Đường Lối, Chính Sách Của Đảng Là Cơ Sở Lý Luận Quan Trọng Để Xây Dựng Quan Hệ Tài Sản Của Vợ Chồng

riêng cho nam giới, chừng nào công nhân còn chưa thoát khỏi ách tư bản, chừng nào nông dân lao động còn chưa thoát khỏi ách của bọn tư bản, địa chủ và con buôn”.

Cùng với quan điểm này, nhằm xây dựng chế độ XHCN ở Việt Nam, một trong những điều kiện tiên quyết mà sự nghiệp cách mạng nước ta thực hiện là phải “giải phóng phụ nữ”. Bác hồ đã từng nói: “nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng CNXH mới chỉ là một nửa”. Dựa trên tư tưởng này của Người, Hiến pháp năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1959 đã ghi nhận một cách rõ nét nhất từ trước đến giờ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về mọi phương diện kinh tế, là cơ sở để xây dựng một quan hệ tài sản vợ chồng XHCN thực sự.

Hiện nay, các quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000 đều được xây dựng trên cơ sở những luận điểm, quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, như: nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, quan hệ tài sản vợ chồng không chỉ có yếu tố tài sản mà tình cảm là yếu tố quyết định, sự phát triển của các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng tới quan hệ tài sản vợ chồng, các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng thể hiện ý chí của nhà nước, bản chất của xã hội…

2.1.2. Đường lối, chính sách của Đảng là cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng quan hệ tài sản của vợ chồng

ĐCS Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Tám thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH. Trong suốt quá trình lãnh đạo của mình, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam. Đường lối, chính sách của Đảng có ý nghĩa chỉ đạo trong việc

hoàn thiện pháp luật về HN&GĐ; định hướng cho việc xây dựng gia đình Việt Nam XHCN. Với ý nghĩa ấy, trong mọi giai đoạn hoàn thiện của pháp luật về HN&GĐ, mà đặc biệt là quan hệ tài sản của vợ chồng, đường lối, chính sách của Đảng luôn là cơ sở lý luận quan trọng. Điều đó được thể hiện trong suốt quá trình lịch sử phát triển của đất nước ta từ khi có Đảng lãnh đạo.

Một trong những nội dung chứng minh ý nghĩa, tầm quan trọng, cơ sở lý luận của đường lối, chính sách của Đảng trong việc xây dựng các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng đó là đường lối “giải phóng phụ nữ, thực hiện tốt bình đẳng nam nữ”. Ngay sau khi được thành lập, tháng 2 năm 1930, ĐCS Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ phải xóa bỏ chế độ hôn nhân, gia đình PK lạc hậu, coi đó là một yêu cầu cấp thiết của cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ nói riêng, của sự nghiệp cách mạng nói chung. Đảng đã đề ra yêu cầu “bỏ hết thảy các pháp luật và tục lệ hủ bại làm cho đàn bà không được bình đẳng với đàn ông, bỏ chế độ áp bức của cha mẹ đối với con cái, của chồng đối với vợ… cấm tục lấy nhiều vợ, đàn bà được giữ lại con mình khi ly dị”. Trên cơ sở tinh thần đó, Hiến pháp năm 1959 đã quy định: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình…”. Các nội dung của Luật HN&GĐ năm 1959 và các văn bản pháp luật tiếp sau đều thể hiện rõ đường lối, chủ chương này với các quyền ngày càng lớn hơn, bình đẳng hơn của người phụ nữ trong gia đình về tài sản.

Khi đất nước đổi mới, Đảng ta đã kịp thời đề ra những đường lối đúng đắn, phù hợp với tình hình mới đối với quan hệ HN&GĐ, đặc biệt là đối với sự phát triển của phụ nữ. Ngày 12 tháng 7 năm 1993 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới. Nghị quyết đã nêu rõ: “Giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam, có ảnh

hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển của đất nước”. “Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của chị em, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam nữ bình đẳng. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. “Đường lối giải phóng phụ nữ phải được thể chế hóa và cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước”. “Nhà nước bổ sung, sửa đổi Luật HN&GĐ cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội”.

Với tinh thần Nghị Quyết số 04-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật HN&GĐ năm 2000 đã thể hiện rõ: Luật HN&GĐ có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ HN&GĐ tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Trong đó, những nội dung về quan hệ tài sản của vợ chồng đã được hoàn thiện và bổ sung, nhằm tạo điều kiện tốt hơn nữa để người phụ nữ thực hiện quyền về tài sản của mình cũng như tạo sự bình đẳng nam-nữ đối với quan hệ tài sản khi họ là vợ chồng của nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Để xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ mới và hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật về HN&GĐ, ngày 21 tháng 2 năm 2005 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 49-CT/TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ thị đã khẳng định, sau một thời gian thực hiện đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực HN&GĐ. “Luật HN&GĐ sửa đổi năm 2000 đã tạo điều kiện để thực hiện hôn nhân bình đẳng và tiến bộ”. Tuy nhiên, “việc thực hiện Luật HN&GĐ còn nhiều thiếu sót và bất cập”. Vì vậy, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đề ra 5 nhiệm vụ và 6 giải pháp để xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có nhiệm vụ “tiếp

tục đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình” và giải pháp “tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và hệ thống dịch vụ xã hội liên quan đến gia đình”. Đây là những đường lối, chủ trương, cơ sở lý luận quan trọng để tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ năm 2000, cũng như hoàn thiện các quy định của pháp luật về HN&GĐ, đặc biệt là quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng.

Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 7

2.1.3. Quan hệ tài sản vợ chồng được xây dựng tuân thủ theo những quy định của Hiến pháp, phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế

Pháp luật quy định về quan hệ HN&GĐ nói chung và quan hệ về tài sản của vợ chồng nói riêng trước hết phải tuân thủ nguyên tắc “Hiến định”, tức là phải được quy định phù hợp với các quy định của Hiến pháp. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về quan hệ tài sản của vợ chồng đã cụ thể hóa Hiến pháp, trên cơ sở của Hiến pháp năm 1992. Ví dụ như quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng là phù hợp với quy định về quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân đã được Điều 58 Hiến pháp năm 1992 thừa nhận.

Hệ thống văn bản pháp luật về HN&GĐ, trong đó có quan hệ tài sản của vợ chồng hiện nay đã phần nào quy định được vấn đề tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, khi vợ, chồng trở thành những chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vợ, chồng còn bị chi phối bởi hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định vợ chồng có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Vợ chồng có thể giam gia vào tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đầu tư mà Nhà nước cho phép tư nhân tham gia. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, vợ, chồng với tư cách là chủ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp. Điều đó có thể dẫn đến việc thực hiện các quyền

chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của vợ chồng phải theo một phương thức riêng, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng cũng phải được phân định cụ thể hơn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của gia đình và bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ chồng tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh, thương mại. Nhưng đồng thời, các quy định của pháp luật về kinh doanh, thương mại vẫn phải phù hợp trong mối tương quan giữa quan hệ tài sản vợ chồng trong Luật HN&GĐ, đảm bảo những nguyên tắc cơ bản về tài sản giữa vợ chồng. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng cần phải được tiến hành trên một hệ thống những văn bản pháp luật thống nhất, đồng bộ.

Do đó, với tư cách là ngành luật chủ đạo điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực HN&GĐ, quan hệ tài sản của vợ chồng được quy định trong Luật HN&GĐ cũng vẫn phải đảm bảo đồng bộ với quan hệ tài sản của vợ chồng trong hệ thống các văn bản pháp luật thuộc những lĩnh vực khác.

Hơn nữa, hiện nay Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào các tổ chức, hiệp hội quốc tế. Vì vậy, chúng ta phải tuân thủ các cam kết, thỏa thuận quốc tế, đặc biệt là các thỏa thuận khi Việt Nam là thành viên của WTO và những hiệp định thương mại song phương cũng như đa phương. Nhiều thỏa thuận, quy định này, dù ít hay nhiều cũng ảnh hưởng, tác động đến mối quan hệ tài sản giữa vợ chồng, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Do đó, trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mở rộng và giao lưu, hợp tác quốc tế, pháp luật HN&GĐ hiện đại, bên cạnh việc phát huy truyền thống, bản sắc Việt Nam cũng phải từng bước đáp ứng trước điều kiện của đời sống pháp lý nói chung của thế giới. Quá trình xây dựng pháp luật HN&GĐ Việt Nam nên tham khảo những giải pháp có thể vận dụng trong quy định pháp luật của các nước về vấn đề HN&GĐ cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nắm được nội dung mang tính lý luận này thì quá trình hoàn

thiện pháp luật về HN&GĐ nói chung, pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng nói riêng mới thực sự phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, tạo được hiệu lực, hiệu quả áp dụng.

2.1.4. Quan hệ tài sản của vợ chồng phát sinh, thay đổi hay chấm dứt dựa trên sự kiện pháp lý phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ hôn nhân

Để tồn tại quan hệ vợ chồng thì hai người nam và nữ phải có quan hệ hôn nhân. Hôn nhân là hiện tượng xã hội, là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà, được pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình và chung sống với nhau suốt đời. Sự liên kết đó phát sinh do việc kết hôn. “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”.

Kết hôn theo quy định tại khoản 11 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 “là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn và điều kiện kết hôn”. Nghĩa là, hai bên nam nữ kết hôn phải tuân thủ các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Các điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000. Một trong những điều kiện quan trọng để việc kết hôn được coi là hợp pháp là “việc kết hôn do hai bên nam nữ tự nguyên, không bên nào được lừa dối, ép buộc bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở” (khoản 2 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000). Theo quy định tại mục 1 điểm b Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì thuật ngữ lừa dối, ép buộc, cưỡng ép được hiểu là: một bên ép buộc (ví dụ: đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất...) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn; một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu...) nên

bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn; một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau...) buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ.

Việc kết hôn còn phải tuân thủ các điều kiện về đăng ký kết hôn. Nghĩa là việc kết hôn phải được Nhà nước thừa nhận thông qua việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nghi thức Luật định (Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000). Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định của pháp luật đều không có giá trị pháp lý. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn…

Như vậy, việc kết hôn phải bảo đảm các điều kiện, thủ tục trên mới được pháp luật thừa nhận và làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Từ khi hôn nhân phát sinh, mối quan hệ giữa vợ và chồng cũng đồng thời xuất hiện. Do đó, việc kết hôn hợp pháp mới làm phát sinh quan hệ hôn nhân, từ đó phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng, trong đó có quan hệ tài sản giữa vợ chồng.

Đồng thời, khi xuất hiện các sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân thì quan hệ tài sản giữa vợ chồng cũng chấm dứt. Chẳng hạn khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, hoặc hai vợ chồng ly hôn bằng bản án có hiệu lực pháp luật sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân. Lúc này, quan hệ vợ chồng không tồn tại, họ không đứng trên vai trò là vợ chồng của nhau nữa nên quan hệ tài sản vợ chồng giữa họ cũng không còn tồn tại nữa.

Các trường hợp đặc biệt:


- Trường hợp nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng (hôn nhân vi phạm quy định về đăng ký kết hôn):

Điều 11 của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định căn cứ pháp lý chấm dứt việc thừa nhận hôn nhân thực tế, đảm bảo mọi trường hợp phải đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp kết hôn không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước và sau ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực (ngày 03/01/1987) thì giải quyết theo Nghị quyết số 35/2000/QH10, cụ thể như sau:

+ Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được TA thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000.

+ Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 01/01/2003; trong thời hạn này mà không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết. Trên cơ sở Nghị quyết số 35/2000/QH10, ngày 03/01/2001, TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ đã quy định cụ thể: Nếu họ đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm nêu trên thì quan hệ vợ chồng của họ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.

+ Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi (trừ hai trường hợp nêu trên), nếu nam nữ

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí