Duy Trì Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Rừng Sản Xuất

chăm sóc 2 lần, phát dọn thực bì và xới đất vun gốc. Từ năm thứ 4 phát dọn thực bì, bảo vệ, phòng chống cháy rừng.

Uỷ ban nhân huyện có quy chế khai thác, chế biến lâm sản như sau: Các hộ đã ký cam kết trồng rừng từ nguồn hỗ trợ của nhà nước thì việc khai thác rừng các chủ hộ gia đình, các hợp tác xã, các xóm có trồng rừng chung phải có đơn xin khai thác, có giấy kiểm định rừng đủ tuổi khai thác lấy gỗ; có hợp đồng với đơn vị khai thác gỗ; bản ký cam kết sau khai thác phải trồng rừng mới thay thế.

Giao cho Ngân hàng chính sách xã hội: Phối hợp tao điều kiện để nhân dân thuộc hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Hà Quảng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển sản xuất nâng cao thu thập, xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên trong cuộc sống. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Từ năm 2017-2020, Ngân hàng chính sách xã hội đã giải ngân hỗ trợ trồng rừng sản xuất được 32 tỷ với 640 hộ dân vay.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng triển khai chương trình hỗ trợ 50% lãi suất cho các hộ dân phát triển sản xuất nông nghiệp trong đó có hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Từ năm 2017-2020 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tại huyện đã giải ngân được hơn 154 tỷ đồng cho hơn 1000 hộ dân, doanh nghiệp, hợp tác xã vay phát phát triển rừng sản xuất, chế biến gỗ, làm đường lâm sinh, vườn ươm giống chất lượng cao.

Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội như Hội LHPN, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh các cấp tổ chức tuyên truyền dể nhân dân hiểu và cùng đồng lòng thực hiện chính sách quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, phát riển rừng sản xuất, đặc biệt có biện pháp xử lý các hộ dân tự ý chiếm dụng đất lâm nghiệp chung để làm thành tài sản riêng hoặc sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích khi chưa thực hiện chuyển đổi; khai thác rừng không đúng quy trình, mục đích ban đầu.

Ngoài ra Ngoài ra Hạt kiểm lâm huyện, Phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn đã phối hợp với Ủy ban dân các xã, thị trấn rà soát 2 đến 3 hộ dân có diện tích trồng rừng lớn và kí nhu cầu đăng ký trồng rừng tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Kế hoạch phát động trồng cây vào dịp xuân về. Các thức thực hiện: cấp huyện chọn 01 xã để triển khai; huy động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn huyện cùng nhân dân trong các xóm thực hiện trồng rừng sẽ trồng cây trên diện tích đất lâm nghiệp đã được gia đình chuẩn bị. Cấp xã, thị trấn cũng thực hiện cũng phát động trồng cây giúp trồng cây cho các hộ gia đình trên địa bàn xã. Ước tính trung bình mỗi năm cấp huyện thực hiện trồng được 3000 cây con với hơn 1000 công trồng; cấp xã trồng được hơn 800 cây với hơn 400 công trồng. Đây là phương pháp triển khai thực hiện huy động được cả sức cán bộ, công chức và sức nhân dân cùng tham gia trồng rừng.

Kêu gọi đầu tư phát triển rừng từ các tổ chức khác: Văn bản thỏa thuận giữa tổ chức Actionaid Việt Nam và UBND huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020 về thực hiện Dự án PFG kết hợp hài hòa với Dự án Phát triển Hệ thống Quản lý Thông tin ngành Lâm nghiệp (FORMIS) với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Bộ Ngoại giao Phần Lan trồng cây keo trên địa bàn 07 xã của huyện với diện tích trên 60ha. Các dữ liệu được số hóa từ hệ thống này sẽ giúp nâng cao tính minh bạch của các thông tin về rừng, qua đó cộng đồng có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn các sai phạm trong quản lý rừng, cũng như nạn tham nhũng liên quan đến nguồn lợi từ rừng.

Dự án PFG hướng tới hỗ trợ người dân địa phương trồng rừng trên các khu vực đất trống đồi trọc, nhằm tăng sinh kế dựa vào rừng cho người dân với nguồn thu từ trao đổi cac bon và khai thác lâm sản có kiểm soát tuân thủ chặt chẽ quy định của Kiểm lâm và của Nhà nước. Mô hình này cũng khuyến khích trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc; nhờ đó giảm thiểu rủi ro thiên tai (sạt lở, lũ quét), phục hồi đất sản xuất và tạo môi trường sống trong lành. Nâng cao nhận thức cho người dân về quyền làm chủ trên mảnh đất của

mình.Trồng rừng sản xuất: 12 ha. Phương thức trồng rừng hỗn giao. Thời gian khởi công năm 2016, kết thúc vào năm 2017; Loài cây: Thông và Keo; Mật độ trồng: 1650 cây/ha: Thông 825 cây, Keo 825 cây. Một hàng trồng Thông xen một hàng trồng Keo, hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m [19, tr.67].

Sau khi trồng chính 30 ngày tiến hành kiểm tra, trồng dặm những cây bị chết, cây trồng dặm phải có kích thước gần bằng cây đã trồng, kỹ thuật trồng dặm như trồng chính. Dự án chỉ cấp cây con để trồng dặm bằng 10% so với số cây khi trồng, trường hợp đến vụ trồng năm sau, nếu tỷ lệ sống chưa đạt thì phải tiếp tục trồng dặm, chủ rừng phải tự mua cây con để trồng (trừ trường hợp đặc biệt khác xảy ra), đảm bảo tỷ lệ cây sống sau trồng dặm đạt từ 85% trở lên. Rừng sản xuất được nghiệm thu sau khi trồng 10 - 12 tháng tuổi; Tỷ lệ cây sống đảm bảo 85%. (theo Thông tư số 03/2012/TTLT-BKHĐT- BNNPTNT-BTC, ngày 05/6/2012. Hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ - TTg và Quyết định 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

2.3.4. Duy trì thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất

Để duy trì được liên tục và được nhân dân đồng tình ủng hộ thì Hạt kiểm lâm, Phòng tài nguyên môi trường, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các cơ quan ban, ngành đoàn thể phải thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân hiểu được mục đích ý nghĩa của việc phát triển rừng sản xuất; làm cho các chủ rừng, người hưởng lợi từ rừng thấy được lợi ích trong đó. Hỗ trợ nguồn vốn kịp thời cho người dân đăng ký phát triển rừng sản xuất hàng năm theo các văn bản đã ban hành. Tỉnh và huyện đã có chủ trương hỗ trợ người dân mua giống cây có giá trị kinh tế cao như cây Keo lai và Trúc vào phát triển trồng rừng kinh tế. Bước đầu các loài cây này đã thể hiện được tính ưu trội và đã được nhân dân tin tưởng áp dụng. Do giá thành cây giống cao nên loài cây này chủ yếu được trồng thông qua chính sách hỗ trợ của tỉnh. Xây dựng các mô hình khuyến lâm, khuyến khích thành lập hợp tác xã; hỗ trợ phát triển trang trại hộ gia đình đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là xây dựng mạng lưới khuyến nông viên cơ sở. Thực hiện cơ chế đổi mới, lấy hộ gia đình là đơn vị

kinh tế cơ sở tự chủ trong sản xuất kinh doanh trực tiếp thực hiện trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và kinh doanh rừng. Khuyến khích các mô hình phát triển rừng sản xuất như Dự án PFG, dụ án hướng tới hỗ trợ người dân địa phương trồng rừng trên các khu vực đất trống đồi trọc, nhằm tăng sinh kế dựa vào rừng cho người dân với nguồn thu từ trao đổi cac bon và khai thác lâm sản có kiểm soát tuân thủ chặt chẽ quy định của Kiểm lâm và của Nhà nước. Mô hình này cũng khuyến khích trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc; nhờ đó giảm thiểu rủi ro thiên tai (sạt lở, lũ quét), phục hồi đất sản xuất và tạo môi trường sống trong lành. Nâng cao nhận thức cho người dân về quyền làm chủ trên mảnh đất của mình. Duy trì thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP. Hỗ trợ bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ( Khu vực II và III) góp phần ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng trái phép và các hành vi xâm hại đến rừng và tài nguyên rừng.

2.3.5. Điều chỉnh chính sách phát triển rừng sản xuất

Công tác rà soát, đánh giá là Hạt kiểm lâm thực hiện; công tác tập huấn kĩ thuật và lựa chọn giống cây trồng là Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thực hiện; thiết kế, thi công là Phòng kinh tế hạ tầng thực hiện; rà soát các hộ dân được hỗ trợ ngân sách trồng rừng là Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn. Vì vậy Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban dân huyện thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát việc chi trả tiền hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ, chất lượng cây giống hàng năm hực hiện có đảm bảo đúng và đủ hay không đề kịp thời kiến nghị khắc phục, sủa đổi, bổ sung cho kịp thời.

Trong quá trình triển khai thực hiện, trên cơ sở phản ánh, kiến nghị của nhân dân, các doanh nghiệp, người thụ hưởng chính sách và người triển khai chính sách cảm thấy bất cập, chưa phù hợp, chưa hợp lý thì chủ động điều chỉnh những chỗ chưa hợp lý để cơ quan nhà nước và người dấn thực hiện đều thuận lợi trong quá trình thực hiện như: Quyết định số 415/QĐ-UBND

ngày 31 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Cao Bằng Về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Cao Bằng; công văn số 32/UBND –NN ngày 11/1/2020 của Ủy ban dân huyện Hà Quảng về việc rà soát diện tích rừng cần chuyển đổi loại rừng để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển rừng sản xuất.

2.3.6. Công tác kiểm tra, giám sát

Việc quản lý, sử dụng và rà soát đất lâm nghiệp, phân loại rừng sản xuất hàng năm được triển khai trên 21 xã, thị trấn vì vậy Ủy ban nhân dân huyện có kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các ngành liên quan như Hạt kiểm lâm, phòng tài nguyên môi trường, văn phòng đăng ký đất đai phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai. Để đồng nhất trong quan điểm chỉ đạo và thực hiện đạt kết quả như mong muốn, Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập các Đoàn, Tổ kiểm tra, giám sát việc thực thi công tác rà soát, sử dụng đất lâm nghiệp cũng như việc khai thác, sử dụng rừng sản xuất hàng năm. Thành lập Đoàn kiểm tra Sau khi trồng rừng 30 ngày tiến hành kiểm tra, trồng dặm những cây bị chết, cây trồng dặm phải có kích thước gần bằng cây đã trồng, kỹ thuật trồng dặm như trồng chính. Dự án chỉ cấp cây con để trồng dặm bằng 10% so với số cây khi trồng, trường hợp đến vụ trồng năm sau, nếu tỷ lệ sống chưa đạt thì phải tiếp tục trồng dặm, chủ rừng phải tự mua cây con để trồng (trừ trường hợp đặc biệt khác xảy ra), đảm bảo tỷ lệ cây sống sau trồng dặm đạt từ 85% trở lên. Rừng sản xuất được nghiệm thu sau khi trồng 10 - 12 tháng tuổi; Tỷ lệ cây sống đảm bảo 85%. (theo Thông tư số 03/2012/TTLT- BKHĐT-BNNPTNT-BTC, ngày 05/6/2012. Hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ - TTg và Quyết định 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Hội đồng nhân dân huyện thành lập Tổ Giám sát chuyên đề về công tác quản lý bảo vệ rừng và mục đích sử dụng đất lâm nghiệp tại các xã, thị trấn. Qua kiểm tra, giám sát Ủy ban nhân dân huyện kịp thời điều chỉnh, nhắc nhở các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp hàng

năm; đồng thời nhân rộng, biểu dương các hộ dân, các khu dân cư làm tốt công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả.

2.3.7. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm

Trong thời gian triển khai các chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng thì Ủy ban nhân dân huyện đã tiến hành đánh giá theo định kỳ 6 tháng, năm và 3 năm. Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân từ đó rút ra bài học kinh nghiệm; phương hướng, giải pháp thực hiện trong những năm tiếp theo.

2.3.7.1 Kết quả nổi bật trong quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng

- Công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp đã được thực hiện đúng quy định, không có tình trạng dân khiếu kiện, khiếu nại về quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Người dân ý thức được việc kê khai sử dụng đất lâm nghiệp đúng mục đích, tận dụng diện tích đất lâm nghiệp của gia đình để trồng rừng phát triển kinh tế; các khu đất lâm nghiệp được nhà nước bàn giao cho các xóm quản lý đã được nhân dân đồng tình đưa vào quản lý sử dụng trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ; vận dụng quy ước, hương ước của làng xóm trong công tác quản lý, bảo vệ tài sản chung. Đến nay, đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ lâm nghiệp cho 5.178/8.655 (59,8%) hộ gia đình, cá nhân, với 24.580,49/29.679,29 ha được giao đạt 82,82%; đất cộng đồng dân cư: 10.271,35ha; đất chưa giao: 7.268, 47ha.

- Việc trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản được đi vào nề nếp, các chính sách về lâm nghiệp đã dần đi vào đời sống của nhân dân.

- Chính quyền và các các cơ quan liên quan đã quan tâm và thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước bảo vệ và phát triển rừng. Diệntích rừng tự nhiên đực bảo vệ, diện tích rừng trồng được quan tâm thực hiện.

Bảng 2.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất của huyện Hà Quảng Từ năm 2016, lũy kế qua các năm đến tháng 12 năm 2020 đối với các xã, thị trấn của huyện Hà Quảng

Đơn vị tính: Hecta ( Ha)


STT

Tên đơn vị

Năm 2016

Tháng 12/ 2020 (Lũy kế

qua các năm)

1

Xã Đa Thông

0

31,8

2

Xã Thanh Long

6,3

6,3

3

Xã Cần Yên

12,5

12,5

4

Xã yên Sơn

20,6

20,6

5

Xã Cần Nông

27,5

66

7

Xã Lương Can

74,7

138

8

Xã Lương Thông

0

24,3

9

Thị trấn Thông Nông

0

1,0

10

Thị trấn Xuân Hòa

43,8

58,7

11

Xã Mã Ba

1,9

1,9

12

Xã Thượng Thôn

0

2,5

13

Xã Ngọc Đào

0

7,3

14

Xã Trường Hà

12,0

12,0

15

Xã Lũng Nặm

10,5

25

16

Xã Sóc Hà

0

0

17

Xã Cải Viên

6,3

18,9

18

Xã Quý Quân

0

0

19

Xã Tổng Cọt

13,5

16,9

20

Xã Nội Thôn

0

77,7

21

Xã Ngọc Động

0

0


Tổng

229,6

521,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 5

- Tổng diện tích tự nhiên: 81.095 ha

- Tổng diện tích có rừng: 41.199 ha

+ Rừng tự nhiên: 40.043 ha

+ Rừng trồng: 1.916,76 ha (từ 2009- 6/2020)

- Diện tích rừng thường xanh phục hồi (TXP) của huyệnla 66,8m3

- Diện tích rừng che phủ là 50,91%.

- Diện tích trồng rừng sản xuất từ Dự án PFG: trồng mới được 12ha rừng.

- Diện tích đất chưa có rừng: 23.526,65ha

- Diện tích rừng đã trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng: 737,2ha

- Diện tích khoanh nuôi tái sinh: 11.225,62ha

- Đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên, phong trào trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, khoanh nuôi bảo vệ rừng theo Dự án 05 triệu ha đã và đang phát triển rộng khắp bước đầu đem lại kết quả khả quan.

- Chính sách giao đất, giao rừng đã tạo cơ hội cho việc sử dụng rừng để ra sinh kế, kinh tế cho người dân có đời sống phụ thuộc vào rừng, giúp người dân thực sự là chủ rừng nhiều diện tích đất rừng, đất nương rẫy được thừa nhận có chủ là các hộ gia đình người dân tộc thiểu số bản địa đang sử dụng. Bảo đảm cho họ được hợp pháp hóa đất canh tác truyền thống, ổn định quỹ đất canh tác, điều này tác động đến quản lý sử dụng đất, phù hợp với quản lý đất đai truyền thống của người dân bản địa. Từ đây nhiều diện tích rừng trồng đã được phát triển trên đất rừng được giao, thông qua cong tác đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các đối tượng sử dụng đất; tổ chức rà soát, quy hoạch phân chia ba loại rừng theo căn cứ quyết định số 179/ QĐ - UBND ngày 31/01/2008 của UBND tỉnh Cao bằng về việc phê duyệt Dự án rà soát, quy hoạch phân chia ba loại rừng.

- Phát huy hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương theo Chủ trương của Đảng như Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí