Kh I Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của C Ng Chức Văn Hóa - Xã Hội Cấp Xã


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ


2.1. Kh i niệm, đặc điểm và vai trò của c ng chức văn hóa - xã hội cấp xã

2.1.1. Khái niệm công chức, công chức văn hóa - xã hội cấp xã

2.1.1.1. Khái niệm công chức

Khái niệm công chức ở Việt Nam được đề cập rất sớm trong Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về quy chế công chức. Theo quy chế này, khái niệm công chức có nội hàm rất hẹp, chỉ những người được tuyển dụng giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, tức là đội ngũ công chức hành chính nhà nước (HCNN).

Tiếp theo đó, vào năm 1991, Nghị định 169/HĐBT ngày 25 tháng 5 quy định như sau: “Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đ được sắp xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Khái niệm công chức trong Nghị định số 169/HĐBT chi tiết hơn so với khái niệm trong Sắc lệnh số 76/SL. Nghị định 169/HĐBT làm rò hơn yếu tố “ngạch bậc” của khái niệm công chức, gián tiếp khẳng định chế độ công chức chức nghiệp mà Việt Nam đang theo.

Nghị định 95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về Công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức sau đó cũng nêu rò, công chức bao gồm: “Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giữ một chức vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên

Thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ở vùng Tây Nam Bộ - 8


môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, … những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp”.

So với khái niệm trong Nghị định 169/HĐBT, khái niệm trong Nghị định 95/1998/NĐ-CP chi tiết hơn, mặc dù về cơ bản chúng đều giống nhau. Nghị định 95/1998/NĐ-CP liệt kê một cách cụ thể về nơi làm việc của công chức, không chung chung như Nghị định 169/HĐBT.

Khoản 2, Điều 4, Luật CBCC năm 2008 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ĐCSVN, Nhà nước, tổ chức CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy l nh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của ĐCSVN, Nhà nước, tổ chức CT-XH (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy l nh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Khoản 2, Điều 1 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 của Luật Công chức năm 2009 như sau: "Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị

- x hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân


đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.

Theo các định nghĩa trên, đặc điểm của một công chức bao gồm: Thứ nhất, công chức trước hết phải là công dân Việt Nam.

Thứ hai, về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm:

- Công chức phải là người được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ trong các Cơ quan, Tổ chức, Đơn vị thuộc cấp Trung ương, cấp Tỉnh, cấp Huyện.

- Công chức phải có đủ trình độ chuyên môn phù hợp với ngạch, chức danh, chức vụ. Các vấn đề liên quan tới bổ nhiệm, tuyển dụng công chức vào các chức danh, chức vụ và bổ nhiệm vào các ngạch công chức quy định cụ thể ở chương IV - Luật CBCC năm 2008. Những vấn đề này còn phụ thuộc vào quy định riêng đối với các chức danh, chức vụ khác nhau; cùng một chức danh, chức vụ nhưng thuộc các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác nhau; cùng một chức danh, chức vụ thuộc cùng một loại tổ chức, cơ quan, đơn vị nhưng ở các cấp khác nhau.

Thứ ba, về nơi làm việc. Nơi làm việc của công chức rất đa dạng và được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và viên chức, bao gồm cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - x hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước


Thứ tư, về thời gian công tác. Công chức đảm nhiệm công tác từ khi được bổ nhiệm, tuyển dụng cho tới khi nghỉ hưu theo quy định. Chấm dứt đảm nhiệm chức vụ khi đến tuổi nghỉ hưu: Nam đủ 65 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Thứ năm, về chế độ lao động: Công chức được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Điều 12 - Luật CBCC năm 2008); đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

2.1.1.2. Khái niệm công chức cấp xã

Công chức cấp x “là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp x , trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” (Luật CBCC năm 2008). Công chức cấp x bao gồm: Văn phòng - Thống kê; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - x hội; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với x ).

2.1.1.3. Khái niệm công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Trong Luận án này, cấp x được hiểu là chính quyền cấp thấp nhất, gần dân nhất trong hệ thống hành chính nhà nước, đó là x , phường, và thị trấn, gọi chung là cấp xã. Công chức VH-XH cấp xã là công chức cấp xã phụ trách nội dung quản lý nhà nước về VH-XH. Cụ thể là nhiệm vụ được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Khoản 7 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định về nhiệm vụ của công chức VH-XH cấp x , phường, thị trấn như sau:

- Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp x trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, trẻ em và thanh niên theo quy định của pháp luật;


- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức, theo dòi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, y tế, giáo dục, gia đình và trẻ em trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn;

+ Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình KT-XH ở địa phương;

+ Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dòi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, người có công và xã hội; tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên; theo dòi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn;

+ Theo dòi công tác an toàn thực phẩm; phối hợp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn;

+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch UBND cấp xã giao.

Tóm lại, Công chức VH-XH cấp xã là đối tượng được điều chỉnh bằng Luật Công chức và những văn bản có liên quan là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ chức danh chuyên môn về VH-XH trong biên chế xã phụ trách nội dung quản lý nhà nước về VH-XH theo phân công của Chủ tịch UBND cấp x và quy định của pháp luật.


2.1.2. Đặc điểm c a công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Công chức VH-XH cấp xã có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, công chức VH-XH cấp xã làm việc trong bộ máy nhà nước thông qua hình thức tuyển dụng theo vị trí việc làm và gắn với ngạch công chức suốt đời. Công chức VH-XH cấp xã là một bộ phận trong hệ thống nhân sự của khu vực công. Chính vì vậy mà Công chức VH-XH cấp x được quản lý như các công chức khác ở cơ sở.

Theo đặc điểm này, công chức VH-XH cấp xã phải đảm bảo những tiêu chuẩn và yêu cầu theo quy định. Cụ thể là công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức x , phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể. Độ tuổi: đủ 18 tuổi trở lên. Trình độ giáo dục phổ thông: tốt nghiệp trung học phổ thông.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, x đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

Trình độ tin học: được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.

Thứ hai, công chức VH-XH cấp xã giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, thực hiện chức năng và nhiệm vụ do Chủ tịch UBND cấp x và cơ quan chuyên môn cấp trên giao cho. Công chức VH-XH cấp xã là chủ thể trực tiếp nhất và gần dân nhất, thực hiện nhiệm vụ quản lý


nhà nước về văn hóa x hội ở cơ sở, trực tiếp tổ chức các hoạt động văn hóa ở địa phương, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương cũng như những nhiệm vụ khác liên quan về quản lý nhà nước về văn hóa.

Thứ ba, công chức VH-XH cấp x được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chế độ, tiền lương dành cho đối tượng này đều thực hiện theo các quy định của nhà nước về lương và các chế độ liên quan đến lương. Tuy nhiên, vì hoạt động quản lý nhà nước về cơ sở có những đặc thù và khó khăn nên một số địa tỉnh có những chết độ hỗ trợ bổ sung như phụ cấp, hỗ trợ công chức có trình độ đại học về công tác tại cơ sở; để góp phần cải thiện thu nhập cho đối tượng này.

2.1.3. Vai trò c a công chức văn hóa - xã hội cấp xã

Công chức VH-XH cấp xã có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị và quản lý nhà nước. Cụ thể như sau:

Công chức VH-XH cấp xã là một bộ phận của chính quyền cấp xã. Chính quyền cấp xã là một khái niệm chỉ Hội đồng nhân dân và UBND cấp xã; bao gồm hai khía cạnh là tổ chức và nhân sự. Về khía cạnh nhân sự, công chức VH-XH cấp xã cùng với các công chức khác là đội ngũ nhân sự quan trọng của chính quyền cấp xã. Chúng hợp lại thành một thể thống nhất giúp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. Nói cách khác, công chức văn hóa cấp xã là lực lượng nòng cốt trong chính quyền xã thực hiện hoạt động quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ cho người dân ở lĩnh vực VH-XH.

ham gia tr c ti p t ch c c v o các nhiệm vụ ch nh trị - c a địa phương

Công chức VH-XH cấp xã là chủ thể làm việc trực tiếp nhất, tương tác nhiều nhất với người dân trong lĩnh vực VH-XH. Công chức VH-XH cấp xã


giải quyết trực tiếp cho người dân nhiều thủ tục, dịch vụ hành chính công về VH-XH. Họ là người thực hiện hàng loạt các chế độ chính sách một cách trực tiếp cho người dân: như chi trả lương hưu, bảo hiểm xã hội; chăm lo lễ tết diện chính sách; tổ chức họp phổ biến chính sách. Không những vậy, vai trò trực tiếp của công chức VH-XH cấp xã còn thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác như: chăm sóc trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội; các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, thông tin; xoá đói giảm nghèo, v.v. Họ giữ vai trò là cầu nối giữa người dân với cơ quan nhà nước ở lĩnh vực mà họ phụ trách.

Không những vậy, đội ngũ công chức VH-XH cấp x còn là người đưa chủ trương của Đảng, chính sách về VH-XH của nhà nước tới người dân. Công chức VH-XH cấp xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để người dân nắm và tham gia một cách tích cực vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của họ trong lĩnh vực mà họ phụ trách.

Đội ngũ công chức VH-XH cấp xã là những người trực tiếp thực hiện và đảm bảo việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Công chức VH-XH cấp xã là những người quán triệt đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung của quy chế dân chủ ở cơ sở cho nhân dân; đồng thời là những người trực tiếp quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở, là cấp đầu tiên giải quyết các vấn đề liên quan đến người dân từ mặt pháp lý đến đời sống dân sinh, an ninh trật tự, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo.

Trên cơ sở nhận thức đúng tầm quan trọng, ý nghĩa của dân chủ cơ sở, đội ngũ công chức cấp xã nghiên cứu, cụ thể hóa pháp luật về dân chủ cơ sở trong việc sửa đổi, bổ sung quy định, quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị; tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của người dân theo tinh thần “dân là chủ, dân làm chủ” và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Công chức cấp x thông báo cho người dân biết

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí