Những Yếu Tố Tác Động Đến Việc Giữ Gìn, Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số.‌

74


việc bảo quản, giữ gìn những công cụ truyền thống để giáo dục cho thế hệ sau hiểu biết thêm VH tộc người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định gắn với những điều kiện ở thời điểm đó. Mặt khác, tiếp tục phát huy những công cụ vẫn có tác dụng đối với điều kiện hiện nay trong điều kiện môi trường tự nhiên đặc biệt vùng Đông Bắc.

Giữ gìn và phát huy các giá trị VH vật thể của các DTTS vùng Đông Bắc được thực hiện thông qua các cách thức cơ bản như: giữ gìn thông qua hệ thống bảo tồn, bảo tàng chuyên nghiệp; đầu tư về cơ sở vật chất và sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật hiện đại; phục dựng, ghi lại, lưu giữ, phổ biến thông qua các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại; phục dựng, tái tạo, giữ gìn, phát huy thông qua xây dựng những mô hình làng VH, làng VH du lịch cộng đồng do chính đồng bào các DTTS giữ gìn trong đời sống của mỗi gia đình, dòng họ, làng bản với không gian VH chân thực. Chẳng hạn, trong mỗi gia đình, cần phát huy cao độ sự truyền dạy và thực hành thường xuyên, trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày.

Các giá trị VH phi vật thể như ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội, tri thức bản địa và nghệ thuật dân gian cũng cần được nhận diện, giữ gìn và phát huy một cách tích cực.

- Ngôn ngữ mỗi tộc người là công cụ lưu giữ và thể hiện BSVH tộc người. Giữ gìn ngôn ngữ tộc người cần được thực hiện cả ở hai dạng tiếng nói và chữ viết. Tiếng nói và chữ viết đều là công cụ thể hiện tư duy, nó không chỉ có vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày mà còn là công cụ hữu hiệu trong việc trao truyền (tiếng nói trao truyền trực tiếp, chữ viết trao truyền gián tiếp) cho thế hệ sau những giá trị tinh túy trong VH tộc người. Giữ gìn tiếng nói cần được thực hiện qua hai cách cơ bản đó là truyền dạy trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày bằng cách: Thứ nhất, các thế hệ thường xuyên giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ tộc người; Thứ hai, được thực hiện qua trường lớp, đó là mở các lớp dạy ngôn ngữ tộc người.

- Với phong tục tập quán, mỗi DT cần lưu giữ, trao truyền cho các thế hệ sau những hạt nhân hợp lý và tốt đẹp trong phong tục tập quán của DT mình. Các giá trị tốt đẹp đó được thể hiện trong cách thức tổ chức sản xuất, cách thức bộc lộ tình cảm, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cũng

75


như trong các tập tục liên quan đến chu kì đời người như sinh đẻ, cưới xin, lễ sinh nhật, tang ma….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Phong tục tập quán biểu hiện rõ nhất giá trị tốt đẹp của của cộng đồng, cho thấy sự sáng tạo, linh hoạt trong lao động sản xuất; sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh; sự ứng xử hài hòa, cởi mở, chân thật; sự hiếu thảo, thành kính với cha mẹ…. Cần phát huy những giá trị tốt đẹp này trong cuộc sống hiện nay, làm cho những giá trị này được lan tỏa trong cộng đồng tạo nên sức mạnh để đồng bào các DTTS ổn định và phát triển trong bối cảnh kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập quốc tế.

Cách thức giữ gìn và phát huy có thể được thực hiện qua các hình thức tư liệu hóa dưới hình thức văn bản, băng đĩa được cất trữ và giới thiệu trong các bảo tàng các cấp từ trung ương đến địa phương; giới thiệu, quảng bá trên truyền hình; truyền dạy trực tiếp cho các thế hệ được diễn ra từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội; đặc biệt thực hành thường xuyên trong cuộc sống cộng đồng chính là cách giữ gìn và phát huy được hiệu quả nhất.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 11

- Tín ngưỡng tôn giáo là sinh hoạt VH, tín ngưỡng chứa đựng nhiều giá trị tốt đẹp của đồng bào các DTTS được phản ánh trong các lễ nghi, nghi thức thờ cúng tổ tiên và các vị thần. Các giá trị đó vẫn đang tiếp tục góp phần quan trọng vào việc củng cố, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc. Do đó, cách giữ gìn và phát huy các giá trị này thông qua việc nghiên cứu, sưu tầm, ghi chép dưới dạng tư liệu hóa; phục dựng, trao truyền (truyền dạy) trong chính đời sống hàng ngày của các DTTS nơi đây.

Lễ hội là sinh hoạt VH cộng đồng của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc, trong lễ hội chứa đựng các hạt nhân hợp lý có giá trị như củng cố sự cố kết cộng đồng, bồi dưỡng tinh thần lạc quan, tin yêu vào cuộc sống, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt VH tinh thần của đồng bào, thể hiện tài năng cá nhân như may thêu trang phục truyền thống, món ăn truyền thống, ca, múa những bài hát truyền thống và sự khéo léo trong chơi nhạc cụ DT…. Do đó rất cần giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp này trong cộng đồng để từ đó nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào. Cách thức giữ gìn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, sưu tầm dưới dạng tư liệu hóa; tiến hành phục dựng lại và lưu trữ trong các đĩa DVD tại các bảo tàng; duy trì trong chính đời sống của đồng bào các DTTS.


- Tri thức bản địa là toàn bộ hiểu biết của cộng đồng về tự nhiên, xã hội và bản thân con người, được tích lũy trong trường kỳ lịch sử qua kinh nghiệm (trải nghiệm) của bản thân cộng đồng đó. Đây là những giá trị vô cùng quý, chứa đựng những nét độc đáo của VH tộc người, nó có vai trò quan trọng trong sản xuất, sinh hoạt, trong chữa bệnh…. Vì vậy, rất cần thiết để giữ gìn, phát huy nó trong cuộc sống bằng cách: trao truyền cho các thế hệ kế cận thông qua trí nhớ, truyền miệng và thực hành xã hội. Nó giúp con người có được những ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, điều hòa các quan hệ xã hội, những hiểu biết cần thiết trong sản xuất, trong dưỡng sinh và trị bệnh. Đồng thời cần tăng cường những hoạt động giữ gìn, phát huy các tri thức này thông qua sưu tầm, khảo cứu, hệ thống, lưu giữ bởi những cơ quan VH các cấp, đặc biệt các viện nghiên cứu có tính chất chuyên sâu.

- Nghệ thuật dân gian của các DTTS vùng Đông Bắc chứa đựng nhiều giá trị VH độc đáo, đặc sắc. Đó là những câu truyện cổ, ca dao, tục ngữ, các làn điệu dân ca cùng với các nhạc cụ đi kèm. Nó phản ánh lịch sử tộc người, đời sống vật chất, đời sống tinh thần của các DTTS nơi đây. Do đó, giữ gìn và phát huy kho tàng VH nghệ thuật dân gian của các DTTS ở vùng này nhằm giáo dục cho thế hệ sau về lịch sử tộc người, góp phần củng cố ý thức tộc người và ý thức vươn lên trong mọi hoàn cảnh, hình thành niềm tự hào về truyền thống. Cách thức giữ gìn và phát huy được thực hiện thông qua việc ghi chép, truyền dạy trong các lớp học, các câu lạc bộ, truyền miệng và thực hành trong chính đời sống cộng đồng.

Cách thức giữ gìn và phát huy BSVH phi vật thể của các DTTS vùng Đông Bắc nước ta được thực hiện cả ở trạng thái tĩnh và trạng thái động. Ở trạng thái tĩnh là giữ chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả trong các băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh (photo album). Tất cả các giá trị VH phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu VH ở trung ương và địa phương. Ở trạng thái động là bảo tồn các giá trị VH phi vật thể đó ngay trong chính đời sống cộng đồng. Cộng đồng chính là môi trường không chỉ sản sinh ra các hiện tượng VH phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất bảo tồn, làm giàu thêm và phát huy nó trong đời sống xã hội.

Thực chất của việc giữ gìn và phát huy các giá trị VH vật thể và VH


phi vật thể là nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị cốt lõi, bản chất, những cái làm nên sức mạnh nội sinh để các DTTS vùng Đông Bắc tồn tại và phát triển, đó là : lòng tự hào dân tộc; tinh thần đoàn kết, sống hài hòa tình nghĩa; tính cần cù, thông minh, sáng tạo và khả năng thích ứng cao với môi trường tự nhiên; lối sống giản dị, mộc mạc, tự nhiên, chân thật và tấm lòng hướng thiện….

