn giáo. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo; Thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai liên quan đến tôn giáo; Việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của tổ chức tôn giáo; các khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến tôn giáo.

Qua đó làm nền tảng cho tác giả để nhận định xu hướng tôn giáo tại Cao Bằng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới, phần này sẽ được trình bày trong Chương 3.

Chương 3

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH CAO BẰNG

3.1. Vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng

Công tác tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, khó khăn và thử thách, trong xu thế hội nhập quốc tế, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo hoạt động và củng cố về tổ chức. Nhiệm vụ đặt ra ngày càng nhiều, yêu cầu theo quy định của pháp luật đòi hỏi tỉnh Cao Bằng phải có những giải pháp để làm tốt công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo.

Nhìn chung việc thực hiện quan điểm chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước tại Cao Bằng trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu. Các cấp, chính quyền Tỉnh đã tạo điều kiện để các tôn giáo được sinh hoạt thuận lợi, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đưa hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng vào nề nếp theo đúng quy định của pháp luật. Nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo ngày càng được đáp ứng, đảm bảo.

Công tác vận động quần chúng ngày càng được chú trọng và được triển khai sâu rộng, thực hiện trong việc tín đồ, chức sắc các tôn giáo trên địa bàn tích cực tham gia các phong trào “Xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hóa”; phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo; những ngày lễ trọng của các tôn giáo được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện hoạt động, điều đó khẳng định hiệu quả trong công tác tôn giáo của tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua.

Đội ngũ Đảng viên trong các vùng có tín đồ các tôn giáo tập trung được xây dựng, củng cố và phát huy được vai trò tích cực của mình, đồng thời phát triển thêm được nhiều Đảng viên, hội viên là tín đồ các tôn giáo. Có thể thấy

chức sắc và tín đồ các tôn giáo không xa lánh với những vấn đề của đất nước, chức sắc và tín đồ các tôn giáo đã và đang đồng hành cùng nhân dân trong tỉnh, góp phần vào thắng lợi trong công cuộc đổi mới hiện nay của cả nước nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo tại tỉnh đang đặt ra một số vấn đề như sau:

3.1.1. Về phía chính quyền

Thứ nhất, các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh cần có sự phối hợp hơn nữa trong việc thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Do đó, cần có những quy chế làm nền tảng cho sự phối hợp này để tạo ra sự đồng bộ và thống nhất trong các cấp, các ngành của hệ thống chính trị. Bởi vậy, các quan điểm, chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước cần phải có sự nhất quán từ Trung ương tới địa phương.

Một số cán bộ, công chức vẫn chưa nhận thức đầy đủ, thậm chí đôi khi còn mang nặng tư tưởng định kiến. Việc nắm bắt tình hình hoạt động tôn giáo, dự báo tình hình các tôn giáo, đặc biệt là đối với hiện tượng tôn giáo mới tại tỉnh còn nhiều hạn chế. Thêm đó, một số cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động tôn giáo cũng chưa am hiểu về tôn giáo và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để giải quyết kịp thời các yêu cầu chính đáng của tổ chức tôn giáo, tín đồ và đồng bào có đạo theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, bộ máy cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp còn thiếu về số lượng và yếu cả về chất lượng. Đặc biệt, là cán bộ cấp cơ sở do chưa đúng về chuyên môn đào tạo công tác tôn giáo, chưa được tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nghiệp vụ. Do vậy, việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo là rất cấp thiết.

Đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở và cán bộ, công chức được giao quản lý các hoạt động tôn giáo có lợi thế là gắn bó thường xuyên, trực tiếp với chức sắc, chức việc, tín đồ ở địa phương, tuy nhiên, đội ngũ làm công tác tôn giáo này lại thường thay đổi qua các nhiệm kỳ đại hội cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, đoàn thể; cán bộ ở cấp cơ sở hầu hết là kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, chính vì thế, hiện nay đội ngũ làm công tác tôn giáo hiểu biết về tôn giáo, về chức sắc tôn giáo và thực tiễn công tác tôn giáo nhìn chung thiếu tính hệ thống, thiếu kinh nghiệm, chưa ngang tầm trong công tác quản lý tôn giáo.

Việc nắm bắt tình hình liên quan đến các hiện tượng tôn giáo mới, một số địa phương chưa nắm bắt được tình hình cũng như thiếu quyết liệt trong xử lý; một số ít cán bộ, công chức còn nhận thức tín ngưỡng, tôn giáo là tà đạo, mê tín, dị đoan. Một số cán bộ làm công tác tôn giáo ở cơ sở không nắm chắc tình hình tôn giáo tại địa phương, khi giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo chưa dựa vào các tổ chức tôn giáo và các vị chức sắc tôn giáo ở địa phương; có hiện tượng gây khó khăn cho chức sắc, tín đồ tôn giáo, không động viên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho chức sắc. Do đó, nhiều khi có những vụ việc phức tạp xảy ra không đáng có.

Thứ ba, việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước về tôn giáo còn mang tính hình thức, chưa sâu, chưa sát, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ dân trí đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào có đạo. Một số nơi ở cơ sở chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tư tưởng, vận động trong quản lý các hoạt động tôn giáo. Nhìn chung, việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo ở tỉnh vẫn chưa được thường xuyên, chưa được sự quan tâm đúng mực.

Thứ tư, hoạt động tôn giáo trái pháp luật đang diễn ra ở một số nơi gắn với ý đồ chính trị phản động của một số phần tử đội lốt tôn giáo, lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng gây kích động, lôi kéo một bộ phận nhân dân sinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022