Sau khi được phổ biến, cán bộ công chức, tổ trưởng, tổ phó dân phố, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận, buôn trưởng,…sẽ trực tiếp hướng dẫn cho người dân tại các cuộc họp định kỳ hàng tháng tại địa phương nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc thực hiện chính sách; đồng thời UBND cấp huyện, UBND cấp xã đẩy mạnh được công tác tuyên truyền, nâng cao vai trò giám sát trong cộng đồng để nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng.
c. Bước 3 - Phân công thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng
- Việc tổ chức triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn trong tổ chức thực hiện chính sách đã được cấp huyện (Huyện ủy, HĐND, UBND) và UBND cấp xã (Bí thư xã, HĐND, UBND) quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và được cụ thể hóa thông qua các Nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo thực hiện. Vì vậy, việc quản lý trật tự xây dựng được kịp thời và phổ biến đến từng đối tượng và toàn thể nhân dân.
- Hiện nay, việc cải cách thủ tục hành chính đã có những chuyển biển tích cực, các quy đình cấp phép xây dựng được áp dụng theo cơ chế “một cửa, liên thông”. Cụ thể, việc cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp đó là Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk và UBND huyện; các công trình được miễn phép thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã (khi các chủ đầu tư có nhu cầu cấp phép); theo Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì việc phân cấp cấp giấy phép xây dựng; cụ thể tại Điều 4 - Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng, quy định như sau:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình sau đây (trừ các công trình xây dựng nằm trong khu công nghiệp):
a) Công trình cấp I, cấp II xác định theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;
b) Công trình tôn giáo; công trình quảng cáo; cơ sở kinh doanh xăng dầu (gồm: kho và cửa hàng/trạm bán lẻ xăng dầu, khí hóa lỏng);công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (trừ công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư Liên tịch số 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD ngày 22/6/2016); công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do tỉnh quản lý; công trình hạ tầng kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;
c) Công trình (trừ nhà ở riêng lẻ) được xây dựng trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị có chỉ giới đường đỏ từ 22m trở lên đối với các đô thị là thị trấn, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đắk Lắk và tại các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
Có thể bạn quan tâm!
- Tiêu Chí Đánh Giá Về Thực Hiện Chính Sách Quản Lý Trật Tự Xây Dựng
- Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Dân Số Và Tỷ Lệ Lao Động Phi Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Cư M’Gar
- Quy Trình Thực Hiện Chính Sách Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Trên Địa Bàn Huyện Cư M’Gar
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Thực Hiện Chính Sách Quản Lý Trật Tự Xây Dựng
- Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Quản Lý Trật Tự Xây Dựng
- Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 10
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
d) Công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (trừ công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư;
đ) Công trình nằm trên địa bàn từ 02 huyện trở lên;
e) Công trình thuộc dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc phạm vi quản lý, trừ các công trình quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 và điểm c khoản 2 Điều 17Thông tư số 15/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tín ngưỡng và công trình phụ trợ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 34 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;
c) Cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ trong các khu vực có quy hoạch phát triển đô thị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
5. Xác định thẩm quyền trong các trường hợp đặc biệt:
a) Trường hợp dự án gồm nhiều công trình có cấp khác nhau thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án được xác định theo công trình có cấp cao nhất;
b) Trường hợp có mâu thuẫn giữa các tiêu chí để xác định thẩm quyền cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng thì Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì giải quyết.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 5 Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014.
- Thủ tục cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar; áp dụng theo quy định của Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn cấp phép xây dựng, Nghị định số 15/2021/NĐ- CP, ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Bộ thủ tục hành chính áp dụng tại
UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do UBND tỉnh ban hành; cụ thể như sau:
+ UBND cấp huyện: Phòng Kinh tế - Hạ tầng là cơ quan giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thuộc thẩm quyền;
+ UBND cấp xã (02 thị trấn và 15 xã): Có cán bộ được phân công phụ trách quản lý về trật tự xây dựng giúp UBND thị trấn và UBND xã thực hiện chính sách quản lý về trật tự xây dựng.
d. Bước 4 - Duy trì chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar
- Giấy phép xây dựng là công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đối với các khu vực đô thị (gồm 02 thị trấn: Quảng Phú và Ea Pốk); công tác cấp giấy phép xây dựng nhằm mục đích tăng hiệu quả kiểm soát phát triển về xây dựng theo đúng quy hoạch, góp phần phát triển bền vững quá trình đô thị hóa tại các trung tâm thị trấn cũng như điểm dân cư thuộc xã;
- Việc cấp GPXD nhằm mục đích kiểm soát về mặt kiến trúc, cảnh quan, kết cấu hạ tầng, không gian liên kề, không gian công cộng một cách cụ thể nhất và có thể giám sát, kiểm tra (công tác hậu cấp phép). Vì vậy, phải tuân thủ Quy trình và thủ tục cấp phép tại UBND huyện Cư M’gar theo Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã được UBND tỉnh ban hành là hết sức cần thiết.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (thay thế Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 16/8/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng);
+ Nghị định 24/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 6 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí;
+ Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
+ Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND, ngày 26/6/2017 của UBND huyện CưM’gar về việc Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thị trấn Quảng Phú huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
- Đảm bảo quy trình công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát và xử lý vi phạm trật tự xây dựng được tuân thủ theo:
+ Nghị định 139/2017/NĐ-CP, ngày 27/11/2017 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khóang sản làm vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
+ Chỉ thị số 05/2013/CT-UBND, ngày 27/8/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc về việc tăng cường công tác lập quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
+ Chỉ thị số 09/2014/CT-UBND, ngày 15/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh;
+ Chỉ thị số 01/2015/CT-UBND, ngày 07/01/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh;
+ Công văn số 736/UBND-KTHT, ngày 21/3/2017 và Công văn số 1674/UBND-KTHT, ngày 07/6/2017 về việc: Phối hợp với UBND các xã và thị trấn xử lý công trình vi phạm, kiểm tra trật tự xây dựng theo nội dung giấy
phép đã được UBND huyện cấp, hướng dẫn xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định;
+ Công văn số 1051/UBND-KTHT ngày 14/5/2019 của UBND huyện Cư M’gar về việc chấn chỉnh công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng trên địa bàn huyện;
+ Công văn số 763/ UBND-KTHT, ngày 23/3/2020 của UBND huyện Cư M’gar về việc chỉ đạo, đôn đốc UBND các xã và thị trấn về tăng cường công tác quản lý Quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng, quản lý thuế (theo Công văn chỉ đạo thực hiện của UBND tỉnh Đắk Lắk tại Công văn số 274/UBND-KT, ngày 10/01/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk về tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động xây dựng tư nhân).
- Việc tuyên truyền các quy định của nhà nước về thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng được thông qua, một số phương tiện sau:
+ Thông qua việc tuyên truyền về nếp sống văn minh, ý thức chấp hành các quy định về quản lý trật tự xây dựng là hết sức cần thiết nhằm duy trì việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện; tuyên truyền thông qua nhiều hình thức, cụ thể như: Qua phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của UBND huyện, qua hệ thống loa phát thanh, qua các hoạt động của các đơn vị, đoàn thể, tổ chức, trường học; qua các hội nghị tuyên truyền, rà soát các tiêu chí về gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa trong đó chú trọng đến tiêu chí thực hiện văn minh đô thị và tại các điểm dân cư tập trung thuộc xã.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về quản lý trật tự xây dựng tại đô thị cũng như các điểm dân cư trung tâm thuộc xã, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, … đến Đảng viên, công chức, viên chức, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trên địa bàn của huyện biết và thực hiện; có khăn thưởng để kịp thời tuyên dương các tổ chức, cá nhân
thực hiện tốt và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm để người dân cùng biết và tham gia giám sát; việc kiến nghị và phản ánh các trường hợp vi phạm của người dân phải được xử lý kịp thời nhằm đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của nhà nước và yên dân;
+ Niêm yết công khai các quy hoạch: Phân khu, tỷ lệ 1/2000 và chi tiết tỷ lệ 1/500 tại các dự án, khu vực trung tâm và các tụ điểm văn hóa trên địa bàn huyện; chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai công tác tuyên truyền vận động các đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân thực hiện các nghiêm các quy định của Nhà nước về trật tự xây dựng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và văn minh đô thị tại thị trấn cũng như các điểm dân cư trung tâm thuộc xã; nâng cao vai trò giám sát cộng đồng đối với UBND các xã, các đơn vị, theo dõi đánh giá các hội viên và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật.
e. Bước 5 - Điều chỉnh chính sách quản lý trật tự xây dựng
- Việc điều chỉnh chính sách được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, mục đích của việc điều chỉnh này để cho chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và đáp ứng tình hình thực tiễn ở địa phương.
- Chính sách được cơ quan nào ban hành thì cơ quan đó được quyền bổ sung, điều chỉnh chính sách cho hợp lý. Nhưng thực tế, việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế, chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt và có sự phối hợp của nhiều cơ quan quản lý nhà nước có liên hệ với nhau; vì thế, cơ quan nhà nước các ngành, các cấp chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả và hiệu lực của chính sách, miễn là không làm thay đổi mục tiêu chính sách công.
f. Bước 6 - Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng
- Phòng Tư pháp, phòng Nội vụ, phòng Kinh tế - Hạ tầng, văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và các phòng, ban có liên quan là cơ quan tham mưu giúp việc; theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ và quản lý việc thực hiện chính sách có hiệu quả, hiệu lực;
- Vai trò của HĐND là rất cần thiết, thông qua các Nghị quyết theo dõi, giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đúng với tình hình thực tế; thường xuyên và kịp thời kiểm tra các tồn tại, bức xúc trong dư luận của nhân dân để kịp thời giải quyết, trách những phát sinh không cần thiết; bên cạnh việc khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách trật tự xây dựng thì cũng nghiêm minh xử lý các trường hợp có vi phạm;
- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nhằm mục đích để người dân tiếp cận một cách nhanh nhất; trách gây phiền hà, sách nhiễu người dân; đặc biệt trong năm 2020, huyện đã khai triển “một cửa điện tử”; có nhiều cấp độ để phục vụ nhu cầu của nhân dân. Trong đó, mức độ phục vụ cao nhất là mức độ 4 người dân có thể ở tại nhà mà không cần đến các cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể hoàn thành các thủ tục hành chính của mình; mỗi đối tượng thực hiện chính sách, trong đó: Mỗi cán bộ, công chức, viên chức tập trung chú ý những nội dung trọng điểm và có tính cấp thiết trong việc thực hiện các chính sách;
- Thông qua vai trò của UBMTTQVN triển khai thực hiện tốt công tác theo dõi, phản biện xã hội, giám sát, góp ý xây dựng Đảng, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chính sách; đặc biệt là trong việc thực hiện các chính sách trật tự xây dựng đến với mỗi người dân trên địa bàn toàn huyện.