Tóm lại, giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc là đưa các giá trị của BSVHDT này vào cuộc sống, làm cho chúng sống động, chúng vận động cùng với mọi hoạt động sống của các tầng lớp nhân dân. Giữ gìn và phát huy BSVHDT cũng là làm cho những yếu tố bản sắc ngày càng đậm đà thêm, mặt khác làm cho chúng ngày càng tiên tiến và hiện đại, bằng cách bổ sung, tiếp nhận những yếu tố mới, chất mới của VH các DT khác trong nước và thế giới.

2.3. Những yếu tố tác động đến việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.‌

Giữ gìn và phát huy BSVHDT nói chung và BSVH các DTTS vùng Đông Bắc nói riêng đều chịu sự tác động bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, đối với bối cảnh hiện nay, việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS chịu sự tác động trực tiếp nhất của những yếu tố khách quan đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, nền kinh tế thị trường là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.

Một trong những tác động tích cực của kinh tế thị trường đối với việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc đó chính là tính chủ động, sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ và hành động của đồng bào các DTTS được nâng cao. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, đồng bào các DTTS đã chủ động tiếp thu phương thức sản xuất, kỹ thuật canh tác và kinh nghiệm tiếp cận thị trường để phát triển kinh tế gia đình, địa phương với những ngành nghề, sản phẩm đặc thù, ưu thế của vùng. Chẳng hạn, người Mông, Dao đã biết áp dụng phương thức sản xuất, kỹ thuật canh tác mới vào trồng một số loại cây công nghiệp trên diện rộng nhằm phục vụ mục đích thương mại như: thảo quả, hồi, chè, thuốc lá, quýt, cam, chanh, lê, mận và đã hình thành một số


vùng chuyên canh trồng các loại cây thương mại ở phạm vi lớn như: trồng lê ở Tràng Định (Lạng Sơn), trồng quýt ở Bắc Sơn, Bình Gia (Lạng Sơn), trồng cam, chanh ở Vị Xuyên, Bắc Quang (Hà Giang), trồng chè đắng ở Thạch An (Cao Bằng), trồng hồi ở các cánh rừng của đồng bào Tày, Nùng, Mông, Dao ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), Bắc Mê (Hà Giang), trồng chè shan tuyết ở huyện Đồng Văn, huyện Hoàng Shu Phì (Hà Giang), huyện Tràng Định (Lạng Sơn), huyện Na Hang (Tuyên Quang)… Ngoài các loại cây trồng mang tính thương mại, đồng bào các DTTS cũng tích cực phát triển các ngành nghề thủ công (rèn, đan lát, thêu thùa) để tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ người tiêu dùng. Thông qua thị trường, các loại hàng hóa này nhanh chóng phổ biến khắp các vùng miền trong cả nước góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập đồng thời góp phần duy trì, giữ gìn các ngành nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm đặc trưng, độc đáo mang tính bản sắc của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc.

Thứ hai, khi thị trường mở rộng, sự giao lưu về kinh tế, VH giữa đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc với người Kinh được diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn sẽ tạo điều kiện cho các yếu tố VH được va đập, cọ xát, khi đó các yếu tố VH lạc hậu, không phù hợp với điều kiện mới sẽ bị đào thải, loại bỏ đồng thời các yếu tố VH mang đậm bản sắc tiếp tục được khẳng định, duy trì, phát huy và bổ sung thêm các yếu tố VH mới làm cho VH của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc vừa tiên tiến vừa đậm đà BSDT.

Thứ ba, kinh tế du lịch phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ tạo điều kiện cho các giá trị VH giàu bản sắc của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc được quảng bá, giới thiệu ở mọi vùng miền trong cả nước và trên thế giới. Từ đó, tạo động lực cho đồng bào tiếp tục giữ gìn, phát huy các giá trị VH đó - coi đó chính là nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế địa phương.

Thứ tư, sự tác động của kinh tế thị trường làm cho đời sống vật chất của đồng bào các DTTS không ngừng được nâng cao, khi đời sống vật chất no đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào tiếp tục duy trì, sáng tạo và hưởng thụ các giá trị VH do chính DT mình tạo ra, đồng thời tạo điều kiện vật chất cho việc giữ gìn, phát huy BSVH thông qua việc xây dựng các bảo tàng tư nhân, bảo tàng địa phương, nhà VH hay sử dụng các phương tiện tiên tiến


để giữ gìn, bảo quản các giá trị VH giàu bản sắc được tốt hơn.

