Thực Tiễn Triển Khai Thực Hiện Các Chính Sách Phát Triển Rừng Sản Xuất Trên Địa Bàn Các Xã, Thị Trấn Của Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng

- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/9/2016 về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với công ty nông, lâm nghiệp;

- Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020;

- Quyết định số 2196/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Hà Quảng giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương trình mục tiêu pháttriển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 832/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng huyện Hà Quảng giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 372/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh trồng rừng sản xuất năm 2020 thuộc Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Hà Quảng;

2.3. Thực tiễn triển khai thực hiện các chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Hà Quảng đã có nhiều cố gắng phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên nên tình hình KT - XH của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; lĩnh vực xã hội có bước tiến bộ, đời sống nhân dân đ- ược cải thiện; tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, đặc biệt là vùng biên giới được củng cố.

Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển rừng sản xuất như các chính sách phát triển rừng sản xuất; phương án phát triển rừng sản xuất và giao đất phát triển rừng sản xuất trên lập địa phân thành các tiểu vùng.

2.3.1. Xây dựng kế hoạch, đề án phát triển rừng sản xuất

Việc xây dựng Đề án Phát triển Rừng sản xuất huyện Hà Quảng có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Huyện Hà Quảng có địa hình phức tạp do kiến tạo địa chất, do đó Huyện phân thành nhiều vùng khác nhau: Tiểu vùng thấp là tiểu vùng có các thung lũng tương đối bằng phẳng, đất đồi thấp. Tiểu vùng cao là tiểu vùng hầu như không có sông suối, không đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất, đất để phát triển rừng sản xuất chủ yếu là đất xen kẽ núi đá.

Tạo cơ sở để sử dụng tối đa các nguồn lực về tài chính, lao động, khoa học công nghệ; tạo cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng đất trống đồi núi trọc một cách hợp lý, có hiệu quả. Đồng thời đáp ứng yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về trồng rừng và đất lâm nghiệp trong tiến trình Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay.

Trên cơ sở Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương và nhu cầu của nhân dân về trồng rừng sản xuất hàng năm; Ủy ban dân huyện đã xây dựng kế hoạch dự toán nguồn vốn cần trồng rừng để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cấp ngân sách hỗ trợ cây giống cho người dân trồng rừng kinh tế hàng năm, từ năm 2016-2020. Trên cơ sở các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh như: Quyết định Quyết định số 2196/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2017 củaUỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Dự án Bảo vệ và phát triểnrừng huyện Hà Quảng giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương trình mục tiêu pháttriển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016- 2020;Quyết định số 832/QĐ-UBNDngày 14 tháng 6 năm 2019 của Ủyban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Dự án Bảovệ và Phát triển rừng huyện Hà Quảng giai đoạn2016-2020 thuộc Chươngtrình

mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;Quyếtđịnh số 1591/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2019 của Ủyban nhân dân tỉnh CaoBằng về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương; Quyết định số 372/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh trồng rừng sản xuất năm 2020 thuộc Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Hà Quảng. Ủy ban dân huyện đã xây dựng kế hoạch dự toán nguồn vốn cần trồng rừng từ năm 2016-2020.

Bảng 2.1. Bảng dự kiến nguồn vốn thực hiện phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2016-2020 của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

(Theo Quyết định số 2196/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Hà Quảng giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương trình mục tiêu pháttriển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: triệu đồng


STT

Nguồn vốn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Vốn NSNN


120.990.000


117.720.000


1.090.000


1.090.000


1.090.000

2

Vốn dân

(công trồng và chăm sóc)


121.381.723


16.557.049


42.029.528


41.478.789


21.316.357


Tổng vốn


242.371.723


134.277.049


43.119.528


42.568.789


22.406.357

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 4

Trong đó:

Năm 2016; Chi phí xây dựng (hỗ trợ trồng rừng): 127.000.000 đồng; Chi phí quản lý: 3.810.000 đồng; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 6.000.000 đồng;Chi phí khảo sát, thiết kế: 5.000.000 đồng; Ký kết hợp đồng trồng rừng:

1.000.000 đồng.d) Chi phí khuyến lâm: 10.000.000 đồng.

Năm 2017; Chi phí xây dựng (hỗ trợ trồng rừng): 80.000.000 đồng; Chi phí quản lý: 3.000.000 đồng; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 5.000.000

đồng;Chi phí khảo sát, thiết kế: 5.000.000 đồng; Ký kết hợp đồng trồng rừng:

1.000.000 đồng.d) Chi phí khuyến lâm: 10.000.000 đồng

Năm 2018; Chi phí xây dựng (hỗ trợ trồng rừng): 27.000.000 đồng; Chi phí quản lý: 3.810.000 đồng; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 4.000.000 đồng; Chi phí khảo sát, thiết kế: 5.000.000 đồng; Ký kết hợp đồng trồng rừng:

1.000.000 đồng.d) Chi phí khuyến lâm: 10.000.000 đồng

Năm 2019; Chi phí xây dựng (hỗ trợ trồng rừng): 14.000.000 đồng; Chi phí quản lý: 1.000.000 đồng; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 3.000.000 đồng;Chi phí khảo sát, thiết kế: 3.000.000 đồng; Ký kết hợp đồng trồng rừng:

1.000.000 đồng.d) Chi phí khuyến lâm: 5.000.000 đồng

Năm 2020; Chi phí xây dựng (hỗ trợ trồng rừng): 127.000.000 đồng; Chi phí quản lý: 3.810.000 đồng; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 6.000.000 đồng;Chi phí khảo sát, thiết kế: 5.000.000 đồng; Ký kết hợp đồng trồng rừng:

1.000.000 đồng.d) Chi phí khuyến lâm: 10.000.000 đồng

Căn cứ Quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Cao Bằng Về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Cao Bằng trên địa bàn huyện Hà Quảng:

Bảng 2.2. Phân loại diện tích đất lâm nghiệp cần trồng rừng của huyện, giai đoạn 2016- 2020.

TT

Loại rừng

Diện tích (ha)

Diện tích cần trồng (ha)

Diện tích khoanh nuôi (ha)

1

Rừng phòng

hộ

29.296,49

8.120,16

21.176,33

2

Rừng sản xuất

18.619,03

15.505,21

3.113,82


Tổng cộng

47.915,52

23.625,81

24.290,15

( Số liệu từ Nguồn cung cấp của Hạt Kiểm lâm huyện hà Quảng)

- Đất rừng sản xuất: 18.619,03 ha, chiếm 38,85% diện tích lâm nghiệp

- Đất rừng phòng hộ: 29.296,49 ha, chiếm 61,15% diện tích đất lâm nghiệp.

- Đất chưa sử dụng: Hiện có 2.379,68 ha đất chưa sử dụng, chiếm 6,6% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

+ Đất bằng chưa sử dụng: 190,01 ha

+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 689,44 ha

+ Núi đá không có rừng cây: 1.500,23 ha

Trên cơ sở nguồn vốn hỗ trợ, căn cứ vào thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương nhất là các vùng trồng rừng sản xuất, Ủy ban nhân dân huyện giao cho Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn lựa chọn giống cho cây trồng phù hợp; định hướng cho các địa phương, người dân thgeo hướng dẫn:

Cây Keo lai: Phương thức trồng thuần loài. Đây là loài cây có khả năng cải tạo đất; sinh trưởng và phát triển nhanh, sớm cho sản phẩm, có thị trường tiêu thụ ổn định (nguyên liệu giấy, ván ép…).

* Cây Keo lá tràm: Phương thức trồng thuần loài phù hợp với đồi, núi có độ dốc cao. Đây là loài cây thông dụng dễ trồng, có khả năng cải tạo đất đặc biệt là cải tạo các vùng đồi cỏ tranh; sản phẩm sử dụng đa dạng nhiều lĩnh vực (nguyên liệu giấy, ván ép, ghép thanh, đồ mộc…). Ngoài ra, nó được thu mua để chế biến thành ván lạng xuất khẩu đi Trung Quốc sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế lên gần bốn lần so với trồng cây bản địa, bán nguyên liệu thô.

* Cây trúc: Phương thức trồng thuần loài phù hợp với núi đá. Đây là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao, không mất nhiều công lao động chăm sóc, có khả năng cho sản phẩm thường xuyên, liên tục nhiều năm; đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ rộng và ổn định ở trong và ngoài nước (làm hàng xuất khẩu, đồ mỹ nghệ cao cấp…). Hiện nay Công ty Tre Trúc tỉnh Cao Bằng đang hợp tác cùng Doanh nghiệp của Hồng Công về chế biến các sản phẩm từ tre, trúc để xuất khẩu. Nguyên liệu tre, trúc không đủ cung cấp cho Công ty này.

2.3.2. Phổ biến tuyên truyền chính sách

Đây là hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách; Muốn công tác tuyên truyền đến nơi đến chốn thì cần phối hợp và giao trách nhiệm cho các Tổ chức chính trị xã hội; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.

Tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân hiểu rò mục đích, ý nghĩa và vai trò của việc kê khai, làm sổ đỏ để quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp một cách có hiệu quả. Với đặc thù là vùng đồng bào dân tộc thiểu số là chủ yếu, nhận thức hạn chế nên công tác tuyên truyền về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: chủ yếu là nói chuyện trực tiếp, sử dụng tiếng địa phương để giải thích, qua tranh ảnh hoặc thông qua các cuộc sinh hoạt chi hội, chi đoàn của các tổ chức chính trị xã hội.

Tuyên truyền cho người dân hiểu việc phát triển rừng sản xuát thực hiện theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; cụ thể Nhà nước hỗ trợ một phần ngân sách gồm ( Chi phí xây dựng, chi phí quản lý, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng, chi phí khuyến lâm, giống cây trồng). Nguồn vốn đối ứng từ nhân dân ( công trồng và công chăm sóc). Phát triển rừng sản xuất được thực hiện trên diện rộng 21 xã, thị trấn, nguồn kinh phí hỗ trợ ít cần nguồn đối ứng từ các hộ dân trồng rừng, vì vậy công tác phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất có hiệu quả. Với đặc thù địa phương miền núi, dân tộc thiểu số chiếm trên 95%; công tác tuyên truyền trồng rừng sản xuất phải tiến hành thường xuyên, liên tục, phương châm “cầm tay chỉ việc”; sử dụng tiếng địa phương, dân tộc, sử dụng hình ảnh, con người thực tế thực hiện thành công công tác trồng rừng sản xuất trên địa huyện để nhân dân học tập, noi theo. Phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch cho các hộ tự nguyện trồng rừng sản xuất tham quan, học tập các mô hình kinh tế rừng ở các địa phương khác để học cách chăm sóc, hạch toán kinh doanh, thuê nhân công.


xuất

2.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển rừng sản


Công tác trồng rừng sản xuất liên quan đến nhiều ngành, đơn vị cùng

phối hợp thực hiện; hàng năm Ủy ban nhân dân huyện trên cơ sở các chính sách phát triển rừng sản xuất sẽ xây dựng kế hoạch, ra quyết định thành lập

và giao trách nhiệm cho Ban quản lý Dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Hà Quảng làm chủ đầu tư ( Phòng Nông nghiệp &Phát triển nông thôn; Phòng lao động thương binh & xã hội; hạt kiểm lâm; Phòng dân tộc; Phòng Tài nguyên & Môi trường; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện dự án trồng rừng. Trước tiên Phòng tài nguyên môi trường phối hợp với Hạt kiểm lâm đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch hàng năm và thường xuyên triển khai công tác rà soát đất lâm nghiệp đã sử dụng, đã bàn giao sử dụng, đất quy hoạch trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện. Đặc biệt chú trong công tác giao khoán đất lâm nghiệp cho các hộ dân quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

Trên cơ sở Cụ thể các nội dung hỗ trợ cho các đối tượng thuộc Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 thì trên địa bàn huyện Hà Quảng hàng năm đã tiến hành rà soát và vận dộng nhân dân trồng rừng và thực hiện trợ cấp gạo trồng rừng thay thế ở nương rẫy: Hộ gia đình nghèo được trợ cấp 15kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực Ủy ban dân huyện giao trách nhiệm cho Phòng dân tộc và Phòng Lao động thương binh xã hội phối hợp với Ủy ban dân các xã, thị trấn tiến hành khảo sát nhu cầu trồng rừng của các hộ nghèo trên địa bàn và hỗ trợ theo định mức quy định. Từ năm 2018- 2020 trên địa huyện đã thực hiện hỗ trợ bằng gạo cho các hộ nghèo trồng rừng được 180 hộ/129.600kg gạo.

Thực hiện theo Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 2196/QĐ- UBND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Hà Quảng giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai

đoạn 2016-2020; Ủy ban nhân dân huyện đã phân công cho Phòng tài nguyên và môi trường huyện, Hạt kiểm lâm, văn phòng đăng ký đất đai, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trực tiếp triển khai công tác rà soát tình hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn các xã, thị trấn; thống kê danh sách các hộ gia đình được bàn giao quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, hỗ trợ làm sổ đỏ để giao trách nhiệm cho các hộ dân; phân rò đất để trồng rừng phòng hộ, đất trồng rừng sản xuất, đất trồng cây xen canh. Chỉ đạo Hạt kiểm lâm huyện hối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện rà soát diện tích đất lâm nghiệp cần chuyển đổi để tạo điều thuận lợi cho nhân dân phát triển rừng sản xuất. Ưu tiên thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp như vườn, rừng ươm giống cây trồng phục vụ tại địa phương như cây trúc sào, quế, sa mộc, thông dù...Thành lập các xưởng chế biến gỗ để sơ chế ban đầu trước khi vận chuyển đi các xưởng chế biến thành phẩm. Do đặc thù lập địa của huyện phân thành hai tiểu vùng: Tiểu vùng thấp là phát triển rừng sản xuất trên đất đồi, địa hình dốc không lớn; Tiểu vùng cao chủ yếu rừng sản xuất trên diện tích đất xen núi đá vì vậy Ủy ban nhân dân huyện cũng chú ý đầu tư đường lâm nghiệp vào các khu rừng nguyên liệu tập trung như rừng trúc sào tại xã Yên Sơn; rừng thông tại xã Đa Thông...

Tập huấn chuyển giao tiến độ kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng theo Phương thức xử lý thực bì theo băng.Cây Keo, Thông băng phát rộng 1,5m, băng chừa rộng 1,5m.-Làm đất theo phương thức cục bộ; phương pháp làm thủ công, cuốc hố theo băng, kích thước hố loài cây Keo, Thông: 30 x 30 x 30 cm (dài x rộng x sâu).-Loài cây trồng: cây Keo, Thông.

Cây Keo khi đem trồng phải đủ 2 -3 tháng tuổi, đường kính cổ rễ ≥ 0,3 cm, chiều cao cây đạt 20 -30 cm.Cây Thông phải đủ 8 -10 tháng tuổi, đường kính cổ rễ ≥ 0,3 cm, chiều cao cây đạt 20 -30 cm.-Mật độ trồng rừngCây Keo, Thông: 1.600 cây/ha. Hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m.-Phương thức trồng thuần loài.-Chăm sóc rừng trồng: năm thứ 1, năm thứ 2, năm thứ 3,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022