Quy Trình Thực Hiện Chính Sách Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Trên Địa Bàn Huyện Cư M’Gar


việc giới thiệu địa điểm, cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng, xem xét chấp thuận đầu tư các dự án và cấp giấy phép xây dựng;

c) Tổ chức quản lý thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt trên cơ sở áp dụng đồng bộ các biện pháp: Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch; tổ chức công bố và công khai các đồ án quy hoạch xây dựng để dân biết, dân kiểm tra và thực hiện; lập, xét duyệt hồ sơ và đưa chỉ giới quy hoạch ra ngoài thực địa; cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng;

d) Tăng cường kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng và công trình xây dựng theo quy hoạch xây dựng được duyệt và giấy phép xây dựng đã cấp, bảo đảm chất lượng kiến trúc, cảnh quan và môi trường;

đ) Xử lý kiên quyết, dứt điểm các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng không đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật; xây dựng không đúng với quy hoạch, xây dựng không phép hoặc xây dựng sai giấy phép; tự ý điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền và không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;

e) Phối hợp Sở Xây dựng chịu trách nhiệm toàn diện về bộ mặt kiến trúc đô thị trên địa bàn mình quản lý và thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

– Giao nhiệm vụ Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế – Hạ tầng thực hiện chức năng tham mưu, điều chỉnh Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, Quy định quản lý theo đồ án được duyệt theo thẩm quyền quy định và hướng dẫn, cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân về thực hiện Quy chế, Quy định này;

– Chỉ đạo công tác lập, điều chỉnh, bổ sung Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch; tổ chức lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô


thị, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch cho các đô thị trên địa bàn do mình quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

– Giám sát, kiểm tra quá trình triển khai thực hiện Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch tại địa bàn mình quản lý; chỉ đạo xử phạt, cưỡng chế theo thẩm quyền các trường hợp cố tình vi phạm Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch theo quy định của pháp luật.

f) Phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng với các Sở, ban, ngành về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định ban hành;

Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 6

g) Kiểm tra, giám sát thường xuyên về tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn để kịp thời phát hiện xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND tỉnh xử lý đối với những dự án không triển khai, triển khai chậm hoặc triển khai thực hiện không đúng quy hoạch.

- Tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị tại các thị trấn, cũng như các điểm quy hoạch dân cư nông tại trung tâm cụm xã nhằm quản lý quy hoạch, phát triển không gian của huyện theo hướng hiện đại với những nét đặc trưng, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, tạo dấu ấn riêng trong không gian chung của huyện; đẩy nhanh tiến độ và chất lượng xây dựng các công trình theo kế hoạch đã được phê duyệt; tập trung thực hiện dứt điểm công tác giải tỏa, đền bù, bàn giao mặt bằng cho các dự án đúng tiến độ. Trong đó, chú trọng giải quyết các văn bản của cấp trên và các vấn đề khiếu nại của nhân dân trong việc thực hiện dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng như nguồn vốn kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp; triển khai đẩy mạnh các dự án về cơ sở hạ tầng bao gồm: Giao thông, hạ tầng kỹ thuật,


cấp nước sinh hoạt, các dự án phúc lợi xã hội, điểm dân cư để cho người dân được hưởng lợi từ các dự án này cao nhất nhằm an sinh xã hội.

2.2.3. Quy trình thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar

a. Bước 1 - Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng

Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Chính phủ, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các bộ ngành khác có liên quan, các văn bản chỉ đạo cũng như văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Đắk Lắk và UBND huyện Cư M’gar đến công tác quản lý trật tự xây dựng đã ban hành nhằm tổ chức thực hiện cũng như triển khai các kế hoạch nhằm tổ chức thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng có hiệu quả, hiệu lực; cụ thể, một số văn bản có liên quan như sau:

- Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/6/2014 của Quốc Hội; căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều, ngày 17/6/2020 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/6/2014 của Quốc Hội;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13, ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội;

- Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, ngày 19/11/2019 của Chính phủ: Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc Hội;

- Công văn số 16/VBHN-VPQH, ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Văn phòng Quốc Hội về việc điều chỉnh, bổ sung một số một điều của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc Hội;

- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, ngày 07/5/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;


- Nghị định số 72/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội;

- Nghị định số 30/2021/NĐ-CP, ngày 26/3/2021 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở;

- Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng;

- Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khóang sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;

- Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp phép xây dựng;

- Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ;


- Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg, ngày 13/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị;

- Chỉ thị số 05/2013/CT-UBND, ngày 27/8/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc về việc tăng cường công tác lập quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Chỉ thị số 09/2014/CT-UBND, ngày 15/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ thị số 01/2015/CT-UBND, ngày 07/01/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Quyết định 2144/QĐ-UBND ngày 05/9/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa Thanh tra xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Một số Công văn chỉ đạo của UBND huyện trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện:

+ Công văn số 736/UBND-KTHT, ngày 21/3/2017 và Công văn số 1674/UBND-KTHT, ngày 07/6/2017 về việc phối hợp với UBND các xã và thị trấn xử lý công trình vi phạm, kiểm tra trật tự xây dựng theo nội dung giấy phép đã được UBND huyện cấp, hướng dẫn xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định;

+ Công văn số 1051/UBND-KTHT ngày 14/5/2019 của UBND huyện Cư M’gar về việc chấn chỉnh công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng trên địa bàn huyện;


+ Công văn số 763/ UBND-KTHT, ngày 23/3/2020 của UBND huyện Cư M’gar về việc chỉ đạo, đôn đốc UBND các xã và thị trấn về tăng cường công tác quản lý Quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng, quản lý thuế (theo Công văn chỉ đạo thực hiện của UBND tỉnh Đắk Lắk tại Công văn số 274/UBND-KT, ngày 10/01/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk về tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động xây dựng tư nhân);

+ Phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ các công trình xây dựng trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng, các công trình miễn giấy phép xây dựng do Chủ tịch UBND tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành Quyết định đầu tư theo Quyết định 2144/QĐ-UBND ngày 05/9/2018;

+ Công tác kiểm tra trật tự xây dựng là thường xuyên và liên tục; hằng năm Phòng Kinh tế - Hạ tầng triển khai một số Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện của UBND các xã và thị trấn về việc thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng; từ đó, đề xuất xử lý đối với những trường hợp lợi dụng chức vụ hoặc lơ là trong công tác quản lý trật tự xây dựng để nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện;

+ Thành lập đoàn kiểm tra công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn các xã, thị trấn. Trong quá trình kiểm tra, lồng ghép công tác kiểm tra trật tự xây dựng trên địa bàn đồng thời hướng dẫn cụ thể để xã có hướng xử lý các công trình vi phạm và chấn chỉnh kịp thời trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Hằng tháng UBND các xã, thị trấn phải báo cáo số liệu, danh sách các tổ chức, cá nhân công trình xây dựng, tiến độ thi công và số tiền thuế đã thu về phòng Kinh tế và Hạ tầng để tham mưu cho UBND huyện báo cáo về các sở, ngành của tỉnh.


Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, ngày 19/6/2015 của Quốc hội và Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; cụ thể: Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi công, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm, công văn trả lời giải quyết kiến nghị về lĩnh vực trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền đồng thời tham mưu cho UBND cấp huyện đối với các trường hợp vượt thẩm quyền; Phòng Kinh tế - Hạ tầng tham mưu cho UBND cấp huyện ban hành quyết định đình chỉ thi công, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm, công văn trả lời giải quyết kiến nghị về lĩnh vực trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền đồng thời tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và UBND cấp tỉnh đối với các trường hợp vượt thẩm quyền.

Cụ thể hơn, bộ máy thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện gồm có các đơn vị:

+ Phòng Kinh tế - Hạ tầng: Có 09 công chức. Trong đó, 01 trưởng phòng, 02 phó phòng (01 phó phòng phụ trách trật tự xây dựng) và 08 chuyên viên (04 chuyên viên phụ trách công tác quản lý trật tự xây dựng, quản lý quy


hoạch và cấp phép; 04 chuyên viên còn lại phụ trách các công việc chuyên môn của phòng);

+ UBND cấp xã (02 thị trấn và 15 xã): Mỗi xã, thị trấn gồm 01 Phó Chủ tịch phụ trách và 02 cán bộ quản lý trật tự xây dựng (01 quản lý về đất đai, 01 quản lý về quy hoạch và cấp phép xây dựng).

b. Bước 2 - Phổ biến tuyên truyền chính sách quản lý trật tự xây dựng

- Việc phổ biến tuyên truyền thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng là một hoạt động quan trọng, rất cần thiết đối với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực hiện chính sách công; việc này giúp giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực hiện hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách, ....

- Ngoài việc UBND huyện chỉ đạo các phòng ban, chuyên môn và UBND cấp xã thực hiện chính sách tuyên truyền vận động nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua việc phát trên loa truyền thanh vào các khung giờ cố định, các trang Web điện tử và niêm yết thủ tục hành chính tại các cơ quan đơn vị cũng như bộ phận 1 cửa thuộc cấp huyện và cấp xã; UBND huyện còn tổ chức tập huấn về kiến thức nghiệp vụ công tác quản lý trật tự xây dựng cho những đối tượng là lượng cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng (bao gồm công tác quản lý quy hoạch, công tác cấp phép và một số vấn đề có liên quan) và các đối tượng gián tiếp quản lý về trật tự xây dựng trên các địa bàn dân cư, gồm: Tổ trưởng, tổ phó dân phố, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận, buôn trưởng, … Nội dung tập huấn được phổ biến dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo của UBND các cấp để dân nắm rõ hơn mục đích của việc thực hiên chính sách quản lý trật tự xây dựng, …

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí