Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Thực Hiện Chính Sách Quản Lý Trật Tự Xây Dựng


g. Bước 7 - Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm

- Mỗi năm, việc tổng kết và đánh giá cuối năm; UBND huyện đã họp tổng kết đánh giá công tác cuối năm và phương hướng, nhiệm vụ công tác của năm kế tiếp có lồng ghép việc thực hiện chính sách, đặc biệt là chính sách quản lý trật tự xây dựng; thông qua kết quả của việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đánh giá phân tích nguyên nhân những mặt còn tồn tại và hạn chế, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân không thực hiện tốt chính sách, đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm thực hiệu quả, hiệu lực chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn toàn huyện trong năm đến; việc thực hiện tốt chính sách quản lý trật tự xây dựng, thì trong đó người đứng đầu tại các cơ quan quản lý nhà nước là quan trọng nhất; bên cạnh đó cần tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan đơn vị, theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách;

- Thông qua HĐND và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện để giám sát, đánh giá các địa phương trong việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng để đạt được những kết quả tích cực từng bước đưa chính sách đi vào cuộc sống của nhân dân; hàng tháng thông qua buổi tiếp dân định kỳ của lãnh đạo UBND huyện hoặc cuộc họp thường xuyên định kỳ tại các tổ dân phố, thôn (buôn) để lồng ghép giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách trật tự xây dựng; đặc biệt chú trọng đến việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của nhân dân trong việc thực hiện chính sách trật tự xây dựng để giải quyết kịp thời và trách trường hợp khiếu nại, khiếu kiện kéo dài.

2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng

a. Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo, đặc biệt người đứng đầu tại các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách


quản lý trật tự xây dựng; hiện nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đổi tích cực tạo động lực cho cán bộ, công chức cấp dưới thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;

- UBND các xã và thị trấn đã được lập Đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch nông thôn mới nên trong công tác kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện đầu tư xây dựng có đầy đủ tính pháp lý để triển khai thực hiện, thuận lợi cho việc quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng; đặc biệt thị trấn Quảng Phú được công nhận là đô thị loại IV tại Quyết định số 1393/BXD, ngày 30/10/2020 của Bộ Xây dựng về việc công nhận thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đạt tiêu chí đô thị loại IV; vì vậy, việc giám sát thực hiện, quản lý công tác quy hoạch và trật tự xây dựng được ưu tiên hàng đầu;

- Hiện nay, tại UBND các xã và thị trấn được tăng cường một cán bộ địa chính xây dựng để quản lý trật tự xây dựng và phó chủ tịch phụ trách xây dựng; bên cạnh đó còn có cán bộ địa chính đất đai để quản lý việc xây dựng các công trình không đúng mục đích sử dụng đất (chủ yếu là đất nông nghiệp, đất trồng lúa) trên địa bàn nên tình hình vi phạm trật tự xây dựng giảm đáng kể và việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng có hiệu quả tích cực.

b. Khó khăn

- Số lượng cán bộ phụ trách cấp phép trên địa bàn huyện (thuộc biên chế của phòng Kinh tế - Hạ tầng) là 02 người; trong đó, 01 người có trình độ cao đẳng và 01 người có trình độ trung cấp; từ những số liệu này ta thấy năng lực chưa đồng đều, 01 đồng chí có thời gian kinh nghiệm thực hiện công tác dưới 5 năm “Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện”; tuy nhiên, trong những năm đến nhu cầu về nhà ở sẽ tăng dẫn đến việc xây dựng sẽ tăng thì số lượng GPXD sẽ tăng dễ dẫn đến hồ sơ trễ hẹn, sai sót trong công tác kiểm tra cấp phép;


- Đa số cán bộ địa chính xây dựng của các xã và thị trấn kiêm nhiệm nhiều việc, nên ảnh hướng một phần đến việc thực hiện chính sách quản lý xây dựng;

- Văn bản hướng dẫn về xử lý vi phạm còn chồng chéo, chưa rõ ràng cụ thể ảnh hướng đến việc xác định hành vi vi phạm trật tự xây dựng;

- Việc cắm mốc giới (bao gồm: Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới các vùng cấm xây dựng) ngoài thực địa trên địa giới hành chính do UBND huyện quản lý chưa được đầu tư một cách đồng bộ;

- Các xã và thị trấn đã có quy hoạch chung xây dựng nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy hoạch nên công tác quản lý quy hoạch còn khó khăn nhất định;

- Việc tuyên truyền thực hiện các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách quản lý trật tự xây dựng chưa có chiều sâu, triển khai đồng bộ và rộng. Từ đó, việc thực hiện và sự hiểu biết của người dân về chính sách quản lý trật tự xây dựng chưa được đầy đủ; mặt khác, việc quy hoạch cũng chưa được công khai chưa rõ ràng, một số dự án không niêm yết hoặc niêm yết chậm nên dẫn đến việc quản lý chưa hiệu quả. Vì vậy, phải công khai trong quy hoạch tại các dự án hoặc công trình, điểm dân cư tập trung nhằm mục đích người dân xây dựng thực hiện đúng quy hoạch – kiến trúc và các quy định khác liên quan đến việc xây dựng.

- Văn bản quy phạm pháp luật, một số công văn chỉ đạo thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng còn một số bất cấp và tồn tại một số hạn chế nhất định; cụ thể:

+ Luật xây dựng số 50 còn nhiều bất cập, nên Luật xây dựng số 62 đã sửa đổi hạn chế bổ sung một số điều nhằm hạn chế nhưng bất cập trong việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng, cụ thể:


* Về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng:

Theo quy định Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014, Bộ Xây dựng có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình đặc biệt. Tuy nhiên, Khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 đã bãi bỏ thẩm quyền này của Bộ Xây dựng và giao cho UBND cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt.

Đồng thời, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 quy định cụ thể hơn thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của UBND cấp huyện, theo đó UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

Như vậy, UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng với tất cả các công trình xây dựng thuộc đối tượng quy định phải cấp phép xây dựng tại địa phương, điều này giúp tăng cường phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương, nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác quản lý trật tự xây dựng.

* Sửa đổi, bổ sung công trình được miễn giấy phép xây dựng:

Căn cứ Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, những công trình được bổ sung vào trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

- Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

- Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ.

- Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định.


Theo quy định mới nêu trên, điểm đáng lưu ý là công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thì được miễn giấy phép xây dựng. Điều này đồng nghĩa với việc các công trình này chỉ phải thực hiện 02 thủ tục tại cơ quan chuyên môn về xây dựng (cơ quan cấp phép) thay vì phải thực hiện tuần tự cả 03 thủ tục thẩm định dự án, thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng như trước đây.

Đồng thời, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số trường hợp được miễn giấy phép xây dựng đáng chú ý như sau:

- Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 đã lượt bỏ đi điều kiện “tổng diện tích sàn dưới 500m2”).

- Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa (Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 quy định “siết chặt” hơn điều kiện miễn giấy phép xây dựng đối với công trình nhà ở nông thôn).

* Rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng:

Theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 102 của Luật Xây dựng năm 2014 thời gian cấp giấy phép xây dựng là:


- 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời);

- 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ).

Đến Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, thời hạn cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời được rút xuống còn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Điểm b Khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020); lưu ý: Thời hạn cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ vẫn giữ nguyên là 15 ngày.

* Sửa đổi, bổ sung quy định về phá dỡ công trình xây dựng:

Bổ sung trường hợp được phá dỡ công trình: Theo quy định tại Khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, trường hợp sau được bổ sung vào trường hợp được phá dỡ công trình xây dựng, cụ thể: “Trường hợp công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Quy định cụ thể về trình tự phá dỡ công trình: Luật Xây dựng năm 2014 không quy định trình tự cụ thể mà chỉ quy định việc phá dỡ công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu (phá dỡ công trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án, giải pháp phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường).

Trong khi đó, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 quy định cụ thể hơn về trình tự phá dỡ công trình:

Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có


quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng; thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng.

Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng; tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.

+ Những bất cập Nghị định 139;

* Theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP và Thông tư 03/2018/TT-BXD thì đối với công trình đang thi công xây dựng thì không phân biệt trường hợp đủ điều kiện cấp phép hay không đủ điều kiện cấp phép đều quy định trong thời hạn 60 ngày tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng, nếu quá 60 ngày mà không có giấy phép xây dựng hoặc không điều chỉnh giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm.

Quy định này không thật sự phù hợp với thực tế, vì nhiều trường hợp vi phạm khi lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt đã biết trường hợp này “KHÔNG THỂ VÀ KHÔNG ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG” nên việc quy định thời hạn 60 ngày để xin phép xây dựng là không cần thiết và gây khó khăn cho việc xử lý vi phạm, vì để thời gian càng dài thì sẽ phát sinh thêm vi phạm và khi cưỡng chế sẽ gây thiệt hại cho cả người vi phạm và cả nhà nước.

* Việc áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm quy định tại Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP theo hướng: Đối với trường hợp vi phạm mà đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng thì tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức vi phạm có 60 ngày để làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Còn đối với những trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng thì quy định theo hướng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ công trình ngay chứ không để 60


ngày xin giấy phép xây dựng, vì có để 60 ngày cũng không thể xin cấp giấy phép được. Quy định theo hướng này đảm bảo xử lý kịp thời các công trình xây dựng không phép, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương, giảm thiệt hại cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

* Ngoài ra, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP mặc dù đã tăng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính nhiều hành vi; tuy nhiên, tại các điều khoản không đề cập đến biện pháp cắt điện, nước dự án hoặc công trình vi phạm không có hoặc sai nội dung giấy phép xây dựng, làm giảm hiệu quả xử lý vì Điện – Nước là ngành kinh doanh đặc thù riêng.

- Lực lượng thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức và các bộ phận khác thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng còn mỏng (đặc biệt ở cấp xã), năng lực chuyên môn còn hạn chế, bằng cấp chưa phù hợp, kiêm nhiệm nhiều việc nên ảnh hưởng đến hiệu quả công việc; việc điều động, luân chuyển cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng theo chính sách công tác cán bộ của huyện, … đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện vì những người có kinh nghiệm xử lý tại địa phương này sau một thời gian được điều đi địa phương khác gây khó khăn trong việc thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng; bên cạnh đó một số cán bộ thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng còn nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân.

2.2.5. Tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng

Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra và xử lý về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar từ năm 2017 đến 2020

Đơn vị: Công trình


2017

2018

2019

2020

a. Tổng số công trình kiểm tra:

445,0

420,0

490,0

510,0

+ Nhà ở riêng lẻ

443,0

414,0

484,0

506,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 8

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí