Khái Niệm Chính Sách Tôn Giáo , Thực Hiện Chính Sách Tôn Giáo

công cụ để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện các hoạt động liên quan đến công dân và can thiệp vào hành vi xã hội trong quá trình phát triển thiệp vào mọi hành vi xã hội trong quá trình phát triển" [49].

Tác giả Nguyễn Khắc Bình cho rằng: Chính sách công là hoạt động mà Chính phủ chọn thực hiện hoặc không thực hiện để điều hoà các xung đột trong xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định.

Tóm lại từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đi đến một khái niệm chung nhất về chính sách công như sau: Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng.

1.1.2. Khái niệm thực hiện chính sách công

Như chúng ta đã biết, thực hiện chính sách công là một giai đoạn của chu trình chính sách công. Thực hiện chính sách có vai trò quan trọng và quyết định cho chính sách công trở thành hiện thực trong đời sống sau khi được Nhà nước ban hành. Có nhiều định nghĩa về thực hiện chính sách công. Tác giả Nguyễn Khắc Bình cho rằng: Thực hiện chính sách công là quá trình vận động, thực hiện ý chí của Nhà nước trong chính sách thành hiện thực thông qua các cơ chế quản lý, các giải pháp với các đối tượng nhằm đạt mục tiêu đã xác định để thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng.

1.1.3. Khái niệm chính sách tôn giáo, thực hiện chính sách tôn giáo

Ở Việt Nam trước đây, khái niệm về chính sách tôn giáo chưa có nhiều, nó chỉ xuất hiện trong các giáo trình về chủ nghĩa xã hội khoa học, phần bàn về tôn giáo. Đến năm 1990, trong không khí chung của công cuộc đổi mới đất nước Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 24 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Nghị quyết 24 đã đánh dấu sự đổi mới của Đảng ta trong nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo. Từ sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 24, khái

niệm chính sách tôn giáo xuất hiện nhiều hơn trong các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam về tôn giáo như Đặng Nghiêm Vạn, Phạm Xuân Nam, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Đức Lữ...

Trong cuốn Tìm hiểu về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Đức Lữ, tác giả đã nhìn nhận chính sách tôn giáo là "phương tiện, công cụ" của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, trong đó quản lý nhà nước với hoạt động tôn giáo được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, là quá trình dùng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp) của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động, điều chỉnh hướng các quy trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể quản lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Theo nghĩa hẹp, là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp) để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật [31, tr.270-271].

Chính sách tôn giáo của Việt Nam ra đời khá muộn, đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn, có thể kết luận rằng, chính sách tôn giáo thực sự chỉ ra đời và được hoàn thiện trong những thập kỷ gần đây như là một trong những thành tựu của khoa học chính sách [31, tr.59]

Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay - 3

Nội dung của chính sách tôn giáo:

Chính sách tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu thực hiện nguyên tắc, đường lối, quan điểm của đảng cầm quyền và nguyên tắc Hiến định: Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; có quyền theo hay không theo tín ngưỡng, tôn giáo. Vì vậy, chính sách tôn giáo của Việt Nam liên quan đến các vấn đề sau: Đảm bảo và bảo hộ quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của mọi người; bình đẳng trước pháp luật giữa người theo tôn giáo và không theo tôn

giáo; đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào có tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giúp các tôn giáo xây dựng đường hướng hành đạo tiến bộ, đồng hành cùng dân tộc, sống "tốt đời đẹp đạo", phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết; phát huy vai trò các tôn giáo tham gia quản lý xã hội, thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực mà các tôn giáo có thế mạnh: Chính sách an sinh, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...; các quy định pháp luật về tổ chức, sinh hoạt, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng; đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ; chính sách an sinh vùng đồng bào tôn giáo.

Từ đó, chúng ta có thể hiểu, theo nghĩa rộng: Chính sách tôn giáo ở Việt Nam là tổng thể các quy định, quy tắc xử sự chung, các biện pháp trên các lĩnh vực do Đảng, Nhà nước ban hành nhằm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc, làm cho đồng bào có đạo được đảm bảo an sinh sống tốt đời đẹp đạo, các hoạt động tôn giáo được quản lý, nhằm góp phần ổn định chính trị - xã hội, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế.

Theo nghĩa hẹp, chúng ta có thể định nghĩa: Chính sách tôn giáo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổng thể những quy phạm pháp luật, các chương trình hành động, các biện pháp chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... của Nhà nước, nhằm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc, làm cho đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo an sinh, sống tốt đời đẹp đạo, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được quản lý, nhằm góp phần ổn định chính trị - xã hội, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế.

Đặc điểm chính sách tôn giáo của Việt Nam:

Thứ nhất, chính sách tôn giáo của Việt Nam chịu sự tác động, chi phối bởi các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Việt Nam;

Thứ hai, đối tượng hưởng thụ chính sách tôn giáo là đồng bào có đạo, là những nhóm xã hội đặc thù, liên kết với nhau trên cơ sở niềm tin tôn giáo. Do tính đa dạng của các tôn giáo, tín ngưỡng nên đồng bào có đạo cũng rất đa dạng về niềm tin, sinh hoạt tôn giáo;

Đồng bào các tôn giáo có các mối quan hệ tôn giáo không chỉ trong phạm vi địa phương, quốc gia mà còn có cả quan hệ quốc tế, chịu sự chi phối không chỉ của pháp luật mà còn chịu sự chi phối về giáo luật, giáo hội có tính quốc tế, có những giáo luật và sinh hoạt tôn giáo khác biệt với đời sống thế tục nói chung của Nhà nước;

Thứ ba, chính sách tôn giáo của Việt Nam vừa có tính phổ quát, hội nhập, tương thích với các quy tắc, thông lệ chung của thế giới, vừa có những quy định, quy tắc có tính dân tộc. Có chính sách ban hành áp dụng chung đối với tất cả các tôn giáo, có chính sách áp dụng đối với một tôn giáo cụ thể , có loại chính sách không áp dụng đối với các tổ chức và cơ sở tôn giáo; chịu sự tác động, chi phối bởi đặc trưng của hệ thống chính trị nước ta, trong đó công tác tôn giáo (bao gồm việc xây dựng, hoạch định chính sách tôn giáo) được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngoài việc các cơ quan lãnh đạo của Đảng (Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư) ban hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết, kết luận, thông báo... về tôn giáo và chính sách tôn giáo để các cơ quan Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, nhiều văn bản của Đảng, cơ quan lãnh đạo của Đảng hoặc những tổ chức đảng được cấp có thẩm quyền ủy quyền có thể chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp giải quyết trực tiếp vấn đề tôn giáo ở Trung ương, địa phương; có chính sách,

văn bản chính sách mang tính nội bộ, không phổ biến rộng hoặc ở chế độ Mật với các cấp độ khác nhau.

Thứ tư, chịu sự tác động, chi phối bởi đặc trưng của hệ thống chính trị nước ta, trong đó công tác tôn giáo (bao gồm việc xây dựng, hoạch định chính sách tôn giáo) được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngoài việc các cơ quan lãnh đạo của Đảng (Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư) ban hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết, kết luận, thông báo... về tôn giáo và chính sách tôn giáo để các cơ quan Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, nhiều văn bản của Đảng, cơ quan lãnh đạo của Đảng hoặc những tổ chức đảng được cấp có thẩm quyền ủy quyền có thể chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp giải quyết trực tiếp vấn đề tôn giáo ở Trung ương, địa phương; có chính sách, văn bản chính sách mang tính nội bộ, không phổ biến rộng hoặc ở chế độ Mật với các cấp độ khác nhau.

Thứ năm, chính sách tôn giáo ở Việt Nam chịu sự tác động, chi phối nhất định bởi các yếu tố lịch sử, chính trị và an ninh. Một số tôn giáo bên ngoài trong quá trình truyền giáo, du nhập và phát triển vào Việt Nam gắn liền với chủ nghĩa thực dân cũ và mới; ngày nay các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn tiếp tục chiêu bài lợi dụng tôn giáo gắn với vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc để can thiệp vào công việc nội bộ nước ta, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhiều vấn đề dân tộc, sắc tộc luôn được các thế lực thù địch lợi dụng gắn với vấn đề tôn giáo để kích động chủ nghĩa ly khai, giải lãnh thổ...

Thứ sáu, chính sách tôn giáo của Việt Nam có sự kế thừa những truyền thống lịch sử tốt đẹp của cha ông, phát huy vai trò, tư tưởng và các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, tín ngưỡng trong xây dựng và bảo vệ đất nước, đối ngoại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam nhân nghĩa, khoan dung.

Khái niệm thực hiện chính sách tôn giáo: Thực hiện chính sách tôn giáo là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, UBND các cấp) để điều chỉnh tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật.

1.1.4. Vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách tôn giáo Thực hiện chính sách là một khâu quan trọng cấu thành quá trình thực hiện chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. Thực hiện chính sách nói chung, chính sách tôn giáo nói riêng là khâu, là bước đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách, có nhiệm vụ hiện thực hóa chính

sách, đưa chính sách vào cuộc sống.

Tổ chức thực thi chính sách là trung tâm kết nối các khâu, các bước trong quá trình thực hiện chính sách thành một hệ thống. Việc hoạch định chính sách đúng, có chất lượng hay không rất quan trọng, nhưng việc thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn. Có chính sách đúng nhưng nếu không được thực hiện thì nó cũng sẽ trở thành vô nghĩa, không những không mang lại giá trị mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách đó chính là nhà nước. Nếu chính sách không được thực hiện đúng, đặc biệt là những chính sách nhạy cảm như chính sách tôn giáo, sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng, thậm chí là chống đối của người dân đối với nhà nước. Nguy hiểm hơn khi các thế lực thù địch sẽ lợi dụng điều này mà xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước ta, kích động đồng bào có đạo chống phá nhà nước ta. Điều này rất bất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây những khó khăn, bất ổn cho nhà nước trong công tác quản lý. Hơn nữa nó cũng sẽ, gây bất lợi, mất uy tín ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế. Chỉ có đi sâu, đi sát vào trong quá trình thực hiện chính sách từ đó mới xây dựng được chính sách phù hợp, đúng với thực tế, phù hợp với nguyện vọng, mong ước của tín đồ

cũng như sự hòa hợp giữa tôn giáo và chính sách đúng với đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách sẽ phát sinh những chính sách mà các Nhà hoạch định chưa nghĩ tới, đến giai đoạn tổ chức thực hiện mới phát hiện ra. Chính vì vậy, mà khi thực hiện chính sách, đặc biệt là chính sách tôn giáo với những hoạt động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách sao cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như khuyến khích phát huy những mặt tích cực của hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.

Từ lý thuyết đến thực tiễn, kết quả thực hiện chính sách là thước đo, là cơ sở đánh giá một cách chính xác, khách quan chất lượng và hiệu quả của chính sách. Việc đưa chính sách nói chung, chính sách tôn giáo nói riêng vào thực tiễn cuộc sống là một quá trình phức tạp đầy biến động, luôn chịu tác động của các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở, chính những yếu tố này giúp cho chủ thể hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách rút ra những kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.

1.2. Khái quát chung về chính sách tôn giáo ở Việt Nam

Ngay từ buổi đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 234/SL ngày 14/06/1955 xác định rò “Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân”. Điều đó thể hiện thực tế, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được xác lập ngay từ khi nhà nước ta được thành lập. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của tôn giáo mỗi thời kỳ mỗi khác, nên trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, chính quyền các địa phương đã phá bỏ nhiều cơ sở thờ tự, điểm sinh hoạt tôn giáo, ngăn cấm hoạt động tự do tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo chính đáng của nhân dân làm cho vấn đề tôn giáo trở nên phức tạp.

Đến năm 1986 trước yêu cầu phải đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội, đổi mới quan điểm, chủ trương, tư duy, nhận thức, đối với chính

sách tôn giáo cũng là một nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước ta. Năm 1990, Đảng, Nhà nước ta mới có những đổi mới trong chính sách đối với tôn giáo, khởi đầu là Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” và sau đó là Nghị định số 69/HĐB ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ), đây là dấu mốc quan trọng thể hiện sự đổi mới của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác tôn giáo. Sau 13 năm thực hiện chính sách đổi mới đối với tôn giáo, xem xét những vấn đề mới nảy sinh, đặt trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động, thay đổi, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 “Về công tác tôn giáo”. Nghị quyết số 25 là sự phát triển và hoàn chỉnh Nghị quyết số 24/NQ-TW của Bộ Chính trị và trở thành quan điểm chính thức về đổi mới đối với công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Cùng với việc khẳng định trong Hiến pháp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/NĐ-CP, ngày 21/3/1991 Về các hoạt động tôn giáo, sau đó là Nghị định 12 số 26/NĐ-CP, ngày 19/4/1999 Về các hoạt động tôn giáo để cụ thể hóa các hoạt động tôn giáo theo pháp luật. Đặc biệt, sau khi Ban chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết số 25/NQ-TW, Quốc hội khóa 11 đã ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (số 21/2004/PL-UBTVQH 11) quy định về các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Chính phủ lần lượt ban hành các nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh chính sách tôn giáo, nhà nước còn ban hành nhiều chính sách tương ứng khác nhằm phát huy các giá trị tốt đẹp và khả năng đóng góp của các tôn giáo đối với xã hội như: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 về nhà đất liên quan đến tôn giáo, nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề nhà,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022