Kinh Nghiệm Một Số Địa Phương Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Rừng Sản Xuất

- Cần đảm bảo tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển được các dịch vụ rừng.

1.6. Kinh nghiệm một số địa phương thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất

Nhóm các huyện thực hiện phát triển rừng sản xuất theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 ; Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020

1.6.1. Huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng: Huyện Bảo Lạc có ranh giới tiếp giáp với huyện Hà Quảng là huyện có đặc điểm về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, dân cư, phong tục tập quán gần tương đồng với huyện Hà Quảng; là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn chiếm 89,9% diện tích tự nhiên, Huyện Bảo Lạc đã chú trọng mở rộng diện tích các loại cây trồng như: trúc sào, hồi, quế; huyện đã hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, từ 2016-2018, Bảo lạc đã trồng được 41ha trúc sào nâng diện tích trúc sào toàn huyện lên trên 1.892,8 ha với khoảng 800 ha đang cho khai thác ổn định theo hướng sản xuất trở thành hàng hóa. Theo thống kê, hàng năm, người dân xã Huy Giáp xuất bán khoảng 1.000 xe trúc, thu nhập gần 9 tỷ đồng/năm; Bình quân mỗi hộ trồng trúc sào bán 3 - 6 xe trúc/năm; có hộ bán 15 - 30 xe trúc/năm [29, tr.68].

1.6.2. Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng:

Để phát huy hiệu quả diện tích đất rừng sản xuất, giúp bà con nâng cao thu nhập từ kinh tế rừng, UBND huyện kết nối với các doanh nghiệp mở rộng diện tích trồng trúc và cây dược liệu. Tăng thêm 313,6 ha trúc sào, nâng tổng diện tích trúc sào lên 2.237,2 ha, trong đó 1.633,3 ha đang cho khai thác.

Từ năm 2016 - 2019, huyện trồng được 842,3 ha quế, tập trung tại các xã: Hoa Thám, Thịnh Vượng, Tam Kim, Vũ Minh. Đến năm 2020, mở rộng

diện tích ra xã Minh Tâm, nâng tổng diện tích quế trên địa bàn đạt 1.000 ha [20, tr.68].

1.5.3. Tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh tiếp giáp tỉnh Cao Bằng có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế lâm nghiệp, với tổng diện tích tự nhiên là 485.996,0 ha, có độ che phủ rừng là 72,9%, là tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất cả nước. Tỉnh có 97.867,5 ha diện tích rừng trồng trong đó: Cây Keo là 26.253,8ha; Cây Mỡ 44.835,5ha; Cây Thông 8.554,4ha; Cây Quế 3.536,5ha; Cây Hồi 3.564,7ha; Các loài cây khác 11.122,6ha. Tỉnh Bắc Kạn cũng đã ban hành thêm các cơ chế chính sách khuyến khích về cấp cây giống chất lượng cao (cây mô) cho các hộ trồng lại rừng sau khai thác để tạo ra được nguyên liệu có mức độ đồng đều cao phục vụ chế biến, vận dụng tốt các chính sách hiện có để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến lâm sản đồng thời đẩy mạnh việc hợp tác liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp với hộ gia đình để trồng rừng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị rừng trồng; Khuyến khích liên kết các doanh nghiệp và các tác nhân trong khâu trồng rừng, khai thác, chế biến và dịch vụ để hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm lâm nghiệp, ổn định nguồn nguyên liệu đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành lâm nghiệp của tỉnh đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, chống biến đổi khí hậu, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống kinh tế cho người dân miền núi [31, tr.68].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, đã nêu các khái niệm về rừng sản xuất, chính sách phát triển rừng sản xuất và thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất; nội dung thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020; Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020; các bước tổ chức thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất; các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất; Kinh nghiệm một số địa phương thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất.

Thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 3

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hà Quảng

2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

Hà Quảng là huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm tỉnh Cao Bằng 40 km về hướng bắc; tiếp giáp với các huyện: Hòa An, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng và huyện Nà Po, huyện Tịnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.Với diện tích tự nhiên 810,9399 km2 .

Huyện có 21 đơn vị hành chính, gồm 19 xã và 02 thị trấn, gồm các xã: Ngọc Đào, Sóc Hà, Trường Hà, Quý Quân, Lũng Nặm, Cải Viên, Nội Thôn, Tổng Cọt, Hồng Sỹ, Mã Ba, Thượng Thôn, thị trấn Xuân Hòa, Thanh Long, Cần Yên, thị trấn Thông Nông, Lương Can, Cần Nông, Yên Sơn, Ngọc Động, Đa Thông, Lương Thông.

Huyện Hà Quảng có 8 xã biên giới giáp biên với Trung Quốc, với tổng chiều dài đường biên giới là 74,871 km, bao gồm các xã: Sóc Hà, Trường Hà, Lũng Nặm, Cải Viên, Nội Thôn, Tổng Cọt, Cần Nông, Cần Yên. Huyện có cửa khẩu Sóc Giang (thuộc xã Sóc Hà) và nhiều đường mòn dân sinh.

Huyện Hà Quảng có địa hình phức tạp do kiến tạo địa chất, do đó Huyện phân thành nhiều vùng khác nhau:

- Tiểu vùng thấp: Đây là tiểu vùng có các thung lũng tương đối bằng phẳng, đất canh tác chủ yếu là đất trồng lúa, có hệ thống sông suối cơ bản đáp ứng được nhu cầu về nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Tiểu vùng cao: Đây là tiểu vùng hầu như không có sông suối, không đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất, đất canh tác chủ yếu là đất trồng hoa màu, kết cấu hạ tầng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của nhân dân.

Dân số huyện Hà Quảng trên 58.087 người, gồm 5 dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao và Kinh.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.1.1 Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất giai đoạn 2015 - 2020 là 11,3% vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX đề ra và hai năm tiếp theo cũng tăng, đạt 109,7 tỷ vào năm 2019.

- Trong thời gian vừa qua, an ninh lương thực đã được bảo đảm với bình quân lương thực trên đầu người đạt khoảng 400 kg/người. Đã có một số loại hàng hoá như đậu tương, lạc, ngô và vật liệu xây dựng xác định được chỗ đứng.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng Công nghiệp

- Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch và giảm dần tỷ trọng Nông nghiệp.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) ngành nông lâm nghiệp giai đoạn 2015 – 2020 tăng bình quân đạt khoảng 2,0% và năm 2016, năm 2017 vẫn có xu thế tăng lên (3,0%). GTSX 2015 đạt 36,5 tỷ đồng tăng lên 70,6 triệu đồng vào 2019, tăng không đều.

- Năng suất lao động ngành nông nghiệp vẫn thấp nhất trong 3 khối ngành (Nông nghiệp, Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ). Năng suất lao động đạt 3,6 triệu đồng năm 2016, tăng lên tới 6,3 triệu động vào năm 2019 và bằng 5,8 triệu đồng năm 2017.

Trong cơ cấu nông nghiệp, trồng trọt giữ vai trò chính, sau đó là chăn nuôi và dịch vụ.

+ Về trồng trọt: giai đoạn 2016 – 2019, diện tích canh tác tăng lên liên tục, kéo theo sản lượng lương thực cũng tăng từ 9.806,5 tấn (2016) lên 10.803 tấn (2019). Ngoài ra, đậu tương và lạc có sản lượng tăng khá mạnh.

+ Về chăn nuôi: Vật nuôi chính trong giai đoạn vừa qua là trâu tăng 3%, bò tăng 7%, lợn và các loại gia cầm với mức tăng bình quân giai đoạn này là 6% đến 10%, tuy nhiên huyện chưa phát huy được thế mạnh chăn nuôi đại gia súc.

+ Lâm nghiệp: Xây dựng rừng chiếm 30% trong tổng số; Khai thác - chế biến lâm sản tăng lên khoảng 65%; Dịch vụ chiếm khiêm tốn (5%). Đã giao đất giao rừng cho người dân; mở rộng diện tích khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc góp phần tái tạo, khôi phục tài nguyên rừng.

Người dân đã nhận thức được hiệu quả của việc trồng rừng kinh tế nên tự giác tham gia và đầu tư vào rừng trồng.

-Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ có chuyển biến tiến bộ. Giá trị sản xuất kinh doanh ngày càng cao.

- Khoa học, công nghệ từng bước được áp dụng rộng rãi vào quá trình phát triển kinh tế đặc biệt là trong sản xuất nông lâm nghiệp. Các loại giống mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất góp phần quan trọng tăng năng suất cây trồng vật nuôi.

2.1.1.2. Văn hoá - xã hội

- Dân số, lao động và nguồn nhân lực

Giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân ở xu thế giảm dần, duy trì khoảng 1,0%/năm trong đó tỷ lệ sinh giảm, xấp xỉ 0,8% và dân số cấu trúc trẻ.

Dân tộc ít người chiếm trên 96% trong đó chủ yếu là người Dao, người Mông người Nùng, người Tày và mật độ dân số là 65 người/1 km2.

Huyện có nguồn nhân lực khá nhưng chất lượng còn khiêm tốn với mức tăng 21,%/năm trong giai đoạn 2016-2019. Đến năm 2019 là 13.564 người và chiếm đến khoảng 50% lực lượng là trẻ với 85% là lao động nông nghiệp.

Số lao động đó qua đào tạo đạt khoảng 15%, chủ yếu dưới hình thức lớp ngắn ngày nên tay nghề thấp, tập trung vào một số nghề như: nông nghiệp, mộc, nề, cơ khí v.v.

- Giáo dục - Đào tạo: Có bước tiến bộ, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa từ cơ sở trường lớp (trên 70% được kiên cố hoá) đến trang thiết bị phục vụ giảng dạy nên chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng lên.

- Y tế: Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân cơ bản đảm bảo, y tế dự phòng được coi trọng nên không xảy ra dịch lớn và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng có tiến bộ nhanh (20,5%).

- Văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao: 100% xã, thị trấn triển khai thực hiện nghị quyết TW 5 khoá VIII về cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” nên có đến trên 50% bản làng đạt tiêu chuẩn văn hoá. Phong trào thể dục, thể thao có tiến bộ, ngày càng mở rộng ra cả các địa bàn với môn cầu lông, bóng chuyền, bóng đá và một số môn thể thao khác nên sức khoẻ và đời sống tinh thần nhân dân có nhiều thay đổi.

- Tình hình xoá đói, giảm nghèo: Các chương trình, dự án đã và đang triển khai trong huyện để xoá đói, giảm nghèo là 135, 134 và 120, 661, Nghị quyết 30a Bên cạnh đó còn có chương trình/dự án quốc tế với tổ chức phi chính phủ (NGO), Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao (57,62% năm 2019), và là 1 trong các huyện nghèo, cần được quan tâm đặc biệt.

2.1.1.3. Thực trạng kết cấu hạ tầng

- Giao thông: Có đường Hồ chí Minh chạy đến KM0 Pác Bó, xã Trường Hà dài 62 km; có đường tỉnh lộ 204 kéo dài đã được tu sửa, chạy từ trung tâm thị xã đến trung tâm thị trấn Thôn Nông (50 km) và tuyến giao thông liên huyện, tạo điều kiện trao đổi hàng hoá, đi lại cho nhân dân và phục vụ quốc phòng, an ninh.

- Hệ thống cấp điện và cấp thoát nước: Đến nay tất cả các xã, thị trấn đã được dùng điện lưới quốc gia với gần 86% hộ gia đình được sử dụng điện nhưng chất lượng còn thấp. Đa số các hộ gia đình trong huyện sử dụng nguồn nước tự chảy, tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh đạt gần 60%. Việc cung cấp nước sạch cho các gia đình, đặc biệt là bà con sinh sống tại các xã vùng rẻo cao, vùng lưng chừng núi còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng lục khu hoàn toàn tích nước mưa để sử dụng.

- Hệ thống thông tin liên lạc: Ngành bưu chính viễn thông đã có sự tiến bộ đáng kể, tạo nên đổi mới trong trao đổi thông tin, đặc biệt là xây dựng hệ thống hạ tầng viễn thông nên thông tin bằng điện thoại di động có bước tiến vượt bậc. Các xã đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà văn hoá bưu điện, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân .

- Hệ thống thuỷ lợi: Huyện có hệ thống thuỷ lợi được tăng cường, diện tích chủ động tưới lên tới gần 50% diện tích, tạo ra bước tiến trong sản xuất lương thực; Hệ thống kênh mương một số đã được củng cố và kiên cố hoá tuy nhiên địa bàn rộng và địa hình khó khăn nên còn nhiều hạn chế.

2.1.1.4. Về môi trường

Do nằm ở vùng cao, dân số thưa thớt và sản xuất chưa phát triển nên môi trường sinh thái còn trong lành. Tuy nhiên hiện tại vẫn cần quan tâm tới ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở thị trấn Thông Nông, thị trấn Xuân Hòa (chợ, bệnh viện đa khoa v.v) và điểm khai thác mỏ v.v. Là huyện thuần nông nền cần chú ý đến môi trường đất, nước do sử dụng hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Do nằm ở vùng cao, có độ dốc lớn nên chú trọng công tác kiểm soát xói mòn, rửa trôi và sụt lở của đất.

2.1.1.5. Quốc phòng an ninh và trật tự xã hội

Huyện làm tốt công tác quốc phòng toàn dân, bảo đảm an ninh, phục vụ tốt công tác phòng thủ đất nước, đặc biệt đối với vùng biên giới. Do công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được quan tâm, chú trọng vùng biên giới, vùng cao nên tạo điều kiện ổn định phát triển KT - XH.

2.2. Một số chính sách hiện hành hỗ trợ phát triển rừng sản xuất tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

- Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022