nghiệp, công nghiệp chế biến và các ngành nghề dịch vụ góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Các hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển mạnh với hàng loạt các điểm kinh doanh bán hàng điện tử, siêu thị… Các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa của người dân chủ yếu diễn ra tại các chợ và các hộ kinh doanh. Dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện phát triển đa dạng, dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển là điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận được với các tiện ích xã hội một cách dễ dàng hơn.
- Về xã hội:
Về tổ chức hành chính, toàn huyện hiện có 16 xã, thị trấn với 284 thôn, buôn, tổ dân phố.
Về dân số (tính hết năm 2020), huyện có khoảng 219.080 người, với 23 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có trên 69.433 người, chiếm 33,4%. Thành phần dân cư ở Krông Păc, công nhân, nông dân là thành phần đông đảo nhất, trước năm 1954 chủ yếu là người dân tộc Ê Đê Kpă, một ít người M’Nông, sau 1954 giai cấp nông dân tăng lên đột biến do chính sách cưỡng bức di dân từ các tỉnh đồng bằng khu 5 lên Tây Nguyên, trong đó có địa bàn huyện Krông Pắc, sau 1975 giai cấp nông dân lại tiếp tục được bổ sung bằng các cuộc vận động nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng, nhà nước ta và một phần di cư ngoài kế hoạch. [51]
Các hoạt động văn hoá, thông tin được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được triển khai sâu rộng thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, góp phần vào việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh. Văn hoá truyền thống của các dân tộc được giữ gìn và phát huy; các hoạt động thông tin tuyên truyền, thể dục, thể thao được triển khai sâu rộng; thể thao truyền thống các dân tộc được duy trì, phát triển.
Trình độ dân trí của các dân tộc thiểu số tiếp tục được nâng lên. Quy mô và chất lượng giáo dục được giữ vững và ngày càng tiến bộ; tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp hàng năm đều tăng; đội ngũ giáo viên phát triển cả về số lượng và chất
lượng; thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện luôn dẫn đầu trong các cuộc thi học sinh giỏi do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Mạng lưới y tế từ huyện đến các xã, thị trấn phát triển toàn diện; chất lượng khám, chữa bệnh ngày một nâng lên, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, nhất là trong vùng dân tộc thiểu số triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả.
2.1.3. Khái quát truyền thống lịch sử - văn hóa
Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Krông Păc vốn là một chiến trường địch hậu trong kháng chiến chống Pháp, nhiều mặt còn non yếu thực lực cách mạng hầu như không có gì đáng kể, tuyệt đại bộ phận là vùng trắng trừ một số ít nơi như khu vực đồn điền Ca Đa và vùng dân tộc Pok Kênh – Ea Nhái, nên khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ - tên đế quốc đầu sỏ mạnh hơn ta gấp nhiều lần cả về quân số, vũ khí và phương tiện chiến tranh, Krông Păc phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức.
Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện cùng với sự tác động mạnh mẽ từ các hướng, nhất là sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương, quân và dân huyện Krông Pắc vừa phải phấn đấu, chịu đựng vượt qua gian khổ, hy sinh, vừa phải ra sức phát huy cao độ tinh thần căm thù địch và ý chí đấu tranh cách mạng kiên cường của dân tộc, bền bĩ bám trụ địa bàn, vừa chiến đấu vừa xây dựng địa bàn, vừa xây dựng lực lượng và đã liên tục lập được nhiều thành tích xuất sắc qua các thời kỳ, tiêu biểu nhất là thắng lợi trong cuộc tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, trong đó đòn đấu tranh chính trị của quần chúng cánh Đông, gồm 6.000 người là cánh đông nhất, quyết liệt nhất và cũng chịu nhiều hy sinh, tổn thất nhất, đặc biệt là thắng lợi toàn diện trong cuộc phối hợp cùng cả tỉnh và các lực lượng chủ lực, tiến hành tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng huyện nhà, góp phần giải phóng toàn tỉnh Đăk Lăk và toàn miền Nam. [30].
Hiện nay, huyện Krông Pắc có 23 dân tộc trong đại gia đình các dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên một bản sắc văn hóa rất phong phú, đa dạng với nhiều
sinh hoạt văn hóa đặc sắc như: Lễ hội cồng chiêng, lễ hội xuống đồng, lễ hội cúng bến nước, hát quan họ, đi cà kheo, đẩy gậy, vò vật truyền thống…
- Khái quát truyền thống văn hóa:
Truyền thuyết về Lễ bỏ mã một lễ hội lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên như: Bahnar, Ê đê, Jarai. Theo quan niệm của các dân tộc này thì sau khi người ta chết đi, linh hồn vẫn còn quanh quất đâu đó, giữa người chết và người sống vẫn còn mối quan hệ ràng buộc, do vậy hàng ngày người sống vẫn ra thăm mả, quét dọn sạch sẽ và mang cơm nước cho người đã khuất. Chỉ sau khi làm lễ bỏ mả thì mối quan hệ ràng buộc này mới chấm dứt, người chết hoàn toàn yên nghỉ và chờ đầu thai, còn người sống thì yên tâm lo cho cuộc sống riêng mình, được quyền lấy vợ, lấy chồng khác.
Về kho tàng truyện kể, bên cạnh những câu truyện dã sử chung, dân tộc nào cũng có các thể loại cổ tích, ngụ ngôn..., cùng với các thể loại văn vần phong phú như tục ngữ, đồng dao, câu đố. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng của mình, đặc biệt người Tày đã sáng tạo ra chữ Nôm với các tác phẩm văn học thành văn đề cập đến nhiều phương diện tri thức về y tế, địa lý, phong tục tập quán, lịch sử, lịch thời gian; hiện còn lưu giữ 85 văn bản chữ Nôm Tày tại viện Hán Nôm.
Về phong tục tập quán, tín ngưỡng, mỗi dân tộc đều có nếp sinh hoạt riêng cùng với các quy định nghi lễ của vòng đời con người từ khi sinh ra cho đến khi khuất núi. Ví dụ như nghi lễ ma chay, đám cưới của dân tộc…
Về dân ca, huyện Krông Pắc là tỉnh có nhiều làn điệu dân ca truyền thống mang tính bản sắc từ các vùng miền như: dân ca quan họ Bắc Ninh ở xã Vụ Bổn, một số nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn cũng đã góp phần bảo tồn, lưu giữ các làn điệu dân ca, dân vũ khá độc đáo như hát Kưt, Ay ray, hát Then, hòa tấu nhạc cụ...
Lễ hội của huyện Krông Pắc hiện có 3 lễ hội tiêu biểu được tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo du khách là: Lễ hội vò vật truyền thống xã Vụ Bổn, Lễ hội mừng lúa mới xã Krông Búk và Lễ hội ném còn của dân tộc Tày Nùng xã Ea Kênh.
Với thành phần đa sắc tộc, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo. Kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể Huyện Krông Pắc rất đa dạng và phong phú có rất nhiều làn điệu dân ca như: Kưt, Ay ray, hát Then.
2.2. Phân tích việc ban hành và triển khai thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Huyện Krông Pắc
2.2.1. Chủ thể thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Huyện Krông Pắc
Phòng Văn hóa Thông tin huyện có địa chỉ tại 177 khối 6, Thị trấn Phước An, Huyện Krông Pắk, Đắk Lắk là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.
Trong Phòng Văn hóa và Thông tin có bộ phận chuyên môn là 01 công chức quản lý nhà nước về văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện, hàng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch phục dựng các nghi thức lễ hội của đồng bào các dân tộc đặc sắc như: Lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc Êđê xã Ea Kênh, Mừng lúa mới của xã Krông Buk, Vò vật tại thôn 8 xã Vụ Bổn, lễ bỏ mã của dân tộc Ê đê xã Ea Hiu,…
Hàng năm chi khoảng 60 triệu đồng tiền ngân sách và xã hội hóa mở 06 đến 08 lớp truyền dạy những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc như: chiêng ram, chiêng tre, hát then, đàn tính, hát Ea Ray và dân ca quan họ Bắc Ninh, đến nay huyện đã có 16 đội văn nghệ truyền thống của từng vùng miên ở các xã, thị trấn. Đặc biệt là đội nghệ nhân hát then đàn tính thôn Thạch Lũ xã Ea Yông được công nhận là nghệ nhân ưu tú, đạt nhiều giải cấp tỉnh và khu vực.
