Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN THỊ MINH THƯ


THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM


Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI


HÀ NỘI, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Quảng Nam, ngày tháng năm 2021

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Minh Thư


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỔN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 11

1.1. Một số khái niệm cơ bản 11

1.2. Quy trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số 21

1.3. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay 26

1.4. Một số yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM 39

2.1. Khái quát chung về văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam 39

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015- 2020 48

2.3. Một số vấn đề thực tiễn đặt ra trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 65

3.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay 65

3.2. Giải pháp về hoạt động của địa phương khi hiện thực hoá các chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay 68

3.3. Những đề xuất kiến nghị 75

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

BCH

Ban chấp hành

2

DTTS

Dân tộc thiểu số

3

HĐND

Hội đồng nhân dân

4

KTM

Kinh tế mở

5

TĐC

Tái định cư

6

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

7

UBND

Ủy ban nhân dân

8

UBMTTQVN

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

9

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp

Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - 1


DANH MỤC CÁC HÌNH



Số hiệu hình


Tên hình


Trang


3.1

Các hoạt động trong đời sống hằng ngày - vốn tri thức

bản địa, cũng đồng thời là bản sắc văn hóa của đồng bào miền núi


75


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập quốc tế, việc giữ gìn bản sắc dân tộc để “hội nhập mà không bị hòa tan” là một yêu cầu để khẳng định và phát triển đất nước. Theo đó, văn hoá có một đóng góp quan trọng. Văn hoá và giá trị của nó len lỏi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong mọi hoạt động của con người, mỗi cá nhân, mỗi tập thể, trong giá trị của từng sản phẩm.

Đồng thời, văn hoá không chỉ là hệ tri thức, hệ giá trị hay hệ thống những chuẩn mực mà còn là hệ thức sống của con người. Sự khác nhau giữa các yếu tố, đặc điểm của các nền văn hoá khác nhau là sự đa dạng và là kết quả của hoạt động tương tác giữa con người với môi trường sống, nhu cầu sống. Cho nên, việc nhận định các yếu tố, đặc điểm đó là tiến bộ hay không tiến bộ phụ thuộc nhiều vào chính môi trường sống và nhận thức của những người bản địa, cũng như nhận thức của những người nhìn nhận và đánh giá về nền văn hoá đó.

Một quốc gia có nhiều tộc người khác nhau, việc xác định một nền văn hoá chung với đặc điểm thống nhất và đa dạng là một điều tất yếu. Nền văn hoá Việt Nam được cấu thành từ những yếu tố văn hoá của 54 dân tộc. Dù những yếu tố văn hoá của dân tộc Kinh chiếm đa số, song, 53 dân tộc thiểu số đều góp phần tạo nên bản sắc dân tộc vừa độc đáo, vừa đa dạng trong sự thống nhất của nền văn hoá Việt Nam. Điều này được nhận định và trở thành định hướng trong chiến lược phát triển văn hoá của Việt Nam. “Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước” là đường lối và mục tiêu của chính sách văn hoá được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Mục tiêu này tiếp tục được khẳng định trong đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến


năm 2020”[23]. Để hiện thực hoá mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta đưa ra nhiều chủ trương, chính sách. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, văn hoá của các dân tộc thiểu số phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cho nên, việc xây dựng, ban hành và thực hiện chính các chính sách cần có sự thay đổi nhất định để phù hợp hơn với nhu cầu cuộc sống, với điều kiện kinh tế - xã hội.

Đối với tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Bắc Trà My nói riêng, địa phương có nhiều dân tộc thiểu số cư trú với những đặc trưng văn hoá riêng, có quy mô dân số không quá lớn, điều kiện về dân trí, giao thông, môi trường,... có nhiều khó khăn, hạn chế; bởi vậy, khi những tác động khách quan từ bên ngoài, những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc dễ bị tổn thương. Do vậy, việc bảo tồn, phát huy giá trị nền tảng văn hóa truyền thống của các dân tộc cần phải có những phương hướng, giải pháp đủ mạnh và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Cho nên, việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc được xác định là nhiệm vụ quan trọng và được các cấp uỷ Đảng, Chính quyền đặc biệt quan tâm. Từ định hướng của Đảng đến những văn bản, chính sách của Nhà nước đã được địa phương vận dụng linh hoạt trong điều kiện của mình.

Riêng với huyện Bắc Trà My, với hơn 50% dân số là người dân tộc thiểu số, đời sống văn hoá tinh thần của người dân cũng đang chịu những tác động mạnh mẽ từ sự phát triển kinh tế - xã hội, từ yếu tố văn hoá ngoại lai,... Nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc trưng của các dân tộc đã và đang có nguy cơ mai một. Điều này có nhiều nguyên nhân tác động đến. Do đó, việc xem xét, đánh giá những chủ trương, chính sách bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đã có còn phù hợp hay cần có sự điều chỉnh là rất cần thiết trong bối cảnh đổi mới. Để góp phần vào đó, việc đánh giá từ những trường hợp cụ thể là cơ sở quan trọng.


Chính vì vậy, đề tài Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Namcó ý nghĩa và cần thiết. Trong phạm vi luận văn cao học chuyên ngành Chính sách công, đề tài sẽ có đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần tích cực và có hiệu quả thiết thực đối với địa phương.

2. Tình hình nghiên cứu về đề tài

2.1. Nghiên cứu chung về những nguyên tắc, những yêu cầu cơ bản và thực tiễn bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số

Phạm Minh Hạc “Phát triển văn hoá giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại” do Nxb Văn hoá dân tộc ấn hành năm 1996 tại Hà Nội [9]. Cuốn sách đã nêu ra một số khái niệm về văn hóa, văn minh; đánh giá vai trò của văn hóa, văn minh và tác phong công nghiệp; khẳng định vai trò của văn hóa trong việc giáo dục con người Việt Nam; đồng thời, nêu rõ sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và vai trò của văn hóa trong cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình".

Trên cơ sở những quan niệm về di sản văn hoá, tác giả Hoàng Vinh của sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc” do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 1997 tại Hà Nội [33] đã đưa ra một hệ thống lý luận về di sản văn hoá, đồng thời bước đầu vận dụng vào việc nghiên cứu văn hoá Việt Nam để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc.

Đặng Thị Tuyết trong “Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá ở Việt Nam” (đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 4/2015) đã phân tích thực trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam theo những nhận định về thành tựu và hạn chế trong những năm trước. Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/07/2023