Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 10


CP, ngày 16/8/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng) nên còn văn bản này về thẩm quyền không còn phù hợp;

+ Sở Thông tin và Truyền thông với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình tăng cường tuyên truyền và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, đặc biệt tuyên truyền là lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng.

+ Sở Xây dựng phối hợp UBND huyện Cư M’gar tổ chức công bố các đồ án quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại các khu đô thị thuộc thị trấn và các điểm quy hoạch nông thôn mới ở xã, dưới hình thức Pano, áp phích, … để mọi người dân được tiếp cận.

- Đối với UBND huyện Cư M’gar:

+ Phòng Kinh tế - Hạ tầng: Xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động giữa UBND cấp huyện với UBND cấp xã (02 thị trấn và 15 xã) trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar; trong đó, chú trọng đến phương pháp quản lý và xử lý trật tự xây dựng;

+ Phòng Tư pháp huyện: Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện về công tác quản lý trật tự xây dựng để lực lượng quản lý trật tự xây dựng dể tiếp cận; phối hợp tham mưu xử lý các vụ việc vi phạm về trật tự xây dựng có tính chất phức tạp cho đúng quy định của nhà nước;

+ Đài truyền thanh huyện, UBND các thị trấn và UBND các xã: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật, cụ thể: Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật quy hoạch, Nghị định 139, Nghị định về xử phạm vi phạm hành chính và các văn bản khác có liên quan, … đến mọi tầng lớp nhân dân trên các đài phát thanh huyện định kỳ 1 tháng 1 lần vào khung giờ nhất định, thông qua lồng ghép các buổi họp tại UBND cấp xã và tổ dân phố, thôn (buôn).

+ Bên cạnh đó, UBMTTQ, các đoàn thể xã hội, hội liên hiệp và các tổ chức khác, …: Thông qua các hoạt động của mình cần lồng ghép thêm việc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, đặc biệt về lĩnh vực trật tự xây dựng để các thành viên của mình nắm và tuyên truyền đến mọi người dân.

3.2.2. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trật tự xây dựng

Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 10

- Hiện nay UBND huyện Cư M’gar đã triển khai bộ phận một cửa, cấp huyện gồm 223 bộ thủ tục hành chính từ mức độ 3 đến mức độ 4; hoạt động xây dựng 7 bộ thủ tục hành chính, trong đó cấp giấy phép xây dựng đã đến mức độ 4; việc này có thể giúp người dân ở nhà cũng có thể thực hiện thủ tục hành chính của mình chỉ cần đảm bảo theo yêu cầu và trình tự hồ sơ được hướng dẫn, làm giảm phát sinh chi phí, giảm phiền hà, sách nhiễu, … tăng niềm tin của người dân đối với các cơ quan công quyền; miễn cấp GPXD đối với một số Khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (đối với các dự án do nhà nước thực hiện), đặc điểm: Những khu quy hoạch này đã thiết kế tổng thể về hạ tầng, số tầng, chiều cao, chỉ giới đường, chỉ giới xây dựng (khoảng lùi xây dựng), chỉ quản lý kiểm tra việc thực hiện đúng quy hoạch đã được duyệt giảm bớt một số công việc đáng kể cho bộ phận cấp phép.

3.2.3. Hoàn thiện công tác giám sát, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trật tự xây dựng

- Đối với UBND cấp tỉnh: Sở Xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 2144/QĐ-UBND ngày 05/9/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa Thanh tra xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; chủ trì, phối hợp với UBND huyện Cư M’gar có kế hoạch kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ theo kế hoạch; có chương trình tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức tham qua quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.


- Đối với UBND cấp huyện:

+ Ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar; tăng cường pháp chế, xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng;

+ Đối với các hành vi vi phạm hành chính phải lập biên bản kịp thời xử lý, kiên quyết đối với các trường hợp cố tình vi phạm và chống đối để lập lại trật tự xây dựng, đảm bảo cảnh quan và quy hoạch được duyệt;

+ Xử lý các cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, dung túng bao che, kỹ luật hoặc cách chức đối với các trường hợp tham nhũng cho các hành vi phạm về trật tự xây dựng;

+ Những trường hợp vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tùy theo từng trường hợp có thể phạt tiền hoặc truy cứu tránh nhiệm hình sự; trường hợp vi phạm trật tự xây dựng có ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức thì ngoài phạt hành chính còn đền bù thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;

+ Công khai thông tin công trình, các nhà thầu thực hiện công trình hoặc dự án đầu tư có vi phạm về trật tự xây dựng trên trang web của huyện, trang thông tin điện tử, qua phát thanh của huyện và xã hoặc hạn chế, không được tham gia các công trình hoặc dự dự án trên địa bàn huyện;

- Đối với UBND cấp xã (gồm 02 thị trấn và 15 xã): Xây dựng quy chế phối hợp giữa UBND cấp xã với lực lượng có liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng như: Công an, MTTQ và các tổ chức, đoàn thể xã hội trên địa bàn xã để cùng tham gia quản lý trật tự xây dựng; cần có chế tài rõ ràng nếu không phối hợp hoặc buông lỏng quản lý.

3.2.4. Hoàn thiện bộ máy thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng

- Thực hiện phân cấp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; bố trí tăng cường cán bộ, công chức có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và


phẩm chất đạo đức cho các cấp cơ sở; phân công địa bàn, trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ, công chức tham gia thực hiện quản lý trật tự xây dựng không để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng mà không phát hiện xử lý kịp thời hoặc dung túng, bao che;

- Về công tác tuyển dụng, phát hiện, thu hút người có chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt như: Sinh viên mới ra trường đạt loại giỏi, xuất sắc hoặc người làm công tác trong lĩnh vực xây dựng để thực hiện công tác cấp phép và quản lý trật tự xây dựng;

- UBND cấp tỉnh giao Sở Nội vụ và Sở Xây dựng, thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức phụ trách công tác thanh kiểm tra, xử lý trật tự xây dựng nhằm nâng cao trình đô chuyên môn, nghiệp vụ;

- Phân công, điều chuyển trong việc luân chuyển công tác đối với cán bộ, công chức nhằm bổ sung lẫn nhau, cân bằng người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tránh sự nhũng nhiễu, vụ lợi, gây khó khăn cho người dân và các doanh nghiệp hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện.

3.2.5. Tăng cường công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trong thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng

- Thời gian qua, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao, phát huy được trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giải quyết các đơn thư KNTC thuộc thẩm quyền. Việc công khai thông tin về tiếp nhận và kết quả giải quyết KNTC của công dân được các cấp, các ngành thực hiện tốt, qua đó giúp cho công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC của công dân đi vào nề nếp, có chiều sâu và đạt được những hiệu quả tích cực;

- Năm 2021 được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện, công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực, các vụ việc KNTC tồn đọng, phức


tạp, kéo dài đã được lãnh đạo, chỉ đạo, từng bước giải quyết dứt điểm; đã xử lý, giải quyết được tình trạng công dân tập trung đông người, cố tình tập trung khiếu kiện tại khu vực trụ sở các cơ quan nhà nước và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo huyện. Ban Tiếp công dân đã phối hợp tốt với các sở, ban ngành tăng cường tham mưu lãnh đạo huyện tổ chức đối thoại với công dân, tổ chức tiếp công dân định kỳ. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết KNTC luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, không ngại khó khăn, gian khổ thực hiện đúng quy định của pháp luật; kiên trì giải thích, hướng dẫn, vận động, thuyết phục công dân thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần hạn chế tình trạng KNTC vượt cấp. Ban Tiếp công dân huyện còn phối hợp chặt với Thanh tra huyện tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện tăng cường việc kiểm tra, rà soát và giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc KNTC phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Từ đó, góp phần cho công tác này có nhiều chuyển biến tích cực, tình hình khiếu nại vượt cấp của công dân có xu hướng giảm so với năm 2020;

- Để đạt được hiệu quả trong quản lý trật tự xây dựng cần tằng cường công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trong thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng; cần có một số giải pháp sau:

+ Để tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư KNTC, Ban Tiếp công dân huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Văn phòng Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND huyện, Hội Nông dân huyện trong việc thực hiện tiếp công dân thường xuyên và đột xuất tại Trụ sở Tiếp công dân huyện. Ngoài ra, Ban Tiếp công dân huyện sẽ tăng cường giải thích, hướng dẫn công tác thực hiện việc KNTC, kiến nghị, phản ánh đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ


quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; động viên công dân chấp hành quyết định giải quyết KNTC đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật, …

+ Phát huy kết quả đạt được năm 2020; năm 2021, Ban Tiếp công dân huyện sẽ tập trung thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35-CT-TW, ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị, Quy định số 11-QĐi/TW quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân và Chương trình hành động của Ban Thường vụ huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC phức tạp, kéo dài. Phân công cán bộ trực tiếp tiếp công dân. Mặt khác, Ban Tiếp công dân chủ động xử lý tình huống phát sinh phức tạp, tiếp nhận các thông tin công dân KNTC, kiến nghị, phản ánh và kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết. Ban Tiếp công dân huyện nâng cao công tác tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện tổ chức tiếp công dân định kỳ và tổ chức đối thoại với công dân theo vụ việc để đảm bảo việc giải quyết khiếu nại đúng thời gian luật định.

3.2.6. Nhóm giải pháp khác

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng; do việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng là một trong những lĩnh vực xử lý hành chính rất phức tạp, nó đòi hỏi cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, đơn vị và các tổ chức; mặt khác, phải giao trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ chức trong quá trình quản lý và xử lý vi phạm trật tự xây dựng để thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng;

- Luật Xây dựng 2003 và Nghị định 180/2007/NĐ-CP áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Tuy nhiên, Luật Xây dựng 50 và Luật xây dựng số 62 (sửa đổi bổ sung một số


điều của Luật xây dựng số 50) không còn quy định đó; việc áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng tạo điều kiện cho công tác quản lý, xử lý vi phạm đạt hiệu quả cao. Trong “Quyết định đình chỉ thi công xây dựng” công trình vi phạm đối với chủ đầu tư (CĐT) kèm luôn điều khoản đề nghị các bên điện, nước ngừng cung cấp dịch vụ. Đây là hai “nguồn năng lượng” cần thiết trong việc thi công xây dựng, bị cắt tức là không tạo điều kiện để CĐT vi phạm. Khi bị cắt nguồn, CĐT phải chấp hành quyết định đình chỉ hoặc khắc phục sai phạm nếu muốn được cấp điện, nước trở lại. Nay bỏ quy định này, có thể nhiều CĐT sẽ nghĩ rằng việc thi công xây dựng dễ dàng hơn gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự xây dựng; do đó để đảm bảo công tác quản lý trật tự xây dựng được hiệu quả, hiệu lực cần có sự vào cuộc của lực lượng công an trong quá trình đình chỉ thi công, như: Cấm chở vật liệu và cấm lao động thi công vào công trình hoặc dự án; tham gia cùng lực lượng quản lý trật tự xây dựng để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng.

- Huy động các tổ chức xã hội, như: MTTQ, hội liên hiệp và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tham gia vào công tác quản lý trật tự xây dựng, để kịp thời phát hiện, kiểm tra và xử lý các trường hợp có vi phạm trật tự xây dựng; đặc biệt các trường hợp cố tình, chống đối, không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm trật tự xây dựng;

- Giao phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp cùng phòng Kinh tế - Hạ tầng và UBND các huyện tham mưu, đề xuất UBND nhân dân tỉnh mở các lớp tập huấn về các kỹ năng cụ thể, như: Chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vi phạm hành chính, kỹ quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng,

…để nâng cao hiệu quả trong công việc, nâng cao sự hài lòng cho nhân dân; nguồn kinh phí trích từ nguồn xử phạt vi phạm hành chính.


Tiểu kết chương 3

Từ quan điểm về thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, Chương 3 đã nêu ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; cụ thể, như sau: Hoàn thiện công tác tuyên truyền các quy định về quản lý trật tự xây dựng; cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trật tự xây dựng; hoàn thiện công tác giám sát, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trật tự xây dựng; hoàn thiện bộ máy thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng; tăng cường công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trong thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và huy động các tổ chức xã hội, như: MTTQ, hội liên hiệp và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tham gia vào công tác quản lý trật tự xây dựng; tăng cường công tác tập huấn nhằm nâng cao các kỹ năng cụ thể, như: Chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vi phạm hành chính, kỹ quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng,

… để nâng cao hiệu quả trong công việc, nâng cao sự hài lòng cho nhân dân. Những giải pháp hoàn thiện này đã được dựa trên lý luận của Chương 1, thực trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trong Chương 2 và phù hợp với tình hình thực tế tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí