Đơn Vị Sự Nghiệp Công Và Chính Sách Cải Cách Tổ Chức Bộ Máy Các Đơn Vị Sự Nghiệp Y Tế Tuyến Huyện

Hai tác giả D.S. Meter và C.E. Van Horn cho rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách, những yếu tố này vừa bao gồm nhân tố của bên trong vừa bao gồm nhân tố bên ngoài (môi trường). Theo hai ông, có 6 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách công, đó là: 1) mục tiêu và nội dung của chính sách có cụ thể, khả thi hay không? 2) nguồn lực chính sách, tức nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin…) phục vụ cho thực thi chính sách có đầy đủ hay không? 3) sự trao đổi, phối hợp giữa các tổ chức và thành viên trong tổ chức trong quá trình thực hiện; 4) năng lực của cơ quan thực thi chính sách; 5) môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội; 6) nhận thức và thái độ của nhân viên thực thi chính sách

Hai tác giả Paul A. Sabatier và Daniel A. Mazmanian cho rằng, có ba nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách, đó là: 1) tính chất của vấn đề chính sách; 2) chất lượng chính sách, nguồn lực cho chính sách, sự tương tác và phối hợp giữa các cơ quan trong thực thi chính sách, năng lực của nhân viên thực thi chính sách, sự tham gia của xã hội; 3) các yếu tố bên ngoài thuộc về môi trường như môi trường kinh tế, sự tham gia của truyền thông đại chúng, mức độ ủng hộ và sự tham gia của công chúng và các đoàn thể xã hội.

Trong cuốn sách "Thực thi chính sách công" (1980), George C. Edwards cho rằng, sự tác động của bốn nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp và/hoặc gián tiếp đến hiệu quả thực thi chính sách công, đó là: 1) tuyên truyền và truyền thông chính sách nhằm làm cho người thực thi chính sách hiểu rò chính sách; 2) nguồn lực cho thực thi chính sách (nhân lực, thông tin, vật lực…); 3) thái độ, sự ủng hộ và sự quyết tâm của người thực thi chính sách; 4) cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của cơ quan hành nhà nước. [7]

1.2. Đơn vị sự nghiệp công và Chính sách cải cách tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện

1.2.1 Đơn vị sự nghiệp công, đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính

trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực như: Giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

Về đặc điểm: Đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do nhà nước đầu tư và xây dựng để vận hành, tùy vào từng loại đơn vị sự nghiệp mà nhà nước có sự hỗ trợ ngân sách ở những cấp độ khác nhau. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã chia đơn vị sự nghiệp công lập thành 4 loại:

- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;

- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

- Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;

- Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 3

Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập với mục đích cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực nhà nước chịu trách nhiệm cung cứng cho nhân dân. Nhân sự tại đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu được tuyển dụng theo vị trí việc làm, theo hợp đồng, được quản lý, sử dụng tư cách là viên chức.

1.2.2. Cơ sở của chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện

Đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện là các cơ sở y tế công lập thực hiện chức năng tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện, đồng thời cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác.

Tổ chức bộ máy của các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện bao gồm: Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm y tế huyện, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình huyện.

Chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện được hình thành trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã xác định: “Nâng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế "Thầy thuốc phải như mẹ hiền", có năng lực chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tế”.

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và của toàn xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

- Nâng cao sức khoẻ nhân dân: Tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mỗi người dân; xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam. Quan tâm các điều kiện để mỗi người dân được bảo vệ, nâng cao sức khoẻ, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở.

- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện. Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức; xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hướng tới thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh.

- Đẩy mạnh phát triển ngành Dược và thiết bị y tế.

- Phát triển nhân lực và khoa học - công nghệ y tế. Đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu cả về y đức và chuyên môn trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

- Đổi mới hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế: tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

- Đổi mới mạnh mẽ tài chính y tế tăng cường đầu tư và đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế để có nguồn lực triển khai toàn diện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, nhất là đối với các đối tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên giới, hải đảo.

Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và tổ chức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đẩy mạnh thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch.

- Chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ và giải pháp trên, Nghị quyết số 08/NQ- CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đã xác định: “Thực hiện thống nhất mô hình mỗi cấp huyện chỉ có một trung tâm y tế đa chức năng (trừ các huyện có bệnh viện đạt hạng II trở lên), bao gồm y tế dự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác; Trung tâm trực tiếp quản lý trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực (nếu có)”. Từ thực tiễn đó để đạt được mục tiêu Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25 tháng

10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cần phải có chính sách hiệu quả nhằm cải cách tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phát huy được vai trò chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

1.2.3. Mục tiêu chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện

Tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả nhằm tập trung các nguồn lực y tế (bao gồm: kinh tế và tài chính y tế, nhân lực y tế, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế, thông tin y tế…) trên địa bàn huyện; nâng cao năng lực hoạt động cho TTYT để cải tiến chất lượng dịch vụ y tế trong thời gian tiếp theo.

1.2.4. Nội dung chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện

Chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện là việc cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” cụ thể: sắp xếp, tổ chức lại bộ máy cơ sở y tế công lập tuyến huyện với mô hình 3 đơn vị bao gồm: Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình huyện thành Trung tâm y tế đa chức năng tuyến huyện theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

1.2.5. Nguyên tắc thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp tuyến huyện

Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự quản lý nhà nước, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể, công chức, viên chức và nhân dân trong quá trình thực hiện.

Quá trình tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, có cơ sở pháp lý, có tính khả thi cao, đồng thời “Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước” theo Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017.

Sắp xếp, kiện toàn phải đảm bảo nguyên tắc các dịch vụ y tế trước đó do 03 đơn vị là: Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa và Trung tâm Dân số - KHHGĐ thực hiện trên địa bàn huyện vẫn được cung cấp đầy đủ, ổn định, thuận tiện, dễ dàng cho nhân dân trong việc tiếp cận sau khi TTYT đa chức năng được thành lập.

Thống nhất về nhận thức, hành động trong các đơn vị thuộc ngành y tế và công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị. Việc giải quyết chế độ cho công chức, viên chức, người lao động phải đảm bảo đúng quy định và đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người lao động; Gắn việc sắp xếp với việc tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về tinh giản biên chế, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 158/2007/NĐ-CP.

1.2.6. Chủ thể thực hiện chính sách

Chủ thể hoạch định chính sách: Nhà nước với hệ thống cơ quan hành chính được tổ chức thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

Chủ thể thực thi chính sách:

Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn, quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới cơ sở y tế trong giai đoạn tiếp theo, quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế tuyến huyện; định mức số lượng người làm việc làm cơ sở cho các địa phương tổ chức thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp tuyến huyện.

Tỉnh ủy, UBND các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban

Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp tuyến huyện trên địa bàn;

Sở Y tế là cơ quan thường trực, tham mưu tổ chức thực hiện các nội dung chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện trực thuộc;

Các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện: xây dựng phương án tổ chức thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy tại đơn vị theo quy định.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các cơ quan, tổ chức liên quan: phối hợp, tổ chức thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.3. Các bước thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện

1.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện

Kế hoạch thực hiện chính sách là cơ sở, là công cụ quan trọng triển khai đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống. Trong xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phải xác định được chính xác, cụ thể các nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch tổ chức điều hành; trong kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực cho việc thực hiện chính sách; trong kế hoạch kiểm tra đôn đốc thực thi chính sách và việc xác định hợp lý thời gian thực hiện chính sách. Cùng với bản kế hoạch thực hiện chính sách phải xây dựng nội quy, quy chế tổ chức điều hành thực hiện chính sách. Năng lực xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách được thể hiện, được đo bằng độ chính xác, tính khả thi của bản kế hoạch. Năng lực xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách tốt chính là khả năng xây dựng được bản kế hoạch thực hiện chính sách có độ chính xác và tính khả thi cao, không phải điều chỉnh bổ sung trong quá trình thực hiện. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ CBCC tham mưu xây dựng phải hiểu và nắm chắc mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng,

quy mô, tầm quan trọng của chính sách. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, các nguồn nhân lực, vật lực, thời gian và giải pháp tổ chức thực hiện chính sách.

Để thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện các cơ quan có liên quan đều phải xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách và xác định được chính xác, cụ thể các nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch tổ chức điều hành; trong kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực (bao gồm cả nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất) cho việc thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện; trong kế hoạch kiểm tra đôn đốc thực thi chính sách và trong việc xác định hợp lý thời gian thực hiện chính sách. Cùng với xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách, phải xây dựng quy chế tổ chức điều hành thực hiện chính sách. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, các nguồn lực (nhân lực và vật lực), thời gian và các giải pháp tổ chức thực hiện.

1.3.2. Phổ biến tuyên truyền thực hiện chính sách cải cách tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện

Sau khi kế hoạch thực thi chính sách được xây dựng và thông qua, các cơ quan trong tổ chức bộ máy Nhà nước tiến hành tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch. Phổ biến tuyên truyền chính sách là bước đi cần thiết vì đây là bước quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan Nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách. Làm tốt việc này sẽ giúp cho các đối tượng chính sách và người dân tham gia thực thi hiểu rò mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định; về tính khả thi của chính sách. Qua đó họ nhận thức và tự giác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. Để việc tuyên truyền, phổ biến chính sách có hiệu quả, cơ quan Nhà nước cần có sự tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật; về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị đối với đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách.

Công tác tuyên truyền, vận động thực thi chính sách cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thi hành để mọi đối

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí