Hạn Chế Của Giữ Gìn Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Vùng Đông Bắc‌


Ngoài việc thực hành ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày, đồng bào các DTTS còn có ý thức giữ gìn ngôn ngữ thông qua việc thành lập các câu lạc bộ sử dụng ngôn ngữ DT. Hoạt động của các câu lạc bộ này nhằm truyền dạy ngôn ngữ DT cho các thành viên của câu lạc bộ thuộc người đồng tộc và cả những người khác tộc. Một mặt để duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ qua các thế hệ, mặt khác, qua đó giúp cho các thế hệ sau cũng như những người khác tộc hiểu thêm về phong tục, tập quán, VH của từng DT.

Câu lạc bộ sử dụng ngôn ngữ DT Dao xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là câu lạc bộ hoạt động thường xuyên và hiệu quả. Chị Lý Thị Hằng, chủ nhiệm câu lạc bộ cho biết, hiện nay, do nhu cầu giao lưu VH, phát triển kinh tế mà tiếng nói DT Dao ở lớp trẻ không còn được quan tâm, chú trọng. Do đó, câu lạc bộ sử dụng ngôn ngữ DT Dao được thành lập giúp các thành viên không chỉ là người DT Dao mà còn các DT khác cùng sinh sống trên địa bàn thôn, xã được tìm hiểu, trau dồi, bổ sung thêm vốn từ, hiểu về phong tục, tập quán, VH của DT Dao.

Chị Vương Thị Viên, 26 tuổi, thành viên câu lạc bộ sử dụng ngôn ngữ DT Dao xã Bình Xa, Hàm Yên, Tuyên Quang tâm sự, chị là người DT La Chí ở tỉnh Hà Giang lấy chồng làm dâu con của DT Dao tại xã. Mới đầu về nhà chồng, do bất đồng ngôn ngữ khiến cho chị rất khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Ngay khi câu lạc bộ được thành lập, chị đã đăng ký tham gia sinh hoạt. Tại đây, chị không chỉ được học nghe, học nói tiếng DT Dao mà còn được giao lưu, học tập các bài dân ca truyền thống, luyện tập các điệu múa, bài hát của DT Dao. Nhờ vậy, chị hiểu hơn về nét VH cũng như giá trị truyền thống của DT Dao. Chị không chỉ học cho bản thân mà còn tích lũy để dạy cho các con biết tiếng nói, biết hát các bài ca truyền thống của DT Dao.

Bằng những hành động thiết thực đó, bản thân đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc đang nỗ lực gìn giữ ngôn ngữ DT. Tạo điều kiện để góp phần tích cực vào việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy BSVH cho thế hệ mai sau.

Về Phong tục tập quán: BSVH các DTTS vùng Đông Bắc được thể hiện thông qua phong tục tập quán của cư dân bản địa nơi đây và ngày nay, nó vẫn được đồng bào các DTTS giữ gìn, thực hành, lưu truyền, cải tiến cho


phù hợp với xã hội hiện đại. Cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các phòng ban chuyên môn là sự nỗ lực, nhiệt tình của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc trong việc duy trì các phong tục, tập quán tốt đẹp, những cái đã trở thành bản sắc đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước trong việc cố kết cộng đồng, xây dựng tình cảm tốt đẹp giữa người với người, tinh thần trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng (làng, bản, vùng, miền, đất nước), ca ngợi đức tính lao động cần cù, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, sự thích nghi trong mọi điều kiện, hoàn cảnh…. Hiện nay, tại một số địa phương vùng Đông Bắc, các phong tục gắn với những nghi lễ liên quan đến chu kì đời người như: sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, tang ma… vẫn được duy trì và thực hành đúng tuần tự. Đối với những cặp vợ chồng người Nùng chậm có con thì họ hay tiến hành nghi lễ “cầu tự” nhằm an ủi về mặt tâm lý cũng như thực hành phong tục truyền thống của DT. Sau khi sinh em bé được 1 tháng, 100% các DTTS vùng Đông Bắc đều tiến hành lễ cúng đầy tháng cho em bé. Đối với bé trai khi trưởng thành, một số đồng bào Dao vẫn tiến hành lễ cấp sắc, nhằm đảo bảo cho người con trai đã trưởng thành có thể lo được mọi chuyện trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Chính do nét đặc sắc, độc đáo này trong phong tục “Lễ cấp sắc” của người Dao mà hiện nay “Lễ cấp sắc” đã

được công nhận là di sản VH phi vật thể cấp quốc gia.

Đặc sắc nhất trong phong tục tập quán của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc chính là phong tục trong đám cưới và đám tang. Mỗi DT có một sắc thái riêng, vô cùng độc đáo, mang đậm bản sắc DT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Mặc dù hiện nay, đời sống có nhiều thay đổi, các nghi lễ trong phong tục tập quán cũng có nhiều thay đổi theo, tuy nhiên, đồng bào vẫn giữ được và duy trì những nét cơ bản truyền thống và loại bỏ nhiều thủ tục rườm rà. Không kéo dài hai ngày đêm như trước, nhiều đám cưới hiện chỉ diễn ra gọn nhẹ, loại bỏ những thủ tục rườm rà, nhưng vẫn giữ được nét đặc sắc của VH tộc người. Các nghi thức xin dâu, hát giao duyên, lễ se tơ hay nghi thức níu giữ cô dâu vẫn được thực hiện đầy đủ trong đám cưới…. Từ già đến trẻ, trong mỗi gia đình, tiếng nói của DT luôn được duy trì, các phong tục tập quán cũng được bà con có ý thức gìn giữ và phát huy. Những nghi lễ quan trọng


Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 13

của DT được tổ chức, trao truyền từ đời này sang đời khác. Cứ như vậy, qua nhiều thế hệ, BSVH của người Tày, Nùng, Dao ... đã được bảo tồn trong cuộc sống hàng ngày và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để VH của đồng bào không bị mai một hay hòa tan trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Ngoài các nghi lễ trong đám cưới được loại bỏ, rút gọn mà vẫn đảm bảo được nét đặc sắc, truyền thống thì các nghi lễ trong đám tang cũng được rút gọn còn những bước quan trọng, cơ bản. Chẳng hạn, trong số 34 nghi lễ tang ma truyền thống của người chết bình thường, hiện nay, đồng bào Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên cũng như các tỉnh vùng Đông Bắc đã giản tiện chỉ còn 20 nghi lễ. Mỗi nghi lễ tuy giữ nguyên đầu lễ, nhưng các lễ thức đã thay đổi chi tiết cho phù hợp. Một số nghi lễ được gộp chung một lễ tế của con cháu trong gia đình cho giản tiện. Một số nghi lễ khác chủ yếu làm lễ mang tính hình thức cho đủ lễ để con cháu yên tâm. Một vài sự kiêng kị trong đám tang vẫn còn duy trì, một vài sự kiêng kị thái quá đã được bỏ đi.

Các nghi lễ liên quan đến xây dựng nhà cửa vẫn được đồng bào duy trì và thực hiện theo phong tục truyền thống từ các khâu xem ngày, động thổ, dựng nhà cho đến khi lên nhà mới. Tất cả các khâu đều thực hiện một cách cẩn thận và chu đáo bởi theo quan niệm của đồng bào việc xây dựng nhà cửa còn liên quan trực tiếp tới bình an và sức khỏe của những người thân trong gia đình.

Để giữ gìn nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, ngoài việc thực hành trong đời sống hàng ngày, đồng bào các DTTS đã kết hợp với chính quyền địa phương thực hiện thành công nhiều dự án phục dựng, bảo tồn phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào như: tỉnh Thái Nguyên thực hiện thành công dự án phục dựng, bảo tồn đám cưới của người Tày ở xã Lam Vỹ (Định Hóa), Lễ cưới truyền thống của DT Dao, xã Mỹ Yên (Đại Từ), Lễ cấp sắc DT Dao Lô Gang xã Yên Đổ (Phú Lương). Tỉnh Bắc Kạn đã bảo tồn 4 dự án VH phi vật thể của các DT trong tỉnh, trong đó, có đám cưới người Nùng Giang tại huyện Pắc Nặm, Lễ nghi đám tang của người Nùng tại huyện Na Rì.

Về tín ngưỡng, tôn giáo: Hiện nay đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc vẫn duy trì và thực hành thường xuyên các nghi lễ thờ cúng như nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nghi lễ cúng thổ công, nghi lễ cúng các vị thần nông nghiệp


thông qua các lễ hội trong năm. Đặc biệt là nghi lễ thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào chú trọng thực hiện vào những ngày mùng 1, ngày 15 hàng tháng, ngày giỗ, ngày tết. Đó là dịp để đồng bào bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và các vị thần linh đã che chở, bảo vệ mùa màng cũng như sự bình an cho mọi thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, quá trình và các bước, cách thức thực hiện các nghi lễ cũng được thay đổi cho phù hợp với thời đại mới trên cơ sở nền tảng truyền thống vẫn được duy trì. Điều đó góp phần gìn giữ, bảo lưu các phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc một cách phù hợp với xã hội hiện đại.

Về lễ hội: Trong một thời gian khá dài, do ảnh hưởng bởi phong trào bài trừ mê tín dị đoan và sự nhận thức của các cấp chính quyền về giá trị VH truyền thống của đồng bào các DTTS mà các lễ hội của đồng bào đã vắng bóng dần trong đời sống cộng đồng. Nhưng ngày nay, với sự công nhận của Đảng và chính quyền về các giá trị VH truyền thống của đồng bào các DTTS

- nét VH đặc sắc, đặc trưng làm nên bản sắc DT, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào và sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nên cũng vì thế mà các lễ hội truyền thống đang được phục hồi mạnh mẽ ở khu vực này. Tiêu biểu là dân tộc H’Mông với lễ hội Gầu Tào, lễ hội chợ tình Khâu Vai (Hà Giang); DT Tày, Nùng với lễ hội Lồng Tồng, DT Dao với lễ hội Tết Nhảy. Các lễ hội này được đồng bào phục hồi và duy trì ngoài mục đích tổ chức sinh hoạt VH để nâng cao đời sống tinh thần cho mọi thành viên, còn nhằm mục đích duy trì nét VH truyền thống của đồng bào để phát triển du lịch. Do đó, duy trì lễ hội chính là một giải pháp kép mà chính quyền và nhân dân các DT vùng Đông Bắc đã và đang thực hiện nhằm vừa giữ gìn, phát huy BSVHDT vừa phát triển kinh tế du lịch để tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho đồng bào.

Về nghệ thuật dân gian: Đây là một loại hình VH phi vật thể đang được chính quyền và đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc chú trọng giữ gìn, phát huy. Họ đang tích cực truyền đạy cho thế hệ sau các làn điệu dân ca, các điệu múa và cách thức sử dụng nhạc cụ DT. Trong gia đình, người già dạy cho người trẻ, cho con cháu. Ngoài cộng đồng thì được những nghệ nhân tích cực truyền dạy cho các thành viên trong câu lạc bộ, trong bản làng tạo nên một không khí phấn khởi, tự hào


về những giá trị đặc sắc trong kho tàng VH nghệ thuật của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc. Do đó, ở các tỉnh vùng Đông Bắc đã thành lập nhiều câu lạc bộ văn nghệ do chính đồng bào tự tổ chức thành lập, như câu lạc bộ hát Then - đàn tính của DT Tày, câu lạc bộ hát Páo dung của DT Dao, câu lạc bộ hát dân ca của DT H’Mông, câu lạc bộ hát Sli của DT Nùng…. Các câu lạc bộ này không chỉ truyền dạy cho nhau các làn điệu dân ca mà còn tổ chức giao lưu và đi biểu diễn ở các sự kiện trong và ngoài tỉnh. Điều đó không chỉ duy trì, giữ gìn mà còn quảng bá, giới thiệu vốn VH nghệ thuật truyền thống của các các DTTS tới các vùng miền trong phạm vi cả nước. Cụ thể: Ngành VH tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức truyền dạy được 1 lớp hát Sli DT Nùng tại thôn Tềnh Slung, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc; 1 lớp hát Lượn của DT Tày tại xã Khuất Xã, huyện Lộc Bình… gần 15 lớp hát Then - đàn tính cho các hạt nhân văn nghệ quần chúng tổ chức tại Trung tâm VH thông tin tỉnh và tại các huyện như Văn Lăng, Chi Lăng, Bình Gia, Văn Quan… đưa loại hình hát Then vào chương trình đào tạo tại trường trung cấp VH nghệ thuật tỉnh…[158]. Tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ các DT Dao, Cao Lan, Pà Thẻn, Tày, Nùng, Mông. Biên soạn, xuất bản các cuốn sách: "Bước đầu tìm hiểu dân ca DT Tày, Sán Dìu, Cao Lan"; Tập thơ Tày "Nhớ Pác Tạ". In các đĩa VCD: "Hát ru, hát giao duyên DT Dao"; "Then Tày Tuyên Quang". Đến nay, Nghi lễ Then, hát Páo dung của DT Dao đã được công nhận di sản VH phi vật thể quốc gia [162].