2.2.2. Các chủ thể văn hóa thụ hưởng chính sách
“Chủ thể văn hóa là cộng đồng, nhóm người hoặc cá nhân sở hữu, thực hành và sáng tạo di sản văn hóa phi vật thể” được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL.
Di sản văn hóa phi vật thể gồm các loại hình: Ngữ văn dân gian (lời nói vần, sử thi, truyện cổ, câu đố); Nghệ thuật trình diễn dân ca (dân ca, dân vũ, bài chiêng, nhạc cụ); Lễ hội truyền thống (hệ thống Lễ hội: Đời người, chu kỳ nông nghiệp và cộng đồng).
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tính đến năm 2020 gồm có các Di sản văn hóa phi vật thể như sau :
Bảng 2.1. Di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình ngữ văn dân gian.
Loại hình | Ý kiến | Tỷ lệ (%) | |
01 | Lời nói vần | 322 | 33.3 |
02 | Câu đố | 253 | 26.1 |
03 | Không có hình thức nào nói trên | 198 | 20.5 |
04 | Sử thi | 104 | 10.7 |
05 | Truyện cổ | 64 | 6.6 |
06 | Hình thức khác | 27 | 2.8 |
Tổng cộng | 968 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Huy Các Giá Trị Văn Hóa Phi Vật Thể
- Xây Dựng Kế Hoạch Thực Hiện Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Phi Vật Thể
- Khái Quát Điều Kiện Tự Nhiên, Chính Trị, Kinh Tế- Xã Hội, Lịch Sử Văn Hóa, Huyện Krông Pắc
- Thực Trạng Về Điều Chỉnh Giải Pháp Thực Hiện Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Phi Vật Thể
- Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 9
- Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
Nguồn: báo cáo khảo Sát di Sản Văn hóa phi vật thể - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - 2020
Bảng 2.2. Di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian
Loại hình | Ý kiến | Tỷ lệ (%) | |
01 | Bài chiêng | 411 | 37.7 |
02 | Dân ca | 243 | 22.3 |
03 | Nhạc cụ | 213 | 19.5 |
04 | Không có | 112 | 10.3 |
05 | Dân vũ | 102 | 9.4 |
06 | Khác | 9 | 0.8 |
Tổng cộng | 1.090 | 100 |
Nguồn: báo cáo khảo Sát di Sản Văn hóa phi vật thể - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - 2020”.
Bảng 2.3. Di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình nghi lễ, lễ hội truyền thống
Loại hình | Ý kiến | Tỷ lệ (%) | |
01 | Nghi lễ vòng đời người | 317 | 35.0 |
02 | Lễ hội cộng đồng | 195 | 21.5 |
03 | Không có các nghi lễ, lễ hội nói trên | 178 | 19.7 |
04 | Lễ hội về chu kỳ nông nghiệp | 149 | 16.5 |
05 | Nghi lễ, lễ hội khác | 66 | 7.3 |
Tổng cộng | 905 | 100 |
Nguồn: Báo cáo khảo Sát di Sản Văn hóa phi vật thể - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - 2020”.
Các chủ thể văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc gồm có các lễ hội truyền thống như cồng chiêng Tây Nguyên, Lễ cúng bến nước, Cúng cầu mưa... của dân tộc Ê- đê, Các tiết mục múa lân, vò vật, đi cà kheo, ném còn...của dân tộc Tày, Nùng; dệt thổ cẩm, gùi nước, tạc tượng, làm cây nêu, chế tác nhạc cụ dân tộc…của các nghệ nhân ưu tú người dân tộc.
Bảng 2.4. Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc
Nghệ nhân đánh chiêng | Nghệ nhân dạy đánh chiêng | Nghệ nhân chỉnh chiêng | Nghệ nhân chơi nhạc cụ | Nghệ nhân chế tác nhạc cụ | Nghệ nhân tạc tượng | Thầy cúng | Nghệ nhân xử luật tục | Nghệ nhân biết lời nói vần | Nghệ nhân kể sử thi | Nghệ nhân kể truyệ n cổ | Đội văn nghệ (múa xoang) | |
119 | 363 | 45 | 27 | 101 | 27 | 11 | 29 | 78 | 56 | 06 | 33 | 16 |
Nguồn: báo cáo khảo Sát di Sản Văn hóa phi vật thể - phòng văn hóa thông tin huyện Krông Pắc - 2020”.
2.3. Tình hình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách là hoạt động đầu tiên của quá trình thực hiện chính sách. Kế hoạch được xây dựng để các cơ quan nhà nước chủ trì và phối hợp thực hiện chính sách chủ động triển khai thực hiện. Trên cơ sở các giải pháp trong chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của Nhà nước Huyện ủy Krông Pắc đã có nghị quyết về thực hiện chính sách về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc truyền thống trong đó có bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Từ nghị quyết của Huyện ủy, UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, triển khai các văn bản chính sách lớn liên quan đến bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Cơ quan giúp chuyên môn giúp việc cho UBND huyện là Phòng văn hóa và Thông tin huyện đã xây dựng kế hoạch trình UBND huyện phê duyệt về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện.
Trong Kế hoạch thực hiện này thể hiện nội dung về: Kế hoạch tổ chức, điều hành trong đó phân công Phòng văn hóa và Thông tin huyện (VHTT) là cơ quan thường trực, các phòng tham gia thực hiện như Phòng Tài chính, Phòng Nông nghiệp, Phòng Kế hoạch đầu tư, Hội văn nghệ dân gian v.v.; Kế hoạch dự kiến về tài chính, các hỗ trợ về phương tiện thông tin, xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách này. Nhìn chung công tác xây dựng để triển khai thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của huyện tương đối nhanh và kịp thời.
2.3.2. Thực trạng về phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Giai đoạn tiếp theo xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể là giai đoạn tuyên truyền phổ biến chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên do phương tiện thông tin của huyện còn hạn chế nên công tác tuyên truyền chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa phi vật thể chưa được triển khai kịp thời. Một phần cán bộ tuyên truyền biết ít tiếng dân tộc nên hạn chế trong việc phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đến tận người dân còn chậm và chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm. Do là một huyện còn khó khăn nên lãnh đạo địa phương chỉ tập trung vào vấn đề phát triển kinh tế của các xã mà chưa chú ý đến việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Đây là một nhược điểm trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở huyện trong thời gian qua.
2.3.3. Thực trạng công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Trên cơ sở kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đã được UBND huyện Krông Pắc phê duyệt, Phòng văn hóa và Thông tin huyện đã chủ trì cuộc họp phân công các đơn vị để thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Cụ thể như phòng Tài chính chuẩn bị nguồn kinh phí thực hiện trong từng giai đoạn, Phòng văn hóa và Thông tin huyện chuẩn bị kế hoạch, nội dung thực hiện và phối hợp với UBND các xã để triển khai các hoạt động liên quan đến thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể theo các kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu cho từng giai đoạn; kết nối với các tổ chức, hiệp hội văn nghệ văn hóa dân gian tại địa phương để tổ chức các hoạt động trong kế hoạch. Nhìn chung việc phân công phối hợp thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của huyện đã làm tốt do UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cho từng đơn vị chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Pắc. Trong giai đoạn vừa qua, UBND huyện đã có phân công cho từng ngành và UBND các xã có di sản văn hóa phi vật thể thực hiện từng nhiệm vụ rất cụ thể nên nhìn chung không có sự chồng chéo và công tác thực hiện chính sách này tương đối thuận lợi.
2.3.4. Thực trạng việc duy trì chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
Trên cơ sở phân công thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của UBND huyện, các hoạt động triển khai và duy trì theo sự chỉ đạo