Tuy vậy, các công trình trên mới chỉ nghiên cứu các cơ sở chung cho việc định hướng bảo tồn và phát huy, phát triển di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, nên chưa tập trung đi sâu nghiên cứu trường hợp về một tộc người cụ thể của một vùng đất.
2.2. Những nghiên cứu về bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc thiểu số
Nhiều bài viết của các tác giả được in trong “Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” do Nxb Văn hoá dân tộc ấn hành năm 1996 tại Hà Nội[17]. Một số bài viết này đã phân tích các giá trị văn hóa đặc sắc của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. Qua đó, việc bảo tồn, phát triển văn hoá các DTTS được nhấn mạnh là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược cần phải tiếp tục thực hiện thường xuyên và lâu dài.
Trong công trình “Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập” do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 2010 tại Hà Nội[22], tác giả Ngô Đức Thịnh đã chỉ ra những giá trị tiêu biểu mang đặc sắc riêng của văn hoá truyền thống Việt Nam. Trên cơ sở đó, những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tiêu biểu trong điều kiện CNH,HĐH của đất nước được đề xuất.
Mặc dù các tài liệu nghiên cứu này đã nhấn mạnh nhiệm vụ cấp thiết có ý nghĩa chiến lược, chỉ ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tiêu biểu của văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và văn hóa các DTTS nói riêng. Nên nó có giá trị tham khảo hữu ích ở góc độ dân tộc học, tuy nhiên việc tiếp cận các nghiên cứu này dưới góc nhìn chính sách công còn chưa rõ nét.
2.3. Những nghiên cứu về văn hoá dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My
- Bên cạnh đó, cuốn “Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người” của tác giả Nguyễn Từ Chi (2003), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội ấn
4
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - 1
- Khái Niệm “Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Triển Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số”
- Khái Niệm “Thực Hiện Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Triển Văn Hoá Các Dân Tộc Thiểu Số”
- Hệ Thống Các Chính Sách, Pháp Luật Của Nhà Nước
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
hành lấy đối tượng nghiên cứu là văn hóa và tộc người ở Việt Nam. Dưới góc nhìn văn hóa, bằng cách tiếp cận nhiều chiều, với những cách lý giải khác nhau, tác giả giúp người đọc hiểu thêm về những sự kiện, hiện tượng dân tộc học của Việt Nam. Cuốn sách có thể được coi như là một trong những tác phẩm có cách tiếp cận sâu sắc và tỉ mỉ các vấn đề tộc người từ nhiều góc độ.
- Cuốn “Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam” (2006) và “Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập” (2010) của tác giả Ngô Đức Thịnh có thể xem là một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ CNH,HĐH.
- Trên cơ sở dựa vào lý luận phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cuốn “Văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng” của tác giả Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái Vinh (xuất bản năm 2002, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia) là sự tiếp cận có hệ thống của các nhà nghiên cứu trên nhiều góc độ: văn hóa, lịch sử và dân tộc học nhằm hướng tới sự tương tác biện chứng giữa sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam
- Bài viết “Một số vấn đề bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của các dân tộc hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Huy được đăng trên Tạp chí Cộng Sản số 20 năm 2003 đề cập khá chi tiết và cụ thể công tác bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc ở nước ta thời gian qua
- Bài viết “ Văn hóa làng các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam” của Tác giả Nguyển Tri Hùng đăng trên trang baotang.quangnam.gov.vn nêu rõ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá làng, các tập quán pháp tốt đẹp của các tộc người miền núi ở Quảng Nam trong thời kỳ hiện đại là một vấn đề cần bàn luận thêm.
Bên cạnh đó, còn có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. Những nghiên cứu trên góp phần cung cấp cơ sở lý thuyết, thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình Đổi mới và hội nhập. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách thì việc nghiên cứu, phân tích, đề ra những giải pháp chính sách nhằm hoàn thiện, bổ sung, trong đó bao gồm các nhóm giải pháp mang tính đặc thù của từng địa phương là yêu cầu quan trọng trong quá trình đưa chính sách vào thực tiễn. Ở mỗi công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến hoạt động thực thi chính sách ở mỗi vùng, miền, địa phương khác nhau; do đó, đây cũng chính là nguồn tài liệu hữu ích giúp tác giả tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau. Qua đó, có sự kế thừa, tổng hợp, phát triển các nội dung về chính sách và thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa DTTS gắn với đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội riêng trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Nhìn chung, về cơ bản các công trình nghiên cứu trên có liên quan đến đề tài, chúng có giá trị tham khảo hữu ích nhất định ở nhiều góc độ văn hóa học, dân tộc học... Tuy nhiên, qua các công trình này cũng cho thấy ít có nghiên cứu nào đề cập sâu về văn hóa các tộc người thiểu số của trường hợp huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) nhất là dưới góc nhìn thực hiện chính sách công. Nên đề tài luận văn nghiên cứu không bị trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ hiệu quả, tác động của chính sách và nhận diện những vấn đề cấp bách trong bảo tồn và phát huy, tiến hành đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển bản
sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa làm rõ thêm cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Phân tích thực trạng bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Đó là nghiên cứu việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS.
- Phạm vi không gian nghiên cứu:
Tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 đến nay
Thời điểm nghiên cứu được tác giả chọn mốc từ năm 2015 đến nay là vì: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa chính thức vẫn còn hiệu lực. Thời gian này, tỉnh Quảng Nam đã tập trung nhiều nguồn lực để
7
thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX, XXI đã đề ra.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở tiếp cận phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và khoa học chính sách công để nghiên cứu thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập nguồn tài liệu thứ cấp: Tập hợp và phân tích các nguồn tư liệu: Văn kiện, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, Bộ, Ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, sách báo, các báo cáo, tài liệu thống kê của Ban, ngành, đoàn thể; tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, vùng dân tộc thiểu sổ huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam nói riêng.
- Phương pháp xử lý số liệu: Các thông tin tài liệu sơ cấp được hệ thống hóa, phân loại, tổng hợp, xử lý theo từng nội dung, hoạt động có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp phân tích, thống kê: trên cơ sở số liệu thứ cấp, đề tài sử dụng phương pháp này để mô tả, đánh giá, so sánh về thực trạng kết quả, hiệu quả, tác động chính sách và một số yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
- Phân tích tổng hợp: Là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống, đánh giá có tính đại diện về hiệu quả của các chính sách đối với việc bảo tồn và phát triển văn hoá.
8
Việc kết hợp hiệu quả các phương pháp nghiên cứu sẽ tạo được hiệu quả tốt hơn. Nhìn chung các phương pháp được sử dụng đều có tác dụng tích cực vào kết quả của luận văn. Trong đó, các phương pháp bao trùm là phân tích, so sánh, tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở lý thuyết về thực hiện chính sách công, luận văn góp phần hệ thống hóa làm rõ hơn cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số. Đồng thời, đề xuất một số quan điểm về thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam thời gian qua, luận văn cung cấp một số luận cứ khoa học thực tiễn nhằm đưa ra đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay. Qua đó, kết quả luận văn góp phần tham mưu cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương dưới góc nhìn chính sách công trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương cụ thể, đó là:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số;
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam;
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỔN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm “Văn hoá các dân tộc thiểu số”
Văn hóa ở nghĩa hẹp, là sự phản ánh những hoạt động tinh thần (từ quan niệm tư tưởng và giá trị, ý thức về giá trị, định hướng giá trị...) của con người cùng các giá trị mà hoạt động đó tạo ra.
Ở nghĩa rộng, văn hóa là tổng hòa mọi sản phẩm của đời sống vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên, cùng với việc sử dụng công cụ tư duy, tư tưởng, phương thức biểu đạt, mô hình hành động và phương thức, thái độ ứng xử của cộng đồng dân tộc trong việc chế ngự thiên nhiên và tổ chức xã hội, hình thành nhân cách con người. Nói cách khác, văn hóa là tất cả những gì không phải từ thiên nhiên, mà là từ hoạt động con người, là tất cả những gì con người sáng tạo nên nhằm phục vụ đời sống cộng đồng và phát triển xã hội. Văn hóa là sự hoạt động nhận thức của con người và cách thức tổ chức hành động thực tiễn đối với môi trường xung quanh nhằm cải biến tự nhiên và phát triển xã hội. Với ý nghĩa đó, văn hóa theo Hồ Chí Minh, đó là: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá"[15;tr.431].