Tóm lại, các giá trị VH truyền thống tạo nên BSVH của các DTTS vùng Đông Bắc đang được giữ gìn và phát huy nhờ vào sự nỗ lực của các cấp ban ngành, chính quyền địa phương và sự tham gia nhiệt tình từ phía đồng bào các DTTS. Ngành VH và các chính quyền các cấp cũng thay đổi phương thức hoạt động, từ cách làm thay “áp đặt” sang cách khuyến khích đồng bào chủ động, tích cực tổ chức, thực hiện các hoạt động VH truyền thống tại cộng đồng trong không gian VH do chính đồng bào tạo nên. Trong các hoạt động VH, vai trò tự quản của cộng đồng được phát huy thông qua các già làng, nghệ nhân… Người dân ở các bản làng, thôn xóm đã nâng cao lòng tự hào, tự tôn về giá trị truyền thống của DT mình, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động giữ gìn giá trị truyền thống. Nhờ những nỗ lực đó, BSVH được khơi dậy, phát huy, tinh thần yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong


cộng đồng các DT, truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, sự tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của bản làng, thôn xóm, tính tổ chức kỷ luật khá cao trong gia đình, trong sinh hoạt tại cộng đồng, nhiều hủ tục bị đẩy lùi nhường chỗ cho những yếu tố VH mới tiến bộ nảy nở và phát triển…. Những giá trị tốt đẹp đó đang được khơi dậy, lan tỏa và phát huy tác dụng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào các DTTS nói riêng và của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.

3.2. Hạn chế của giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc‌

3.2.1. Hạn chế của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể‌

Mặc dù được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ban ngành chuyên môn và chính quyền địa phương trong việc đa dạng hóa các hình thức giữ gìn, phát huy các giá trị VH vật thể, nhưng các giá trị VH này vẫn đang dần vắng bóng và có nguy cơ biến mất theo thời gian và sự ra đi của các thế hệ người già. Hiện ở các vùng thành thị và vùng ráp ranh thành thị, kể cả vùng nông thôn phát triển, các giá trị VH vật thể như nhà cửa, trang phục, ẩm thực truyền thống hầu như không còn tồn tại trong đời sống mà đâu đó chỉ còn tồn tại trong kí ức của những người già với sự tiếc nuối về những gì đã biến mất. Các thế hệ sau, thế hệ con cháu của họ không muốn duy trì, phục dựng lại ngôi nhà truyền thống, trang phục truyền thống, ẩm thực truyền thống, bởi theo lý giải của họ, một phần là do sự khan hiếm về nguyên liệu, một phần là do sự bất tiện trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất và sự thay đổi thẩm mỹ trong giới trẻ so với thời trước. Chính vì thế mà họ dần lãng quên, từ chối tiếp nhận và không có ý thức duy trì các giá trị VH mà cha ông để lại, thay vào đó là sự tiếp nhận các yếu tố mới gắn với điều kiện kinh tế hiện đại. Thậm chí, vì nhu cầu kinh tế trước mắt, nhiều gia đình đã bán đi ngôi nhà truyền thống của tổ tiên.

Trong đời sống hàng ngày, những tiện nghi hiện đại, những trang phục của người Kinh, những món ăn mới có tính chất công nghiệp đã dần thay thế các yếu tố truyền thống. Việc thay đổi từ truyền thống sang hiện đại cũng là một nhu cầu có tính tất yếu của sự phát triển xã hội. Bà con DTTS cũng cần phải được thụ hưởng những thành tựu văn minh, đáng tiếc là cùng với sự mất

96


dần đi của những yếu tố truyền thống, việc bảo tồn, lưu giữ lại được tiến hành khá chậm và không thật sự tích cực. Giới trẻ các DTTS sinh ra và lớn lên trong thời hiện đại ít được tiếp xúc trực tiếp với những giá trị VH cũ, do đó vốn hiểu biết về VH truyền thống còn hạn hẹp, mơ hồ dẫn tới họ không quý trọng các giá trị VH truyền thống của cha ông. Một bộ phận giới trẻ ít biết ngôi nhà truyền thống, trang phục truyền thống hay món ăn truyền thống của DT mình như thế nào, giá trị tiềm ẩn ra sao…. Đây chính là dấu hiệu mất dần cội nguồn.

Về nhà ở truyền thống: Hiện nay, chỉ có 27,5% số hộ DT Tày có nhà ở truyền thống của DT mình, kết quả đó của DT Nùng là 24,6%, DT Dao là 37,9%, chỉ có DT H’Mông thì tỷ lệ này còn khá cao chiếm 74%[166;160]. Như vậy, số lượng gia đình đồng bào các DTTS còn duy trì ngôi nhà truyền thống của mình còn rất ít, chủ yếu ở những gia đình còn thế hệ người già chung sống, những gia đình vợ chồng trẻ khi ra ở riêng là đã xây dựng nhà theo kiến trúc mới, hoặc có những gia đình vẫn xây theo kiểu dáng kiến trúc ngôi nhà truyền thống nhưng đã thay thế hoàn toàn bằng nguyên liệu mới như sắt, xi măng, gạch, mái lợp prô xi măng hay mái lợp tôn… những nguyên liệu bằng gỗ, tre, nứa, lá hiếm khi thấy xuất hiện. Chính điều này đang làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, độc đáo mang tính bản sắc của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc. Đồng thời không gian VH ở các bản làng vùng đồng bào các DTTS đang dần mất đi cái riêng vốn có mà đang dần hòa lẫn vào cái chung như những làng của người Kinh với những ngôi nhà mái bằng lợp gạch ngói và Prô xi măng.

Về sử dụng trang phục truyền thống cũng có thực trạng tương tự. Hiện nay đồng bào các DTTS ở thành thị và một số khu vực nông thôn giáp gianh thành thị đã không còn mặc trang phục DT trong cuộc sống hàng ngày. Thế hệ trẻ thì chỉ mặc trong những ngày quy định (đối với học sinh trường DT nội trú và một vài trường khác quy định mặc trang phục DT vào ngày thứ hai hàng tuần). Những người già và người trung niên thì mặc trang phục DT chủ yếu vào ngày lễ, tết (lễ hội, đám cưới, đám tang). Qua khảo sát của tác giả Hoàng Thị Hương ở đối tượng là học sinh phổ thông người DTTS cho thấy

97


trang phục DT được lựa chọn thấp nhất (0,5% với đối tượng thành thị, 30% với đối tượng nông thôn); sử dụng trang phục DT trong những ngày đặc biệt đối với đồng bào DT Tày, Nùng chiếm khoảng 70%. Mức độ sử dụng thường xuyên trong mọi sinh hoạt (ở nhà, đi chợ, đi làm việc, những ngày đặc biệt) với DT Dao, H’Mông chiếm khoảng 70%[73;122]. Kết quả này cho thấy, sự mai một về trang phục DT đã diễn ra trong một thời gian khá dài và mức độ khác nhau giữa các DT nhưng đều diễn ra mạnh nhất ở khu vực thành thị, sau đó lan tỏa đến khu vực giáp ranh và vùng nông thôn.

Đồng thời với việc ít duy trì mặc trang phục truyền thống thì việc trồng bông, trồng lanh, trồng cây chàm, nghề nhuộm chàm, dệt vải, may mặc, thêu thùa của một số DT đã dần vắng bóng cả ở khu vực thành thị lẫn vùng nông thôn. Thế hệ trẻ người DTTS ngày nay không biết may trang phục truyền thống của DT mình do không thiết tha với nó, không thấy được hết ý nghĩa của bộ trang phục truyền thống của DT mình nên thờ ơ, không quan tâm, còn thế hệ cha mẹ do bận công việc đồng áng, nương rẫy hoặc một bộ phận đi làm công ty nên cũng không có thời gian may, thêu trang phục truyền thống cũng như dạy con cái cách may thêu trang phục truyền thống của DT mình, trong khi may trang phục truyền thống mất nhiều thời gian, công sức. Vì thế, sự lựa chọn của họ là trang phục công nghiệp may sẵn được bày bán với giá rẻ ngoài chợ. Điều này đang báo hiệu về sự mai một giá trị VH mang tính bản sắc diễn ra ở đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc. Trong khi việc tự trồng bông, trồng lanh, tự dệt vải, nhuộm vải và may khâu những bộ trang phục truyền thống đã rèn rũa khả năng thẩm mỹ, đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, kiên nhẫn, đảm đang của các chị em phụ nữ đồng bào DTTS. Tuy nhiên, những hoạt động này ngày nay đã vắng bóng trong đời sống hiện đại. Do đó, nó cũng ảnh hưởng nhất định đến việc giáo dục, thực hành cho thế hệ sau những đức tính tốt đẹp đó.

Về ẩm thực truyền thống: Ngoài sự mai một trong kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống, đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc cũng đang đối diện với sự mai một ẩm thực truyền thống. Các món ăn được chế biến theo phương pháp cổ truyền đang dần bị thay thế bởi các phương pháp chế biến mới làm mất đi hương vị truyền thống mang tính đặc trưng của từng DT. Ví dụ món

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí