Hệ Thống Các Chính Sách, Pháp Luật Của Nhà Nước


DTTS. Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đối với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các DTTS học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật là người DTTS. Ưu tiên tài trợ cho các tác giả người DTTS có tài năng sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào các DTTS và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ người DTTS trở về phục vụ quê hương. Phát huy tài năng các nghệ nhân. Đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật các DTTS.

- Tháng 7-2004, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ra “Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa

VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm sắp tới". Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006) khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ngày 9/6/2014, BCH Trung ương Đảng khóa Xl đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Quan điểm của Nghị quyết khi đề cập đến bảo tồn và phát huy di sản văn hóa xác định: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Bên cạnh định hướng về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, Đảng ta còn ban hành nghị quyết về phát triển du lịch nhấn mạnh khai thác văn hóa truyền thống để phát triển du lịch. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ


Chính trị ngày 16/01/2017 Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong đó xác địnhmục tiêu phát triển du lịch:

Phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ môi trường và thiên nhiên, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

1.3.2. Hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nước

Hệ thống các văn bản pháp luật trực tiếp quy định về việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS hiện hành bao gồm:

Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - 5

- Ngày 29/6/2001, Quốc hội đã ban hành văn bản số 28/2001/QH2001 Luật di sản văn hóa. Luật đã nêu rõ: Nhà nước có chính sách khuyến khích việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Nhà nước có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác; Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống

- Quyết định 124/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020. Mục tiêu tổng quát: bảo tồn, kế thừa có


chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị văn hóa mới về văn hóa, nghệ thuật của các DTTS; Tổ chức điều tra, sưu tầm nghiên cứu phổ biến các giá trị văn hóa nghệ thuật; bảo tồn, phát huy các nghề thủ công truyền thống của các DTTS, đẩy mạnh xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thông tin, phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ lành mạnh; Điều tra, khảo sát, thống kê, quản lý, tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, lưu giữ các loại hình văn học, nghệ thuật dân gian của các dân tộc, sáng tạo những giá trị mới về văn học, nghệ thuật trên cơ sở kế thừa và phát huy những sắc thái riêng, độc đáo truyền thống, tổ chức và hướng dẫn những biện pháp quản lý, giữ gìn, phát huy các hoạt động văn hoá lễ hội truyền thống, phong tục tập quán lành mạnh của các DTTS; Lựa chọn một số địa chỉ tập trung phong phú, đặc sắc về văn hoá truyền thống của từng dân tộc để bảo tồn và phát huy; Điều tra, khảo sát, phân loại, bảo tồn, phát huy và phát triển các nghề thủ công truyền thống, văn hoá ẩm thực của các DTTS.

- Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Chiến lược đã nêu quan điểm xây dựng và phát triển văn hoá. Nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược là: Giữ gìn bản sắc và sự đa dạng của văn hoá các dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn ở kỷ nguyên toàn cầu hoá; Coi trọng và tổ chức thực hiện các chương trình về bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật, đặc biệt là hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các DTTS; Có chính sách và giải pháp cụ thể xây dựng đội ngũ trí thức trong các DTTS; Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hoá, văn học, nghệ thuật DTTS. Ưu tiên tài trợ cho các tác giả người DTTS có tài năng, sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và

30


miền núi. Đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các DTTS. Thông qua hoạt động du lịch văn hoá được tổ chức, quản lý tốt, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi.

- Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.

- Quyết định số 2723/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt Dự án “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”.

- Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

- Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 28/8/2014 của Tỉnh uỷ Quảng Nam về thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh uỷ Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án

31


lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh uỷ Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

- Nghị quyết số 58/2019/NQ-HĐND ngày 21/5/2019 của HĐND huyện Bắc Trà My về phát triển du lịch huyện Bắc Trà My giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bắc Trà My khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 (số 04-NQ/ĐH ngày 30/7/2020).

Song song với các đề án lớn, nhiều dự án cũng được triển khai có hiệu quả, bám sát đời sống thực tế từng địa bàn, khu vực như: “Tập huấn cán bộ văn hóa- thông tin cho các xã đặc biệt khó khăn (khu vực 3) từ 2016-2020”; “Hỗ trợ phương tiện hoạt động văn hoá cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”; “Bảo tồn một số làng, bản, buôn, lễ hội tiêu biểu của các dân tộc thiểu số”; “Sản xuất, cấp sách và văn hoá phẩm thiết thực, phù hợp với các xã khó khăn của miền núi và vùng dân tộc trọng điểm”; “Cấp xe văn hoá thông tin lưu động cho các huyện miền núi”...

1.4. Một số yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

1.4.1. Tác động của yếu tố văn hóa

Phong tục, tập quán là một bộ phận của hệ thống văn hóa và là hệ quả của tâm lý, nhận thức của cộng đồng, dân tộc nhất định, đồng thời, chúng cũng định hướng suy nghĩ và hành vi cụ thể. Nội dung của các phong tục, tập quán đó được hình thành từ việc thích nghi với điều kiện tự nhiên. Đúng vậy, các DTTS sinh sống chủ yếu ở miền núi, với địa bàn rộng lớn chiếm 3/4 diện tích cả nước, bao gồm 21 tỉnh miền núi, vùng cao, 23 tỉnh có miền núi; 7 tỉnh có tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, 10 tỉnh có tuyến biên giới đất liền


Việt Nam - Lào, 10 tỉnh có tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Theo đó, địa bàn cư trú tập trung của các DTTS thường gắn liền với những địa bàn rộng lớn, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của đất nước.

Do vậy, sự tác động từ phong tục, tập quán đến các chính sách dân tộc nói chung, chính sách văn hóa nói riêng là khá lớn. Việc phù hợp giữa nội dung của chính sách với lối sống, lối suy nghĩ theo truyền thống của các dân tộc góp phần nhất định đến hiệu quả của chính sách đó.

Trên nền tảng yếu tố văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, sự thay đổi và tiếp biến các yếu tố văn hóa khác cũng có tác động nhất định đến hiệu quả của các chính sách văn hóa nói chung. Sự thay đổi đó đến từ quá trình chuyển dịch dân cư, sự phát triển và phổ biến các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại.

Điểm lưu ý, ngày nay với sự ảnh hưởng của quá trình hội nhập sâu rộng về mọi mặt, sự giao thoa và tiếp biến văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều luồng văn hóa mới nhanh chóng xâm nhập vào đời sống xã hội vùng đồng bào DTTS, dẫn đến cú “Sốc văn hoá” đối với đồng bào DTTS đứng trước sự lụa chọn 2 xu hướng: co cụm để tự bảo vệ; hay là xoá bỏ để theo cái mới. Nói cách khác, nguy cơ mai một và mất bản sắc văn hóa truyền thống đang là một thách thức.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ cùng những biến động về môi trường, dịch bệnh đã tạo ra sự thay đổi hết sức quan trọng trong đời sống của các quốc gia, trong đó có các DTTS. Quá trình toàn cầu hóa làm thay đổi quan niệm, ý thức của người dân. Nguy cơ bị mai một các giá trị văn hóa quan trọng trong bản sắc văn hóa và di sản văn hóa có thể diễn ra. Đồng thời, quá trình chuyển dịch dân cư, cư trú đan xen ngày càng trở nên phổ biến làm hình thành các cộng đồng dân cư hỗn hợp nhiều dân tộc. Những


biến đổi về môi trường và dịch bệnh cũng dẫn đến những phương thức sống và quan hệ xã hội mới. Thực tế này dẫn đến quá trình hòa trộn, đan xen giữa các xu hướng trong giao thoa văn hóa, tiếp biến văn hóa, điều chỉnh và bảo lưu văn hóa giữa các tộc người. Bởi vì, một cộng đồng có số dân đông hơn và kinh tế phát triển hơn sẽ chiếm ưu thế trội, ảnh hưởng đến văn hóa các cộng đồng còn lại. Sự hòa trộn đó tạo nên một bức tranh đa sắc màu. Chính sách dân tộc phải được xử lý làm sao để không làm mất đi những yếu tố chủ đạo đó là tính “thống nhất trong đa dạng”, được quy định bởi mối quan hệ giữa các dân tộc dựa trên nguyên tắc bình đẳng. Bên cạnh đó, chính sách dân tộc phải củng cố được ý thức tự tin và tự tôn dân tộc, mong muốn được bảo tồn, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa của dân tộc mình.

1.4.2. Tác động của yếu tố kinh tế


Sự ổn định và phát triển về kinh tế tác động nhất định đến nhận thức của con người. Một trong những đặc điểm kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đó là gắn liền với những địa bàn có nguồn tài nguyên đất, rừng, khoáng sản… giàu có, nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế; tuy nhiên do sự phát triển chậm, gặp nhiều khó khăn vì sự biệt lập, khó khăn về giao thông, địa hình. Phần lớn các DTTS ở nước ta cư trú trên địa bàn rộng lớn, ở khu vực miền núi, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và môi trường sinh thái.

Từ đặc điểm nói trên, nên chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS của Nhà nước ta được xây dựng không chỉ đơn thuần vì lợi ích của các DTTS, mà còn vì lợi ích chung của quốc gia và luôn tính tới các yếu tố về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường. Nói cách khác, chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS của Nhà nước ta được thiết kế trên cơ sở hài hòa hóa và cân bằng giữa lợi ích các dân tộc


trong mối quan hệ bảo đảm lợi ích chủ quyền quốc gia gắn liền bảo đảm ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng...

Ngày nay, bên cạnh tác động của điều kiện tự nhiên, xu hướng phát triển công nghệ thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề và lĩnh vực, đồng bào DTTS và miền núi nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, nằm trong nhóm có thu nhập thấp chiếm số đông... Điều này làm gia tăng sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực. Phải vậy, Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc, trong đó có 53 DTTS. Tính đến 01/7/2015, tổng dân số của 53 DTTS tại Việt Nam khoảng 13.4 triệu người (chiếm 14,6% dân số cả nước). Các DTTS cư trú trên một địa bàn trải rộng (3/4 diện tích đất liền của cả nước) khắp các vùng miền Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ… đồng bào các DTTS có bộ phận sống đan xen nhiều dân tộc cùng cộng cư trên một địa bàn, nhưng chủ yếu sống ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chương trình, dự án cụ thể nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước.

Vì vậy, để đảm bảo tính bền vững trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa nói chung và các di sản văn hóa tạo nên bản sắc của các DTTS nói riêng, yêu cầu đòi hỏi chính sách phát triển các DTTS cần phải tạo điều kiện phát triển đời sống kinh tế - xã hội đối với khu vực vùng miền núi có đông đồng bào tộc người là cấp thiết.

1.4.3. Tác động của yếu tố con người

Con người vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời vừa là đối tượng thụ hưởng trực tiếp các giá trị văn hóa. Nên họ chính là chủ thể trung tâm

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 26/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí