Lý Thuyết Về Thực Hiện Ch Nh S Ch Ph T Triển C Ng Chức Văn Hóa


những việc cần thông báo, những việc cần lấy ý kiến của nhân dân tham gia, những việc nhân dân giám sát, kiểm tra, những việc nhân dân bàn và quyết định… nhất là việc vận động nhân dân đóng góp để xây đời sống văn hoá ở cơ sở.

2.2. Lý thuyết về thực hiện ch nh s ch ph t triển c ng chức văn hóa

- xã hội cấp xã

2.2.1. Khái niệm chính sách công và chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã

2.2.1.1. Khái niệm ch nh sách công

Là một trong những khái niệm trung tâm của khoa học chính sách, khái niệm chính sách công luôn được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau.

Thomas [77] quan niệm hết sức ngắn gọn, "chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm". Mặc dù ngắn gọn như vậy nhưng định nghĩa này được sử dụng và trích dẫn rất nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế nó quá rộng và mơ hồ. Cũng từ góc độ sự lựa chọn, Wiliam N. Dunn [dẫn theo 43] tiếp cận chính sách công với tư cách là sự lựa chọn của cơ quan nhà nước. Theo đó, tác giả cho rằng “Ch nh sách công là một k t hợp phức tạp những s l a chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quy t định không h nh động, do các cơ quan nh nước hay các quan chức nh nước đề ra”.

Khác với cách tiếp cận về sự lựa chọn của Wiliam, Peter Aucoin [dẫn theo 43], tiếp cận chính sách công theo góc độ hành động của nhà nước. Chính sách công là những hành động của nhà nước để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Nói cách khác, tác giả quan niệm "chính sách công bao gồm các hoạt động th c t do Chính ph ti n hành". Cùng với cách tiếp cận này, Peter [74, tr.61] cũng đưa ra định nghĩa "chính sách công là toàn bộ các hoạt động c a Nh nước có ảnh hưởng tr c ti p hay gián ti p đ n cuộc sống c a mọi công dân". Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Peter [74] và Peter


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Aucoin là Peter nhấn mạnh đến mục tiêu của các hành động là vì cuộc sống của mọi công dân. Theo ông, chính sách là hoạt động thực tế của nhà nước hướng đến mục tiêu vì chất lượng cuộc sống của người dân.

Một cách quan niệm khác về chính sách dựa vào cách tiếp cận chính sách từ góc độ đối tượng tham gia vào quy trình chính sách. Theo Colebatch [dẫn theo 57, tr. 11] khái niệm chính sách không chỉ là phạm trù riêng của các nhà nghiên cứu về chính sách; mà còn là phạm trù quan tâm của các chủ thể có quan tâm, có liên quan tới quy trình chính sách. Nói cách khác, các chủ thể này có nhiều cách cắt nghĩa khác nhau khi hiểu về khái niệm chính sách.

Thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ở vùng Tây Nam Bộ - 9

Đối với một số đối tượng tham gia chính sách, chính sách có nghĩa là sự kiểm soát, điều hành. Chính sách là cách thức nhà nước kiểm soát và điều hành các thực thể của đời sống KT-XH theo những mục tiêu đ đặt ra. Khi đề cập đến chính sách của một chính quyền có nghĩa là đề cập đến cách thức mà chính quyền đó kiểm soát và điều hành các thực thể của đời sống KT-XH.

Đối với một số đối tượng tham gia khác, chính sách là một phương tiện để xem xét trật tự đang hiện hữu và cách thức để tham gia, can thiệp vào trật tự đang hiện hữu đó. Trật tự đang hiện hữu là một hiện thực đang tồn tại trong đời sống kinh tế chính trị và xã hội.

Ở Việt Nam, các quan niệm về chính sách tương đối đồng nhất hơn. Đỗ Phú Hải [26] cho rằng“Ch nh sách công l một tập hợp các quy t định chính trị có liên quan c a Đảng v Nh nước nhằm l a chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quy t các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”. Tác giả Lê Chi Mai [44] quan niệm “l thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quy t định hoạt động c a nh nước nhằm giải quy t một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh t - xã hội theo mục tiêu xác định”. Rò ràng hai tác giả trên có kế thừa khái niệm chính sách công của một số tác giả ở nước ngoài và có bổ sung theo đặc thù của Việt Nam. Chính sách công là quyết định và hành động của cơ quan nhà nước, hệ thống chính trị ở Việt Nam.


Còn tác giả Hồ Việt Hạnh [31], trong bài nghiên cứu “Bàn về khái niệm chính sách công” tác giả đ có cách tiếp cận chính sách công từ góc độ quyền lực trong sự so sánh với chính sách tư. Từ đó đ cung cấp nhiều nhận thức mới mẻ, có tính gợi mở cao về chính sách công gắn với thực tiễn Việt Nam.

Qua một số khái niệm được trình bày như trên, tuy mỗi tác giả có quan niệm khác nhau về chính sách công, nhưng đều có một số điểm chung như sau:

Thứ nhất, chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước, bao gồm các cơ quan có thẩm quyền chung và các cơ quan có thẩm quyền riêng.

Thứ hai, chính sách công là những quyết định có tính chất hành động.

Chúng là cơ sở cho những hành động thực tiễn.

Thứ ba, chính sách công tập trung giải quyết những vấn đề trong đời sống xã hội, hướng tới mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững.

Tóm lại, chính sách công là những quyết định của cơ quan nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong xã hội mà nhà nước muốn giải quyết vì mục tiêu phục vụ và phát triển xã hội bền vững.

2.2.1.2. Khái niệm chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Trước hết cần xem xét khái niệm phát triển. Khi nói đến khái niệm phát triển, thông thường người ta so sánh với khái niệm tăng trưởng. Nếu tăng trưởng chỉ là sự tăng lên về số lượng, thì phát triển là sự thay đổi cả về lượng và chất. Trong bối cảnh của vấn đề công chức VH-XH cấp xã, phát triển được hiểu là sự thay đổi tích cực trong đội ngũ công chức VH-XH, giúp đội ngũ này hoàn thành ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.

Nếu chính sách công là tập hợp những quyết định của các cơ quan nhà nước thì chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã là những quyết định mang tính hành động của nhà nước để làm tạo ra sự thay đổi tích cực trong chất lượng hoạt động của công chức VH-XH cấp x . Đó không chỉ là những nội dung đơn thuần liên quan đến sự tăng lên hữu cơ mà là những thay đổi


mang tính bản chất tạo ra một đội ngũ công chức VH-XH cấp xã hợp lý về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

Theo đó, khái niệm chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x cần đảm bảo một số vấn đề sau:

hứ nhất, chính sách phát triển công chức VH-XH hướng đến 02 mục tiêu chính là sự thay đổi về số lượng và sự thay đổi về chất lượng. Sự phát triển hợp lý về số lượng và đảm bảo về chất lượng của công chức VH-XH là đầu ra của chính sách này.

hứ hai, chính sách phát triển công chức VH-XH được thể hiện trong nhiều quyết định của nhà nước và là một bộ phận của chính sách phát triển công chức nói chung, có nhấn mạnh đến đặc thù của đối tượng là công chức VH-XH cấp x .

Thứ ba, chủ thể ban hành chính sách công bao gồm Nhà nước ở trung ương và địa phương. Chủ thể là nhà nước ở trung ương đưa ra những chính sách chung cho cả nước. Các địa phương tùy tình hình thực tế mà có những chính sách cụ thể liên quan đến phát triển công chức VH-XH cấp xã.

Nói cách khác, chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x là tập hợp các quyết định của cơ quan nhà nước có liên quan đến bồi dưỡng, đánh giá và chế độ chính sách phù hợp của Nhà nước để đảm bảo đội ngũ công chức VH-XH cấp x có chất lượng theo hướng đáp ứng nhu cầu văn hóa của cộng đồng dân cư trong giai đoạn hiện nay. Chính sách này còn bao gồm quá trình tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển công chức VH- XH cấp x .

Chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã bao gồm mục tiêu, giải pháp chính sách thực hiện chính sách. Đặc biệt là cần lưu ý là hiện nay chưa có chính sách riêng cho đối tượng này mà nó nằm trong chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã nói chung. Chính vì vậy mà Luận án này nghiên cứu và


chắt lọc những nội dung có liên quan đến phát triển đội ngũ công chức VH- XH cấp x . Tuy nhiên khi đề cập đến nội dung chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x , thường có hai nội dung chính là mục tiêu, và giải pháp chính sách.

Mục tiêu c a chính sách

Mục tiêu của chính sách là những kết quả mà cơ quan nhà nước muốn đạt được thông qua quá trình hoạch định và đưa chính sách vào thực tế. Những kết quả mong muốn đạt được này thường được diễn đạt thông qua hai nhóm mục tiêu là mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể [27, tr.22].

Mục tiêu chung thường là những mục tiêu mang tính định tính để định hướng. Trong khi đó, mục tiêu cụ thể thường diễn đạt bằng những con số nhằm cụ thể hóa mục tiêu chung. Đối với chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã, mục tiêu chung “Xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”. Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức cũng xác định mục tiêu: xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”.

Mục tiêu cụ thể thường được đánh giá bằng mô hình SMART. Trong đó S là s cụ thể, M là có thể đo lường được, R là có liên quan và T là có xác định thời gian cụ thể [27, tr.23]. Mục tiêu cụ thể của chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng, phát triển lực lượng công chức VH-XH đủ mạnh, có sức chiến đấu cao, am hiểu chuyên sâu công tác VH-XH, có trách nhiệm, bản lĩnh nghề nghiệp, kỹ năng công tác; có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là lực lượng tiên phong, đi đầu trong công tác VH-XH.


Thứ hai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cấp xã về VH-XH thông qua nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn của công chức VH-XH cấp x . Ưu tiên hoàn thành cơ bản việc thể chế hóa các quan điểm, đường lối, định hướng của Đảng về văn hóa, văn học, nghệ thuật trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do tính đặc thù và nhạy cảm của lĩnh vực này, trong công tác quản lý phải giữ vững nguyên tắc Đảng l nh đạo, Nhà nước quản lý và dân chủ hóa công tác quản lý; quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ và nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quan điểm về quản lý là thực hiện hai chức năng “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản. Mục tiêu quan trọng của quản lý văn hóa là tạo điều kiện để bảo tồn, phát huy và phát triển nguồn lực văn hóa. Quản lý nhà nước về văn hóa phải thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch; xây dựng pháp luật và cơ chế, chính sách.

Thứ ba, là mục tiêu tăng cường hiệu lực của công tác thanh tra nhà nước về văn hóa và đổi mới tổ chức, nội dung và cơ chế quản lý. Trước hết là đổi mới, nâng cao năng lực hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra hoạt động văn hóa mang tính chuyên nghiệp của cán bộ quản lý và nghiệp vụ văn hóa; phân cấp rò ràng và cụ thể trách nhiệm và thẩm quyền của các cấp; thực hiện có bước tiến rò rệt về cải cách hành chính trên lĩnh vực văn hóa. Thực hiện cơ chế phản biện xã hội đối với hoạt động văn hóa.

Nội dung và giải pháp chính sách

Nội dung chính sách là phạm vi và khía cạnh mà chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã bao gồm những vấn đề về chế độ, chính sách và biện pháp phát triển công chức VH-XH cấp xã từ chế độ tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng đến tuyển dụng và đánh giá công chức.

Giải pháp chính sách là một phần quan trọng trong chính sách, đây là nội dung chủ đạo nhất trong bất kì một chính sách nào. Giải pháp chính sách là


cách thức mà nhà nước muốn giải quyết một vấn đề chính sách sau khi cơ quan nhà nước phân tích và lựa chọn các phương án có thể có để tìm ra phương án tối ưu nhất [27, tr.23].

Giải pháp chính sách cần đảm bảo một số yêu cầu quan trọng sau: Thứ nhất, giải pháp chính sách phải là kết quả của một quá trình phân tích các phương án. Giải pháp chính sách chính là phương án được lựa chọn. Thứ hai, giải pháp chính sách phải là những giải pháp có khả năng đạt được mục tiêu đề ra một cách tốt nhất.

Đối với chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã tập trung vào các khía cạnh như sau:

Thứ nhất là nhóm giải pháp liên quan đến đảm bảo phù hợp về mặt số lượng công chức VH-XH cấp xã. Số lượng ở đây phải hiểu là số lượng “tinh nhuệ” chứ không phải là sự tăng lên một cách đơn thuần hữu cơ về số lượng.

Thứ hai, là nhóm giải pháp liên quan đến thay đổi tích cực về chất lượng công chức VH-XH cấp xã. Nhóm giải pháp này bao gồm đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho công chức VH-XH. Nhóm giải pháp này cần gắn chặt với bối cảnh cụ thể của thời cuộc. Trong giai đoạn 4.0 hiện nay, việc phát triển chất lượng công chức cấp xã cần quan tâm đến yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Chỉ có như vậy mới có thể giúp đội ngũ này đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong bối cảnh mới.

Ở một cách tiếp cận khác, giải pháp chính sách là nội dung chính của chính sách ở từng khía cạnh cụ thể như về tiêu chuẩn công chức, tuyển dụng, chế độ tiền lương, đào tạo và bồi dưỡng, và đánh giá công chức. Ở mỗi nội dung này là những hành động cụ thể, hay còn gọi là các giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu của chính sách. Ở Chương thực trạng, tác giả sử dụng cách tiếp cận này để trình bày thực trạng nội dung của chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã.


2.2.2. Khái niệm về th c hiện chính sách phát triển công chức văn hóa

- xã hội cấp xã

Thực hiện chính sách là việc đưa chính sách từ “giấy tờ” đi vào cuộc sống. Thực hiện chính sách là khâu quan trọng trong chính sách bởi đây là khâu hiện thực hóa chính sách; là khâu cho biết một chính sách có đem lại lợi ích hay không.

Thực hiện đơn giản có nghĩa là thực hiện hoặc tiến hành. Thực hiện chính sách được xem xét với tư cách là giai đoạn thứ tư của chu trình chính sách công trong năm giai đoạn. Thực thi có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, theo Sabatier [76] thì thực thi là thực hiện một quyết định chính sách cơ sở và quyết định này thường được thể hiện trong một đạo luật, nhưng cũng có thể được thể hiện dưới hình thức các quyết định quan trọng của cơ quan hành pháp hoặc các quyết định của tòa án”. Tác giả giải thích thêm, “thông thường, quá trình này trải qua nhiều giai đoạn, bắt đầu với việc thông qua đạo luật cơ bản, tiếp theo là các quyết định của các cơ quan thực thi chính sách, sự tuân thủ của các nhóm lợi ích với các quyết định đó, các tác động thực tế - cả chủ định và không chủ định - của các đầu ra đó, những tác động nhận thức được của các quyết định, và cuối cùng là những sửa đổi quan trọng trong đạo luật cơ bản”.

Theo Pressman và Wildavsky [75], một quyết định chính sách công đưa đến một giả thuyết liên kết các mục tiêu với mục đích hoặc những kết quả mong đợi: Giả thuyết giả định rằng, khi một sự lựa chọn chính sách công “p” được tạo ra, thì kết quả “o” sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, để kết quả “o” xuất hiện, chính sách công cần phải trải qua một quá trình thực thi “I”. Chính vì vậy, Paul Berman đ thay thế giả thuyết của Pressman và Wildavsky [75] bằng chuỗi ít nhất hai mối quan hệ: (1) Hiệu lực thực thi: Nếu p, thì “I” (một lựa chọn chính sách công “p” dẫn đến một chương trình thực thi cụ thể “I”); (2) Hiệu lực kỹ thuật: Nếu “I”, thì

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí