Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND Ủy ban nhân dân

HĐND Hội đồng nhân dân

TTHC Thủ tục hành chính

GPXD Giấy phép xây dựng

MTTQ Mặt trận tổ quốc

UBMTTQVN Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

QĐ XPVPHC Quyết định xử phạt vi phạm hành chính KNTC Khiếu nại tố cáo

CĐT Chủ đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


PHẦN MỞ ĐẦU

Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 2

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng thống kết hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong 3 khâu đột quá quan trọng trong quá trình phát triển đất nước và được nêu rõ trong Nghị quyết Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nhằm mục tiêu thay đổi diện mạo của đất nước về hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại cả ở thành thị và nông thôn. Trong những năm qua công tác phát triển hệ thống đô thị và các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã góp phần mang lại những hiệu quả tích cực. Một trong những nguyên nhân đó là nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước và thực hiện hiệu quả chính sách quản lý trật tự xây dựng từ trung ương đến các địa phương.

Cư M'gar là địa phương cấp huyện, gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó: có 02 thị trấn (thị trấn Ea Pốk, thị trấn Quảng Phú) và 15 xã. Trong những năm qua huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đặc biệt là thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nên các công trình hạ tầng kỹ thuật được đồng bộ, khang trang và hiện đại hơn tạo điều kiện thuận lợi để huyện Cư M’gar ngày càng phát triển về mọi mặt. Kết quả đó cho thấy hướng đi đúng đắn, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy địa phương nhất là việc thực hiện có hiệu quả về chính sách về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng địa phương còn tồn tại nhiều hạn chế; cụ thể: Xây nhà không đúng mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà không đúng theo quy hoạch, không có giấy phép xây dựng, xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng, xây nhà trên đất không được phép xây dựng,... đã gây ra nhiều hậu quả và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của


huyện. Thực trạng nêu trên là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách cần được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar.

Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk” là cần thiết và cấp bách; có thể khái quát, suy rộng và kiến nghị áp dụng cho địa bàn cấp huyện trên toàn tỉnh Đắk Lắk.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua có nhiều công trình khoa học, giáo trình, hội thảo, các nguyên cứu, bài viết về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Cụ thể, là một số đề án nghiêu cứu sau:

Một là, các công trình nghiên cứu đã in thành sách:

- PGS.TS Phạm Kim Giao (chủ biên): “Giáo trình quản lý nhà nước về đô thị” – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội – 2013;

- Ths. Nguyễn Thị Hải Yến, “Giáo trình quy hoạch xây dựng và điểm dân cư nông thôn” – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường – 2018;

Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp các khải niệm tổng quát về đô thị và tình hình phát triển đô thị trong những thời gian qua, những ý tưởng của tác giả về quản lý và phát triển đô thị; cũng như vấn đề cơ bản về quản lý hành chính Nhà Nước.

Hai là, các kỷ yếu hội thảo, báo cáo nghiên cứu và các bài báo khoa học được nghiên cứu trên các tạp chí:

- Ths. Trần Trọng Tấn (2018), “Bài giảng Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn” tác giả đã khái quát các vấn đề về đô thị, điểm dân cư nông thôn và nêu rõ nhiệm vụ trong tâm về quy hoạch đô thị và khu dân cư;


- Ths. Nguyễn Việt Định (2018), “Bài giảng Quản lý nhà nước về đô thị”; tác giả cung cấp các kiến thức cơ bản: Để hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã, phường, thị trấn về quản lý xây dưng, các hoạt động xây dựng trên địa bàn.

Các đề tài trong kỷ yếu hội thảo đã nêu lên khái niệm, cái nhìn tổng quát về quản lý đô thị và phát triển bền vững hài hòa, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.

Ba là, Luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài:

Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: “Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Đặng Như Phú Tân; tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính; phân tích đầy đủ, toàn diện đặc điểm về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn huyện Cu Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trong thời gian tới trên địa bàn huyện.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Từ cơ sở lý luận về thực hiện chính quản lý trật tự xây dựng và thực trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng để đưa ra giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian đến trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát cơ sở lý luận về công tác quản lý trật tự xây dựng tại các vùng nông thôn, đặc biệt tập trung tại 02 thị trấn (thị trấn Ea Pốk và thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk).

- Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng;

- Về không gian: Trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk;

- Thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2017 đến 2020.

5. Có sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn này vận dụng phương pháp nghiên cứu thực hiện chính sách công từ cơ sở lý luận đến thực tiễn; áp dụng các chính sách công trên các lĩnh vực như quy hoạch đô thị, xử lý vi phạm hành chính, quản lý đất đai. Các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách công từ chu trình thực hiện chính sách đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia, đóng góp của chủ thể hoạch định chính sách. Các văn bản thực hiện chính sách công được áp dựng và vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính nhà nước về các chính sách quản lý trật tự xây dựng.


5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu việc thực hiện chính sách công từ lý thuyết cho đến thực tiễn; vận dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu để thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng:

- Thu thập tư liệu, số liệu thứ cấp từ các cơ quan Nhà nước, các sở, các phòng ban chuyên môn thuộc huyện, ủy ban nhân dân các xã, ….

- Một số tài liệu cần thu thập: Bản đồ định hướng quy hoạch của huyện, các văn bản pháp luật, biến động sử dụng đất của huyện; báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng của UBND huyện; hệ thống các bảng biểu thống kê và các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.

- Số liệu được thu thập được tổng hợp và lập thành bảng, biểu đồ để thuận lợi cho việc nhận xét, phân tích và đánh giá. Các dữ liệu và thông tin xử lý trên phần mềm Excel, Word, …

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Góp phần củng cố cơ sở lý luận, quy định của pháp luật, các nguyên tắc cơ bản để thực hiện pháp luật và một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện miền núi nói chung và Tây Nguyên nói riêng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Khái quát chung về tình hình thực hiện chính sách và công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn toàn huyện Cư M’gar trong thời gian qua; hệ thống lại các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng tại huyện Cự M’gar, tỉnh Đắk Lắk.


Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích các điểm mạnh và điểm yếu, tồn tại, thách thức về thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý hoạt động này tốt hơn trong thời gian tới.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục các biểu và mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG

1.1. Một số khái niệm có liên quan

1.1.1. Khái niệm chính sách công

Chính sách công là tổng thể chương trình hành động của chủ thể nắm quyền lực công, nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội theo phương thức nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững ổn định.

1.1.2. Khái niệm thực hiện chính sách công

Tổ chức thực hiện chính sách công là một khâu hợp thành chu trình chính sách, là toàn bộ quả trình chuyên hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng.

1.1.3. Khái niệm về quản lý trật tự xây dựng

a) Khái niệm về trật tự xây dựng

Theo Từ điển Từ và Ngữ Hán – Việt thì trật tự được hiểu là: “Tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau …”. Trật tự là trạng thái phát triển có sự sắp xếp theo một thứ tự nhất định của các bộ phận để cấu thành chỉnh thể, trong đó các bộ phận đều vận động theo những nguyên tắc, các quy định mà nó cần phải tuân thủ. Trạng thái xây dựng có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định mà mọi người phải tuân theo. Từ đó có thể hiểu trật tự xây dựng là trạng thái được hình thành dựa trên sự thực thi pháp luật về xây dựng trong thực tiễn của chủ thể nhằm duy trì sự ổn định về trật tự xây dựng. Do đó, khi pháp luật phù hợp với xu thế phát triển và các chủ thể tự nguyện thực hiện theo đúng pháp luật thì trạng thái trong xây dựng được hình thành. Ngược lại, khi pháp luật không phản ánh đúng xu thế phát triển hay các chủ thể không tuân theo pháp luật thì không thể có trật tự xây dựng [6].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023