Thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 10


ở, các phương tiện, điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân tài công tác, cống hiến.

3.2.2.2. Đổi mới nội dung chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức

Đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CB,CC. Cần chuyển từ đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu sang đào tạo, bồi dưỡng theo đơn đặt hàng của các cơ quan, đơn vị. Đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức với cơ quan, đơn vị trong nước; du học, kết hợp đào tạo bồi dưỡng trong nước với học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, cập nhật kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, nâng cao năng lực hội nhập.

Chương trình đào tạo cần tập trung vào cập nhật những kiến thức mới, kỹ năng mới, kinh nghiệm mới (của thế giới và trong nước) và những quy định mới của pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công thuộc trách nhiệm của bộ máy nhà nước, tránh tham lam, dàn trải, nặng về lý luận chung, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm thực thi công vụ. Đồng thời, phải chú trọng đúng mức đến việc bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách, đạo đức công vụ. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cần sát với thực tiễn thực thi công vụ, nhất là trong giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp; gắn nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, cập nhật những chủ trương, chính sách mới và kinh nghiệm thực tế trong việc giải quyết những tình huống cụ thể thường xảy ra ở cơ sở giúp nâng cao năng lực, trình độ của CB,CC. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo trang bị đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ, quy định theo tiêu chuẩn cho công chức lãnh đạo, quản lý và công chức các ngạch hành chính, kiến thức văn hóa công sở, trác nhiệm và đạo đức công vụ.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng CB, CC tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Đắk Glong, đảm bảo các điều kiện dạy, học có chất lượng và đáp ứng yêu cầu theo phương pháp mới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng được việc áp dụng, sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực và tạo được không khí thoải mái cho học viên khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Cần giới hạn số lượng học viên theo từng lớp cho phù hợp với việc áp dụng các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức.


Nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Đắk Glong. Quan tâm xây dựng về số lượng và chất lượng đội ngũ những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng. Có kế hoạch thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm cho đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Đắk Glong. Nâng cao năng lực công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy định.

Cần phải xác định chức danh và vị trí việc làm để đào tạo, bồi dưỡng công chức. Mục đích của công tác xác định, phân loại công chức là lãnh đạo, quản lý và không lãnh đạo quản lý để từ đó xác định được các loại văn bằng khác nhau: lý luận cao cấp, hành chính cao cấp hay nghiệp vụ cao cấp. Từ vấn đề đặt ra như vậy, thì đòi hỏi tất yếu là phải xác định được vị trí, việc làm trong các cơ quan Đảng, Nhà nước hiện nay. Rõ ràng là, việc bồi dưỡng CB,CC phải xác định được chức danh cán bộ và xác định được vị trí, việc làm của công chức để cử, lựa chọn CB,CC đi đào tạo đúng đối tượng, thiết thực, tránh tràn lan, gây tốn kém lãng phí.

Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức theo nhu cầu vị trí công việc, đồng thời, xác định rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng mà học viên cần đạt sau khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng. Cho phép CB,CC được lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tính chất công việc, từ đó tạo động lực và thái độ học tập tích cực, nghiêm túc. Quy định các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh CB,CC về LLCT đảm bảo tính hệ thống, tính thứ bậc và sự phù hợp với trị vị trí công tác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, cần đảm bảo sự hài hòa trong kết hợp giữa đào tạo chính quy với bồi dưỡng tại chức; giữa nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với xây dựng bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, tác phong cho cán bộ cơ sở. Thực hiện kết hợp giữa học tập trung và đi thực tế để điều tra, nghiên cứu và xử lý tình huống nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề và đề xuất những biện pháp xử lý những vấn đề đang nổi cộm, bức xúc hiện nay.

Huyện ủy Đắk Glong, UBND huyện Đắk Glong cần tăng cường chỉ đạo các phòng, ban, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Đắk Glong làm tốt công tác xây

Thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 10


dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho CB,CC đảm bảo đúng đối tượng, nội dung chương trình và thời gian quy định. Thường xuyên quan tâm, giám sát, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch, tổ chức mở lớp.

Nâng cao năng lực quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức trên địa bàn huyện Đắk Glong. Quán triệt nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dụng CB,CC đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, nhất là quan tâm bố trí công chức phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, hạn chế tối đa việc thay đổi công chức phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong trường hợp có thay đổi phải quan tâm đến công tác bàn giao, tính kế thừa. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp quản lý cho công chức tham mưu quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị hành chính. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp quản lý; và triển khai kịp thời các quy định, chính sách mới về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị biết, áp dụng triển khai tổ chức thực hiện. Xây dựng và hoàn thiện phần mềm quản lý đào tạo, bồi dưỡng CB,CC của huyện để phục vụ hiệu quả công tác tổ chức các khóa bồi dưỡng; công tác tổng hợp, báo cáo, thống kê số liệu phục vụ cho công tác dự báo, xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cho giai đoạn tiếp theo.

Tăng cường, mở rộng và quản lý tốt việc hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp huyện. Trong đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện Đắk Glong, các cơ quan chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cần chú trọng công tác hợp tác quốc tế. Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng công chức để tạo điều kiện cho công chức của huyện được đi trao đổi, nghiên cứu, học tập, tiếp thu kinh nghiệm của những nền hành chính phát triển trong khu vực và trên thế giới. Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng công chức phải có kế hoạch, nằm trong quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công chức của huyện. Các chương trình hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng công chức phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, nội dung sát với công việc, gắn với các mục tiêu kinh tế - xã hội và phù hợp với kiều


kiện, khả năng, nhất là khả năng tài chính của huyện.

3.2.2.3. Tiếp tục đầu tư kinh phí cho chính sách phát triển công chức

Dùng cơ chế tài chính như là đòn bẩy để định hướng các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức là điều không mới đối với các quốc gia có nền hành chính phát triển. Ở hầu hết các nước, kinh phí bồi dưỡng được sử dụng khi bản thân công chức có nhu cầu và tham gia khóa bồi đưỡng được đăng ký sau khi có sự thống nhất với người sử dụng công chức. Tức công chức là người quyết định mục đích sử dụng kinh phí bồi dưỡng. Tại Việt Nam, chúng ta đang làm gần như ngược lại, kinh phí bồi dưỡng do cơ quan quản lý công chức quản lý và quyết định mục đích sử dụng, công chức bắt buộc phải học các chương trình quy định và đăng ký học các chương trình do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có chức năng mời chào. Trong cơ chế này, công chức hầu như không có cơ hội chọn lựa những chương trình mà bản thân thấy cần học và người sử dụng công chức cũng không có cơ hội tham gia vào việc quyết định định hướng mục đích bồi dưỡng của công chức dưới quyền.

Đối với vấn đề đổi mới chế độ tài chính trong thực hiện chính sách phát triển công chức tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, cần được thực hiện theo các hướng sau:

Thứ nhất, phân định nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CB,CC theo tiêu chuẩn và bồi dưỡng theo nhu cầu. Kinh phí bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh là nguồn kinh phí “cứng” giao cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo đơn đặt hàng của cơ quan quản lý công chức. Bởi vì, các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh là những chương trình bồi dưỡng bắt buộc, được giao cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Kinh phí bồi dưỡng theo nhu cầu công việc, vị trí việc làm cần nghiên cứu đổi mới cách giao theo hướng tăng cường trách nhiệm của đơn vị sử dụng công chức và bản thân công chức trong việc sử dụng nguồn kinh phí này sao cho thiết thực, hiệu quả, phục vụ trực tiếp cho yêu cầu nâng cao năng lực làm việc của công chức.

Thứ hai, việc sử dụng kinh phí bồi dưỡng theo nhu cầu công việc, vị trí việc


làm phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, từ lúc xác định nhu cầu với sự thống nhất bắt buộc giữa người sử dụng công chức và bản thân công chức căn cứ vào năng lực thực thi công vụ trong năm của công chức. Bên cạnh đó, cần đảm bảo quyền của công chức được lựa chọn chương trình và cơ sở bồi dưỡng như quy định. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của công chức về hiệu quả của khóa bồi dưỡng cũng như những kết quả mong đợi phải đạt được sau khóa bồi dưỡng.

Kinh phí cho chính sách phát triển đội ngũ công chức được sử dụng khoản kinh phí riêng trong tổng chi từ ngân sách nhà nước, từ nguồn ngân sách chi thường xuyên hằng năm cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức của huyện; ngoài ra, kinh phí cho chính sách phát triển công chức còn sử dụng kinh phí từ các chương trình mục tiêu và các dự án do nước ngoài tài trợ. Sử dụng và quản lý kinh phí cho chính sách phát triển công chức tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy và nâng cao hiệu quả chính sách phát triển công chức tại huyện Đắk Glong.

Trong thời gian tới, cần đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và các nhà chức năng (nhà nội trú, bếp ăn,…) cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Đắk Glong để đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC trên địa bàn huyện. Hằng năm trích các nguồn thu của huyện và xin hỗ trợ ngân sách từ tỉnh Đắk Nông để đầu tư cho việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ công chức của huyện; thu hút và đa dạng hóa các nguồn kinh phí hợp pháp cho thực hiện chính sách phát triển công chức huyện Đắk Glong.

Đổi mới chính sách tiền lương đối với CB,CC làm động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của CB,CC, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững. Việc đổi mới chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với CB,CC cần quán triệt theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, khóa XII đã xác định mục tiêu: “Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản


xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội” [4]. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước góp phần giúp cho đội ngũ CB,CC yên tâm cống hiến, tận tụy với công việc, tạo động lực phấn đấu cho công chức.

3.2.3. Đối với bản thân cán bộ, công chức

Vấn đề tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CB,CC luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Từ năm 2011 đến nay, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03, Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có nội dung rất quan trọng: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm là thể hiện sự gương mẫu và đạo đức của đội ngũ CB,CC huyện Đắk Glong. Mỗi CB,CC bằng tâm huyết với nghề, cần phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, cống hiến trong thực thi công vụ; cầu thị, sáng tạo, nâng cao chất lượng thực thi công vụ. Do đó:

Thứ nhất, bản thân mỗi CB,CC phải không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức trong thực thi công vụ. Vị trí công việc nào cũng đòi hỏi phải có những chuẩn mực nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, nhất là đối với hoạt động thực thi công vụ. Nếu không có chuẩn mực nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp sẽ là môi trường nảy sinh tham ô, tham nhũng, lãng phí, hách dịch, cửa quyền, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ CB,CC. Chính vì thế, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức trong thực thi công vụ cho đội ngũ CB,CC phải được đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp, để hình thành thói quen và ngấm sâu vào nhận thức của mỗi công chức khi tham gia nền công vụ.

Thứ hai, mỗi CB,CC phải nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của


Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực thi công vụ. Điều này đã được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật CB,CC: “CB,CC có nghĩa vụ phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước” [36]. Điều 34 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định, mỗi CB,CC đều có trách nhiệm “tích cực tìm hiểu, học tập pháp luật; tham gia các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật; gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật. Chủ động, tích cực kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ” [38]. Đồng thời, trong quá trình thực thi công vụ, mỗi CB,CC phải nghiên cứu kỹ các chủ trương, chính sách Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác của bản thân để có thể áp dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Thứ ba, mỗi CB,CC phải phực hiện đúng bổn phận, trách nhiệm của CB,CC. Trách nhiệm, bổn phận thực thi công vụ của CB,CC là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ. Trong quá trình thực thi công vụ, nếu CB,CC không thực hiện đúng bổn phận, trách nhiệm của mình thì không những không đạt được hiệu quả của hoạt động công vụ, mà còn có thể gây những tác động tiêu cực đến cơ quan, đơn vị và của cả nền công vụ. Do vậy, mỗi CB,CC cần nhận thức sâu sắc và hiểu rõ được quyền, nghĩa vụ, những điều được phép hoặc không được phép làm trong quá trình thực thi công vụ, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình trong các mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, với tổ chức, công dân.

Thứ tư, mỗi CB,CC phải có thái độ tôn trọng tổ chức, công dân trong quá trình giải quyết công việc. Điều này có nghĩa, trong quá trình thực thi công vụ, mỗi CB, CC phải tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của tổ chức, công dân; phải thể hiện thái độ đúng mực trong các mối quan hệ, có tinh thần cầu thị; sẵn sàng chịu sự giám sát của tổ chức, công dân. Thái độ đúng mực của CB,CC trong quá trình làm việc sẽ góp phần tạo dựng uy tín, hình ảnh của cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức; tôn trọng công dân và tổ chức trong quá trình thực thi công vụ là biểu hiện cụ thể của mục tiêu cuối cùng của nền công vụ là phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân.


Thứ năm, mỗi CB,CC phải đề cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu và tăng cường nhận thức về trách nhiệm của CB,CC về việc không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc, thực thi nhiệm vụ, công vụ. CB,CC cần chủ động lựa chọn những chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới phù hợp với vị trí công việc, vị trí việc làm đang đảm nhận. Bên cạnh đó, cần xây dựng ý thức tự học tập, tự rèn luyện cho CB,CC. Cần có biện pháp phù hợp và đủ sức thuyết phục để công chức ý thức rằng việc tự giác học tập không chỉ là sự khát khao, thôi thúc tự bản thân, mà còn là động lực để có thể thực hiện nhiệm vụ một cách bài bản và chuyên nghiệp.

Tiểu kết chương 3

Từ thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức huyện Đắk Glong, chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển công chức tại huyện Đắk Glong là cần thiết, nhằm tạo ra đội ngũ công chức đáp ứng đáp ứng được các yêu cầu thực thi công vụ. Mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đắk Glong sẽ xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt đảm bảo về tiêu chuẩn, đồng bộ về cơ cấu trình độ.

Để thực hiện được mục tiêu trên, quan điểm chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển công chức huyện Đắk Glong là: 1) Việc thực hiện chính sách phát triển công chức huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phải dựa trên sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ các cấp. 2) Việc thực hiện chính sách phát triển công chức huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phải đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nướ, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính. 3) Thực hiện chính sách phát triển công chức là giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. 4) Thực hiện chính sách phát triển công chức huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và sự quyết tâm nổ lực của bản thân mỗi CB,CC.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển công chức tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ sau

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023