Xây Dựng Kế Hoạch Thực Hiện Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Phi Vật Thể

hóa phi vật thể vào trong thực tiễn đời sống xã hội với mong muốn đem lại những kết quả tốt đẹp để phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng.

Do đó, việc tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể có vai trò quyết định thành công hay thất bại trong giai đoạn thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trong thực tiễn xã hôi.

1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

Giai đoạn thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài. Do đó, toàn bộ các hoạt động của giai đoạn này phải được lập kế hoạch, lên chương trình để các cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện chính sách chủ động triển khai thực hiện.

Kế hoạch thực hiện chính sách công được xây dựng trước khi đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống. Các cơ quan chủ trì thực hiện chính sách từ Trung ương (Bộ văn hóa, thể thao, du lịch) đến UBND các cấp ở địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện theo nhiệm vụ được giao; có khi các nhiệm vụ đó được ghi cụ thể trong các giải pháp của chính sách. Kế hoạch thực hiện chính sách phải nêu được các vấn đề sau đây: Kế hoạch tổ chức, điều hành; Kế hoạch dự kiến các nguồn lực; Kế hoạch thời gian thực hiện; Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành hệ thống tham gia thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

Ngay sau khi cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách, thì các cơ quan nhà nước ở các cấp, tổ chức, cá nhân có tên trong kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch. Giai đoạn tiếp theo xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách là giai đoạn tuyên truyền phổ biến chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Như chúng ta đều biết, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đối tượng chịu tác động của chính sách hẹp, nhưng trên phạm vi toàn xã hội; liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vì vậy, giai đoạn

phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể là một khâu hết sức quan trọng. Các hoạt động phổ biến, tuyên truyền chính sách có ý nghĩa to lớn đối với cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

a. Phân công, phối hợp các cơ quan, chính quyền điều hành thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Trên cơ sở kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan khác được phân công thực hiện chính sách, UBND các cấp để phân công, giao các nhiệm vụ cụ thể cũng như việc phối hợp thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

Do đó, để việc tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đạt kết quả cao nhất, cơ quan nhà nước chủ trì ở Trung ương (Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các cấp tham gia thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể và các cơ quan nhà nước phối hợp ở các cấp như ngành Tài chính, Đầu tư, Công an, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương tham gia thực hiện chính sách phải có sự phối hợp, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân thực hiện các nội dung của chính sách trên cơ sở nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan nhà nước đã được quy định trong pháp luật. Sự phân công phối hợp đó còn diễn ra giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với chính quyền địa phương các cấp để chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đến tận cơ sở và người dân. Trong thực tế, dù chính sách chỉ ở trong một lĩnh vực cụ thể với một phạm vi hẹp ở một vùng nhưng khi thực hiện chính sách thì cũng phải có nhiều cơ quan nhà nước tham gia phối hợp điều hành thực hiện chính sách.

Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 5

b. Phân công, phối hợp các đối tượng thực hiện chính sách

Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể khi thực hiện có thể tác động đến lợi ích của các bộ phận dân cư theo các hướng khác nhau. Có bộ phận

được hưởng lợi nhiều, có bộ phận được hưởng lợi ít, có bộ phận không được hưởng lợi, thậm chí còn bị tác động tiêu cực.

Việc thành công của một chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể do nhiều yếu tố cấu thành. Do đó, để cho việc thực hiện chính sách công thực hiện được đúng mục tiêu quản lí thì cần phải phối hợp các yếu tố, bộ phận, đối tượng tác động và liên quan. Ở Trung ương, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì thực hiện chính sách này phải phối hợp với các bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng kế hoạch thực hiện ở cấp quốc gia. Còn ở địa phương, Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp tỉnh (đơn vị chủ trì ở địa phương) phối hợp với các sở có liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã, các tổ chức chính trị xã hội (như Hiệp hội bảo tồn di tích lịch sử, Hội văn hóa nghệ thuật…), doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch, phân công phối hợp thực hiện các nội dung của chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

4. Duy trì chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

Giai đoạn duy trì chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể là giai đoạn các hoạt động thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể được triển khai theo kế hoạch và có sự phân công giữa các chủ thể tham gia thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Các hoạt động đó được triển khai và duy trì sự hoạt động trong suốt quá trình thực hiện chính sách và diễn ra trong thực tiễn nhằm hướng tới những mục tiêu đã định sẵn trong chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể để có ảnh hưởng tốt đến đời sống xã hội. Để chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể được duy trì các hoạt động và tiếp diễn liên tục trong đời sống, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể phải có sự nhất trí đồng lòng, phối hợp chặt chẽ với nhau để cho chính sách được triển khai mọi hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng tác động trong phạm vi của chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

5. Điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

Trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, do các hoạt động kinh tế - xã hội luôn luôn phát triển nên có thể một số nội dung về giải pháp thực hiện chính chính sách này không còn phù hợp hoặc đối với địa phương, vùng miền khác nhau cũng có thể có giải pháp đưa ra trước đây không phù hợp cho tất cả các địa phương. Hơn thế nữa, quá trình xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cũng diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Từ khi bắt đầu xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đến khi ban hành chính sách và triển khai thực hiện chính sách thì thực tiễn đã có những thay đổi nhất định. Vì vậy, trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, việc điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách này là một hoạt động tất yếu, khách quan. Như vậy, trong quá trình thực hiện chính sách, giai đoạn điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể là cần thiết. Các cơ quan nhà nước thực hiện chính sách, căn cứ vào thực tiễn của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để điều chỉnh các giải pháp thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cho phù hợp với thực tiễn địa phương trong từng giai đoạn .

6. Theo dòi, kiểm tra thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

Trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, các hoạt động được triển khai có thể ở một lĩnh vực nhưng cũng có thể trên nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, chính sách được thực hiện không chỉ ở một vùng, địa phương mà có thể ở tất cả các vùng trên cả nước. Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể được nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị và đông đảo người dân tham gia. Bên cạnh đó, các điều kiện kinh tế - xã hội ở những vùng miền khác nhau cũng có những khác biệt. Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức cũng khác nhau; năng lực tổ chức điều hành các hoạt động thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở từng cơ quan cũng khác nhau. Vì vậy, tiến độ thực hiện chính sách bảo tồn và

phát huy giá trị văn hóa phi vật thể; các hoạt động tổ chức thực hiện chính sách ở các địa phương, các ngành không giống nhau. Do đó, cơ quan nhà nước chủ trì (Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch) thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể phải cùng với các cơ quan nhà nước có liên quan khác, chính quyền địa phương các cấp thường xuyên theo dòi, kiểm tra thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Thông qua theo dòi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể để kịp thời phát hiện những bất cập trong quá trình thực hiện chính sách; kịp thời điều chỉnh những bất cập đó. Đồng thời nếu có những sai lệch trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể thì phải ngăn chặn và uốn nắn kịp thời để làm cho chính sách không bị biến dạng trong thực tiễn. Theo dòi, kiểm tra thực hiện chính sách còn phát hiện những nhân tố tích cực, sáng tạo trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể để động viên, khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ, động viên các lực lượng tham gia thực hiện chính sách. Theo dòi, kiểm tra thực hiện chính sách cũng góp phần phát hiện những bất hợp lý trong nội dung chính sách đã ban hành để giúp cho cơ quan chủ trì ban hành chính sách có những giải pháp điều chỉnh nội dung giải pháp thực hiện chính sách cho phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội đang diễn ra trong quá trình thực hiện chính sách. Việc theo dòi và kiểm tra thực hiện chính sách được dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt và được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền đã được quy định trong kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể do cơ quan chủ trì thực hiện chính sách hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thông qua công tác theo dòi, kiểm tra thực hiện chính sách, cơ quan chủ trì thực hiện chính sách có thể nắm vững quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở các khía cạnh khác nhau như:

- Những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình thực hiện chính sách ở từng giai đoạn cụ thể.

- Những bất cập trong xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng

thực hiện chính sách; giữa cơ quan nhà nước trung ương với chính quyền địa phương các cấp; giữa cơ quan nhà nước với tổ chức chính trị và với người dân.

- Sự tập trung của các lực lượng cơ quan, tổ chức, nguồn lực trong việc thực hiện mục tiêu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, nhất là những mục tiêu ưu tiên của chính sách.

7. Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

Trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, cơ quan nhà nước thực hiện chính sách đánh giá, tổng kết từng giai đoạn thực hiện chính sách hoặc đánh giá tổng kết từng khu vực, địa phương thực hiện chính sách. Đây không phải là đánh giá toàn bộ chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể mà là đánh giá một phần thực hiện chính sách nhằm tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc tiếp tục thực hiện chính sách ở các giai đoạn tiếp theo. Thông qua đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm cũng giúp cho cơ quan thực hiện chính sách ở trung ương có thể điều chỉnh các giải pháp thực hiện chính sách. Đối với chính quyền địa phương, thông qua đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách có thể điều chỉnh các biện pháp tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Qua đó cũng có thể có kiến nghị với cơ quan chủ trì thực hiện chính sách hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp trên điều chỉnh giải pháp hay cơ chế chính sách để thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở giai đoạn tiếp theo tốt hơn; khắc phục được những nhược điểm của giai đoạn thực hiện trước. Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm là quá trình xem xét, kết luận về sự điều hành các hoạt động thông qua các giải pháp chính sách để thực hiện các mục tiêu của chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Trên cơ sở đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để đề ra các giải pháp tốt hơn trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở từng địa phương, trong từng giai đoạn cụ thể; phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

1.5.1. Yếu tố khách quan

Quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể là một quá trình phức tạp, đầy biến động và chịu tác động của một loạt các yếu tố làm thúc đẩy hoặc cản trở các kết quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

Bản chất của vấn đề cần giải quyết

Như chúng ta đã biết, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể được đề ra nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh tế - xã hội. Vì vậy bản chất của các vấn đề cần giải quyết sẽ tác động bằng nhiều cách đến quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đó. Đây là một chính sách đúng đắn của Nhà nước nhằm bảo tồn di sản của đất nước; đồng thời phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của mọi miền tổ quốc. Tuy nhiên, do việc phát triển kinh tế nóng ở một số địa phương, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể chưa được sự quan tâm của các cơ quan nhà nước. Do đó, tính chất cấp bách của vấn đề thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cũng tác động lớn đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách.

Bối cảnh thực tế:

Các bối cảnh xã hội, kinh tế, công nghệ và chính trị có tác động lớn đến việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

- Bối cảnh xã hội: Những thay đổi về điều kiện xã hội có thể tác động đến cách lí giải vấn đề và vì vậy tác động đến cách thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Nói chung, xã hội càng văn minh hiện đại, nhận thức của con người càng tiến bộ, trình độ dân trí càng cao thì càng thuận lợi cho việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

- Bối cảnh kinh tế: Những thay đổi về điều kiện kinh tế cũng có tác động đối với việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Kinh tế tăng trưởng cao thì chính phủ sẽ bớt khó khăn hơn trong việc thực hiện các chính

sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, kinh phí để phục vụ việc thực hiện chính sách sẽ dễ được phê duyệt để đảm bảo kinh phí tối thiểu trong thực hiện chính sách này. Ngoài ra các địa phương kinh tế phát triển tốt thì ngoài ngân sách trung ương, các địa phương có thể có cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở địa phương.

Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nhìn chung sẽ đem lại lợi ích cho các nhóm đối tượng khác nhau. Mặc dù chính sách đem đến cho toàn bộ người dân thì những người ở các tầng lớp khác nhau, ở địa phương khác nhau cũng không thỏa mãn như nhau bởi họ vẫn muốn đòi hỏi khác biệt. Do đó, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cho người lao động dù được hưởng thụ nhưng trong quá trình thực hiện vẫn gặp nhiều khó khăn do các nguồn lực ở từng địa phương khác nhau và thái độ của mọi tầng lớp nhân dân cũng có thái độ khác nhau khi chính sách này được triển khai thực hiện.

Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách

Khi dân giàu có, tiềm lực kinh tế, khả năng kinh tế của dân mạnh thì biện pháp Nhà nước và nhân dân cùng làm sẽ hiệu quả hơn và Nhà nước có thể huy động được sự đóng góp về chất xám, tiền của từ các tổ chức, các nhà khoa học và từ dân cư trong việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Ở nước ta, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể liên quan đến nhóm đối tượng thuộc kinh tế Nhà nước (ngân sách nhà nước) cấp, tài chính từ nguồn xã hội hóa ủng hộ của người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Kinh tế phát triển thì Nhà nước sẽ cấp ngân sách nhiều; người dân giàu có thì sẽ có nguồn kinh phí xã hội hóa để giữ gìn tốt di sản văn hóa phi vật thể nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

Đặc tính của đối tượng chính sách

Đặc tính của đối tượng chính sách thường có liên quan đến tính tự giác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, lòng quyết tâm, tính truyền thống của đối tượng. Đặc tính này

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022