VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIỆU THỊ HOA
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 2
- Kinh Nghiệm Một Số Địa Phương Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Rừng Sản Xuất
- Thực Tiễn Triển Khai Thực Hiện Các Chính Sách Phát Triển Rừng Sản Xuất Trên Địa Bàn Các Xã, Thị Trấn Của Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIỆU THỊ HOA
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN MẠNH HÙNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các nội dung, số liệu trích dẫn trong luận văn đảm bảo chính xác cao, trung thực và đáng tin cậy.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học và Xã hội.
Tôi viết lời cam đoan này đề nghị Học viện Khoa học và Xã hội xem xét cho phép tôi được bảo vệ luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Triệu Thị Hoa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT 7
1.1. Các khái niệm về rừng sản xuất, chính sách phát triển rừng sản xuất
và thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất 7
1.2. Nội dung phát triển rừng sản xuất thực hiện trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 8
1.3. Các bước tổ chức thực thi chính sách phát triển rừng sản xuất 9
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất 10
1. 5. Các tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất 11
1.6. Kinh nghiệm một số địa phương thực hiện chính sách phát triển rừng
sản xuất 12
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG 15
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hà Quảng 15
2.2. Một số chính sách hiện hành hỗ trợ phát triển rừng sản xuất tại huyện
Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 19
2.3. Thực tiễn triển khai thực hiện các chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 20
Chương 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG 43
3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển rừng sản xuất 43
3.2. Mục tiêu phát triển rừng sản xuất tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 45
3.3. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 47
3.4. Một số giải pháp chủ yếu 48
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng dự kiến nguồn vốn thực hiện phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2016- 2020 của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 22
Bảng 2.2. Phân loại diện tích đất lâm nghiệp cần trồng rừng của huyện, giai đoạn 2016- 2020. 23
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất của huyện Hà Quảng Từ năm 2016, lũy kế qua các năm đến tháng 12 năm 2020 đối với các xã, thị
trấn của huyện Hà Quảng 34
Bảng 3.1. Tiến độ thực hiện trồng rừng sản xuất của huyện Hà Quảng 53
từ năm 2020-2023. 53
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn về mặt kinh tế xã hội.
Rừng trồng sản xuất hàng hóa lâm sản, đặc biệt là sản xuất gỗ lớn có vị trí chiến lược rất quan trọng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở nước ta nói chung ở tỉnh Cao Bằng nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Đây là đối tượng liên quan nhiều đến phát triển kinh tế, xã hội nông thôn và xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân miền núi,đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số . Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã thực hiện các chính sách góp phần đẩy mạnh trồng rừng thâm canh và thâm canh trồng rừng để nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả rừng trồng, như Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/9/2016 về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với công ty nông, lâm nghiệp; Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ thướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Luật Lâm nghiệp 2017.
Phát triển rừng sản xuất gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ chương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn hiện nay.
Tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Hà Quảng nói riêng cũng không đứng ngoài xu thế đó. Theo thống kê, rừng và đất rừng huyện Hà Quảng, chiếm 83% diện tích tự nhiên của huyện và có độ che phủ 50,91%. Nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng cũng đã có nhiều cơ chế hỗ trợ, khuyến khích và giành nguồn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp, Theo quyết định số 327/QĐ-NS, ngày 01/7/2020
của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng có phê duyệt thiết kế, dự án lâm sinh trồng rừng sản xuất năm 2020 cho huyện Hà Quảng với quy mô 10,9ha thông với tổng vốn hỗ trợ là 250 triệu đồng; mục đích tăng độ che phủ, nâng cao chất lượng rừng trồng, tạo công ăn việc làm cho đồng bào các dân tộc tại địa phương thực hiện dự án; góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường sinh thái, tăng giá trị sản xuất,phát triển kinh tế rừng, bảo vệ môi trường, hạn chế xói mòn, tạo vùng nguyên liệu tập trung, góp phần chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu [18, tr. 67].
Song việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thật sự bền vững và có hiệu quả. Công tác trồng rừng tập trung chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, chưa chú trọng đến trồng rừng sản xuất. Diện tích, năng suất và chất lượng rừng trồng thấp, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai. Công tác chế biến gỗ hoạt động cầm chừng do thiếu nguyên liệu, phải nhập gỗ từ bên ngoài. Trong khi đó, nhu cầu gỗ làm nhà và gỗ phục vụ cho các công trình xây dựng cơ bản gia tăng… gây nên những áp lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững là vấn đề đang đặt ra hiện nay ở địa phương đã được thực hiện bằng nhiều chính sách. Từ hướng tiếp cận chính sách công về quá trình thực hiện chính sách bảo vệ và phát triểnrừng tác giả đã chọn “Thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng” làm đề tài Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công.
2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có rất nhiều nhiều nghiên cứu về chính sách công, thực thi chính sách công tuy nhiên Đề tài này chỉ đề cập đến chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, vì vậy tác giả của đề tài cũng đã tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: “Chính sách công: Cơ sở lý luận” của Tác giả Nguyễn Đăng Thành (Chủ nhiệm đề tài, 2004) [20, tr. 67]; Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb Giáo dục của tác giả Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên, 2006) 21, tr.67]; Kỷ yếu hội thảo quốc gia về Quản Lý Rừng Cộng Đồng ở Việt Nam; Phạm Văn Điển Nguyễn Thị Thu Huyền, Báo
cáo Cải thiện sinh kế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển rừng của Chương trình phát triển LHQ (UNDP/GEF SGP tại Việt Nam;
Trong cuốn sách “ Khuyến nông và giảm nghèo: Những lựa chọn chiến lược tại cộng đồng dân tộc thiểu số” của Nhà xuất bản Hồng Đức năm 2014 có nêu: “Khuyến nông sinh kế” hướng đến đảm bảo an ninh lương thực và phát triển sản xuất hàng hóa phù hợp ở các cộng đồng nghèo (nhất là ở vùng miền núi DTTS), dựa trên gắn kết khuyến nông với các hỗ trợ sinh kế, tư vấn, thúc đẩy và cùng làm việc theo nhu cầu của người dân ở từng cộng đồng cụ thể. “Khuyến nông sản xuất hàng hóa” (hoặc “khuyến nông dịch vụ”) hướng đến phát triển các cây con chủ lực (theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương) ở các địa bàn thuận lợi cho sản xuất hàng hóa lớn, dựa trên gắn kết người dân với các dịch vụ đầu vào và đầu ra của các tác nhân thị trường theo chuỗi giá trị [22, tr. 67].
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2019), Quyết định Số 911/QĐ- BNN-TCLN Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018. Giao Ủy ban nhân dân cấp huyên, xã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo quy định của Luật Lâm nghiệp; Sử dụng số liệu hiện trạng rừng để triển khai thực hiện Chương trình, mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững hàng năm và cập nhật diễn biến rừng những năm tiếp theo [25, tr.67]
Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020: trong phần Nội dung đầu tư có nêu đến: Đầu tư phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng rừng: Phát triển giống cây lâm nghiệp, trồng rừng sản xuất; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ. Hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp cho các địa phương có vùng nguyên liệu tập trung, những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng cho các tỉnh Tây Bắc, các tỉnh có huyện nghèo 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý rừng bền vững và các chứng chỉ quản lý rừng bền vững [22, tr.67].
Theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ ngày