đạo đức, công cụ, năng lực nếu thiếu các điều kiện này thì việc thực thi sẽ không hiệu quả. Còn nếu các cán bộ, công chức có năng lực mà kết hợp với các yếu tố khác thuận lợi sẽ mang lại một kết quả thực sự.
- Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực thi chính sách là yếu tố ngày càng có vị trí quan trọng để cùng yếu tố nhân sự và các yếu tố khác thực thi thắng lợi chính sách công. Các điều kiện vật chất này là các trang thiết bị nhà nước đầu tư cho quá trình quản lý và khi thực thi chính sách thì họ dùng để tuyên truyền, phổ biến các chính sách.
- Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự thành bại của một chính sách. Các chính sách là những vấn đề lớn lao; do đó cần có sự đóng góp sức người, sức của trong suốt quá trình thực thi.
- Vậy trong hai yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách thì yếu tố chủ quan là quan trọng hơn cả vì nó quyết định sự thành bại của chính sách, vì trong yếu tố này nó có các nhân tố quan trọng như nhân sự và sự ủng hộ của người dân là hai nhân tố cần cho việc thực thi chính sách công.
1.2.4. Tiêu chí đánh giá về thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng
- Tiêu chí trong phân tích chính sách là chuẩn mực để các nhà phân tích đưa vào đó phân tích, đánh giá và lựa chọn chính sách khác nhau; ví dụ: Sự bình đẳng, tính công bằng, tính hiệu quả, ... đó là hệ giá trị phân tích sử dụng để làm cơ sở định hướng cho quá trình xây dựng và lựa chọn các phương án chính sách.
- Theo Milan Zeleny, tiêu chí là nguyên tắc và các chuẩn mực do các nhà phân tích, các nhà quản lý đặt ra trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để nhằm đạt được mục tiêu chính sách: Có sự biến đổi từ mục đích, mục tiêu, đến tiêu chí và các công cụ đo lường; đây là quá trinh chuyển đổi từ trừu tượng và mang tính định hướng sang cụ thể mang tính chỉ dẫn.
- Các mục đích là những tuyên bố chung về những gì mà chính sách mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian dài.
- Các mục tiêu là những tuyên bố cụ thể, có thể đo lường được về những gì chính sách mong muốn đạt được vào một thời điểm nhất định; là những tuyên bố chung về những gì mà chính sách mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian dài. Những tuyên bố cụ thể, có thể đo lường được về những gì chính sách mong muốn đạt được.
- Tiêu chí là những mốc tiêu chuẩn chính sách lựa chọn như chi phí, lợi ích, sự bình đẳng và tính thời điểm, v.v...
Công cụ đo lường là những đại lượng lượng hóa cụ thể hóa các tiêu chí. Mỗi một tiêu chí có thể được đo lường bằng nhiều công cụ khác nhau. Công cụ đo lường giúp cho nhà phân tích có thể so sánh các vấn đề chính sách giống nhau qua một khoảng thời gian và không gian khác nhau, có thể so sánh xem các chính sách lựa chọn đã thỏa mãn các tiêu chí đề ra đến mức nào; cụ thể như sau:
1.2.4.1. Đánh giá đầu vào
- Đánh giá đầu vào nhằm đo lường số lượng của đầu vào các chương trình thực hiện chính sách công bao gồm số lượng các yếu tố được huy động sử dụng và sự nỗ lực cua cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước để hoàn thành các mục tiêu chính sách.
- Các yếu tố đầu vào có thể là nhân sự, công sở, trang thiết bị kỹ thuật, văn phòng phẩm, công cụ lao động nhỏ, thông tin, chi phí tài chính cho sự vận hành, ... được tính toán bằng thước đo giá trị. Đánh giá đầu vào nhằm mục đích thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho đánh giá tính hiệu quả quản lý của chính quyền hoặc chất lượng cung cấp dịch vụ công.
- Khi tiến hành phân tích đánh giá các yếu tố vào của quá trình thực hiện một số chính sách công, nhà phân tích cần phải áp dụng các phương pháp tính
toán mọi chi phí đầu vào trên cơ sở định mức tài chính hiện hành của Nhà nước hoặc theo giá thị trường của các yêu tố đó.
1.2.4.2. Đánh giá đầu ra
Đánh giá đầu ra của một chương trình hay dự án thực hiện chính sách công là xem xét kết quả đầu ra của các chương trình hay dự án trong mối tương quan với việc sử dụng các nguồn lực đầu vào và thực hiện mục tiêu chính sách một cách cụ thể; đánh giá thực hiện là nhằm mục đích xác định xem chính sách đang tạo ra giá trị gì cho xã hội, có thể không liên quan trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách đã tuyên bố.
1.2.4.3. Đánh giá hiệu lực
Đánh giá hiệu lực không đơn giản chỉ để xác định các đầu vào hoặc đầu ra chương trình, dự án thực hiện chính sách công, mà còn để xác định xem các chương trình, dự án đang thực hiện có tạo ra những kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách hay không. Các nhà hoạch định chính sách công sử dụng việc đánh giá này để phục vụ công tác quản lý và hoạch định sẽ rất hiệu quả và chất lượng, tuy nhiên mức độ đánh giá này được xem là khó thực hiện nhất do dữ liệu phục vụ đánh giá đòi hỏi số lượng rất lớn các đầu vào của thông tin và trong thực hiện việc đánh giá cần mức độ phức tạp cao.
1.2.4.4. Đánh giá hiệu quả
Đánh giá hiệu quả nhằm xem xét các chi phí của một chương trình, dự án cụ thể để đạt những mục tiêu mong muốn. Khi xem xét đến hiệu quả của dự án chương trình cần đánh giá yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra dưới hình thức giá trị rồi đánh giá so sánh mức độ hiệu quả đạt được.
1.2.4.5. Đánh giá quá trình
Đánh giá quá trình là việc xem xét các phương pháp tổ chức, gồm các thủ tục và quy trình hoạt động được sử dụng để thực hiện các dự án, chương trình thuộc chính sách công. Quá trình duy trì, tổ chức hợp lý thực hiện hiệu
quả chính sách hay không được xác định là mục tiêu của đánh giá này. Sự thực thu một chính sách công luôn được chia thành các nhiệm vụ cụ thể như quản lý tài chính, hoạch định chiến lược và đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ theo tiêu chí hiệu lực, hiệu quả, đánh giá về những phàn nàn của người dân và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước là mục tiêu cần hướng tới.
1.2.5. Những đặc thù của chính sách và việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng
- Chính sách quản lý trật tự xây dựng không chỉ đơn thuần về mặt hành chính mà là cả một nghệ thuật để quản lý nó.
- Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý xây dựng nói chung, quản lý xây dựng đô thị nói riêng đã được ban hành đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và phát triển kinh tế - xã hội. Tại các địa phương, công tác quản lý xây dựng đã có nhiều tiến bộ nhất định, thể hiện trên các mặt: Công tác quy hoạch xây dựng đã có bước chuyển biến rõ rệt cả về số lượng và chất lượng; việc cải thiện thủ tục hành chính, thủ tục cấp giấy phép xây dựng giảm bớt phiền hà trong quản lý xây dựng đã được quan tâm.
- Tuy nhiên, công tác quản lý xây dựng tại các đô thị cũng như tại các trung tâm dân cư thuộc xã vẫn còn một số tồn tại và yếu kém: Nhiều địa phương chưa quan tâm và tập trung nguồn lực cho công tác quy hoạch xây dựng; việc công bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng chưa được thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng phải thỏa thuận quy hoạch cho từng công trình, từng dự án; các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng còn gặp nhiều khó khăn trong thẩm định thiết kế cơ sở và xin cấp giấy phép xây dựng; một số quy định về thu hồi đất, giao đất còn chưa thực sự phù hợp với các loại hình dự án khác nhau làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển đô thị; việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng đô thị chưa nghiêm và chưa kịp thời, các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn ngừa dấn đến tình trạng
xây dựng không phép, sai phép còn phổ biến. Công tác cải cách hành chính trong quản lý xây dựng đô thị tại một số địa phương chưa được chú trọng, đặc biệt là việc cải cách thủ tục hành chính và thực hiện phân cấp quản lý xây dựng; cán bộ ở cấp cơ sở còn thiếu, trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Trong những năm gần đây, vấn đề thực tế liên quan đến quản lý trật tự xây dựng còn lơ là, đơn giản hóa trong nhận thức và không có những giải pháp kịp thời; quản lý trật tự xây dựng là quản lý chung về mặt tổng thể nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau và có liên quan mật thiết đến nhau để cùng tạo nên một đô thị, một điểm dân cư văn minh, hiện đại, sạch đẹp, đảm bảo về môi trường sống. Việc quản lý trật tự xây dựng có vai trò rất lớn và mang tính đồng bộ và thống nhất; tạo nên môi trường sống, học tập và làm việc, hệ thống hạ tầng được thuận lợi.
- Hiện nay, bất cứ một đô thị hay điểm dân cư nào khi thực hiện quy hoạch từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cũng phát sinh những thay đổi về hạ tầng, gia tăng dân số, nhu cầu về nhà ở tăng từ đó dẫn đến nhu cầu sử dụng đất tăng dẫn đến việc xây dựng không phù hợp với quy hoạch, xây dựng sai phép; xây dựng dự án, công trình và nhà ở riêng lẻ trên đất không đúng mục đích sử dụng đất thường xuyên xảy ra dẫn đến hệ lụy phá vỡ quy hoạch.
- Việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng nhằm mục đích đảm bảo môi trường sống không bị ô nhiễm, hệ thống hạ tầng đồng bộ. Người dân có thể thụ hưởng các dịch vụ, tiện ích y tế tốt, hệ thống giao thông công cộng tiện lợi, nguồn nước sạch, tỉ lệ tội phạm thấp; học sinh có thể học tại trường chất lượng, không khí trong lành, các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng.
- Mọi người được hưởng các dịch vụ hạ tầng cơ bản, sử dụng các nguồn năng lượng sạch, ổn định với chi phí thấp nhất, kết nối internet băng thông rộng; chi phí cho không gian sống và làm việc thu nhập thấp; có cơ hội để
được học hành, trao dồi kỹ năng và kiến thức, giao thông đường sá thông thoáng; giảm ô nhiễm môi trường sống, chặt phá rừng, khói bụi, … và các vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1, đã đi sâu nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về Chính sách công và các khái niệm cơ bản về quản lý trật tự xây dựng; bao gồm: Xác định khái niệm chính sách công, khái niệm trật tự xây dựng, khái niệm về quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng. Từ việc phân tích các khái niệm, luận văn đã làm sáng tỏ chính sách quản lý trật tự xây dựng là tập hợp các văn bản có tính chất quy phạm nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết vấn đề quản lý trật tự xây dựng. Trong Chương 1, Luận văn đã tập trung đề cập đến nội dung chính sách quản lý trật tự xây dựng, nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách bao gồm: Mục đích yêu cầu của việc thực hiện chính sách, quy trình thực hiện chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách và các tiêu chí đánh giá về thực hiện chính sách công; thực trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk sẽ được đánh giá tổng thể qua Chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Tổng quan tình hình, đặc điểm của huyện Cư M’gar liên quan đến chính sách quản lý trật tự xây dựng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và tình hình kinh tế xã hội của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
Cư M'gar là một huyện của tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp huyện Krông Búk, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Ea Súp và Buôn Đôn, phía Nam giáp Thành phố Buôn Ma Thuột, phía Bắc giáp huyện Ea HLeo.
Cư M'gar là tên theo tiếng Êđê là cách gọi của bà con với ngọn núi lửa đã tắt từ lâu, đây là ngọn núi nằm tại trung tâm huyện. Huyện Cư M'gar được thành lập ngày 23/01/1984 theo Quyết định số 15-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), tách ra từ huyện Ea Súp. Nằm ở phía bắc tỉnh Đắk Lắk, có vị trí quan trọng; giàu tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, với tổng diện tích tự nhiên là 82.443ha. Đặc điểm địa hình bằng phẳng, màu mỡ, có hệ thống suối trải đều khắp địa bàn và với hơn 70% diện tích là đất đỏ bazan, thích hợp cho việc sản xuất các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên canh.
Khi mới thành lập dân số toàn huyện chỉ có 41.176 người, gồm 3 dân tộc anh em sinh sống ở 8 xã. Với 210 người/km2, Cư M'gar là một huyện có mật độ dân số thuộc loại đông của tỉnh, trong đó dân tộc Kinh chiếm 53,9%, Ê Đê: 36,42%, các dân tộc khác 10%. Đến nay, dân số toàn huyện trên 173.000 người, 25 dân tộc anh em với nhiều nền văn hóa phong phú, đa dạng sinh sống ở 17 xã, thị trấn (02 thị trấn và 15 xã).
Trong đó đặc biệt là thị trấn Quảng Phú được thành lập năm 1998 trên cơ sở chia tách từ xã Quảng Phú cũ với diện tích tự nhiên 973ha, có gần 26.000
nhân khẩu và hiện là trung tâm chính trị - hành chính, là đầu mối giao thông liên lạc, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Cư M'gar. Thời gian qua huyện Cư M'gar và thị trấn Quảng Phú đã nỗ lực thu hút đầu tư, ưu tiên các nguồn vốn phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Đến năm 2020, tỷ trọng thương mại - dịch vụ ở thị trấn Quảng Phú chiếm tỷ lệ 48,2%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ 22%; nông nghiệp chiếm tỷ lệ 29,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 61,2 triệu đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 8,08% (năm 2011) đến nay chỉ còn 1,91%. Trong quá trình xây dựng và phát triển Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Quảng Phú đã đoàn kết, phát huy tốt các nguồn lực, đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành, khắc phục những khó khăn trong quá trình xây dựng đô thị loại IV. Vì vậy, đến nay thị trấn Quảng Phú đã cơ bản hoàn thành 05/05 tiêu chí với 59 tiêu chuẩn theo quy định, được Bộ Xây dựng xét công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV; ngày 30/10/2020, Bộ Xây dựng đã có Quyết định 1396/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đạt tiêu chí đô thị loại IV (khu vực có tổng diện tích khoảng 973ha).
Bảng 2.1. Diện tích sử dụng đất trên địa bàn huyện Cư M'gar năm 2020
Đơn vị tính: ha
Tên các loại đất | Ký hiệu | Tổng diện tích | Cơ cấu % | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
I | Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) | 82.450,14 | 100,00 | |
1 | Nhóm đất nông nghiệp | NNP | 74.656,37 | 90,55 |
1.1 | Đất sản xuất nông nghiệp | SXN | 66.345,22 | 80,47 |
1.1.1 | Đất trồng cây hàng năm | CHN | 7.676,98 | 9,31 |
1.1.1.1 | Đất trồng lúa | LUA | 2.725,18 | 3,31 |
1.1.1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác | HNK | 4.951,80 | 6,01 |
1.1.2.3 | Đất trồng cây lâu năm | CLN | 58.668,25 | 71,16 |
1.2 | Đất lâm nghiệp | LNP | 7.979,18 | 9,68 |
1.2.1 | Đất rừng sản xuất | RSX | 7.938,35 | 9,63 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 1
- Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 2
- Lý Luận Liên Quan Đến Việc Thực Hiện Chính Sách
- Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Dân Số Và Tỷ Lệ Lao Động Phi Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Cư M’Gar
- Quy Trình Thực Hiện Chính Sách Quản Lý Trật Tự Xây Dựng Trên Địa Bàn Huyện Cư M’Gar
- Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 7