Bên cạnh những tác động tích cực trên, sự tác động của kinh tế thị trường cũng làm xuất hiện những mặt tiêu cực trong quá trình giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc như:

Trong nền kinh tế thị trường, với mục đích lợi nhuận đã làm cho một bộ phận đồng bào các DTTS tha hóa, biến chất đi ngược lại với bản tính hiền lành, lương thiện, thật thà, chất phác vốn có của đồng bào. Xuất hiện hiện tượng sản xuất kinh doanh, buôn bán trái pháp luật, hủy hoại môi trường tự nhiên. Sự ganh gét, đố kị, cạnh tranh không lành mạnh, hủy hoại lẫn nhau xuất hiện thay thế cho các giá trị đạo đức truyền thống như sự đoàn kết, tình nghĩa, yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau…

Nền kinh tế thị trường đã làm nhịp sống sôi động, hối hả tăng lên, một bộ phận đồng bào chỉ chú tâm chăm lo phát triển kinh tế, thu lợi nhuận mà dần dần lãng quên việc thực hành các giá trị VH truyền thống. Đó cũng chính là một phần lí do để các giá trị VH truyền thống bị mai một, vắng bóng trong đời sống của đồng bào.

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã làm phái sinh nhiều yếu tố phản VH. Trước sự kích của cái mới mẻ, đặc biệt giới thanh niên vùng đồng bào các DTTS nhanh chóng tiếp cận và du nhập những yếu tố phản VH như lối sống trụy lạc, thác loạn, lối sống thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm, coi trọng đồng tiền, ăn chơi lêu lổng… dần dần từ bỏ các giá trị VH truyền thống tốt đẹp của DT mình. Đồng thời nảy sinh ý thức cho rằng những giá trị VH truyền thống là lạc hậu, cổ súy, tôn sùng các giá trị VH mới.

Kinh tế thị trường phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa từ miền xuôi lên miền ngược. Sự đa dạng về hàng hóa của người Kinh cùng với những mặt hàng sản xuất theo kiểu công nghiệp với mẫu mã bắt mắt, giá cả hợp lý đã tràn nan khắp các khu chợ của đồng bào DTTS. Từ đó đồng bào đã lựa chọn những hàng hóa công nghiệp thay thế cho các sản phẩm truyền thống. Đồng nghĩa với việc đó, những làng nghề và những sản phẩm thủ công truyền thống ít có điều kiện để tồn tại, dần dần bị mai một. Ngoài ra, đứng trước người Kinh, một bộ phận đồng bào các DTTS luôn có tâm lí tự ti, mặc cảm, e ngại khi thực hành các giá trị VH truyền thống của DT


mình vì cho rằng nó lạc hậu, lâu dần, các giá trị VH này cũng đi vào mai một và mất chỗ đứng trong đời sống của đồng bào.

Như vậy, trước sự tác động của nền kinh tế thị trường, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các giá trị VH truyền thống mang tính bản sắc của đồng bào được giữ gìn, phát huy tốt hơn, mặt khác, nó cũng làm nảy sinh những yếu tố phản VH, làm lai tạp, biến đổi những giá trị VH truyền thống tốt đẹp và nguy cơ mai một, vắng bóng dần những giá trị VH vật thể và VH phi vật thể trong chính đời sống của đồng các DTTS vùng Đông Bắc.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng có sự tác động hai mặt đến việc giữ gìn, phát huy BSVHDT nói chung và BSVH các DTTS vùng Đông Bắc nói riêng. Tuy nhiên, đối với vùng Đông Bắc, sự tác động này chưa diễn ra trên diện rộng khắp các vùng miền mà chủ yếu diễn ra ở các khu vực thành thị và các vùng giáp ranh, còn vùng sâu, vùng xa, vùng xa xôi hẻo lánh có địa hình phức tạp, giao thông chia cắt, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn ít bị tác động hơn.

Với tác động tích cực của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đem lại đã giúp cho đồng bào các DTTS chủ yếu ở vùng có giao thông thuận lợi thu hút được đầu tư quốc tế vào sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm bản địa đặc sắc của mình, đầu tư khai thác phát triển du lịch VH, tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, mở mang dân trí, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Mặt khác, tạo điều kiện cho đồng bào tiếp cận với những luồng VH mới, tiến bộ trong khu vực và trên thế giới. Từ đó tiếp thu có chọn lọc để bổ sung, làm mới, phát triển VH truyền thống cho phù hợp với xã hội hiện đại, làm giàu có thêm VH của DT mình đồng thời khắc phục được những lạc hậu, sự không phù hợp trong VH truyền thống của đồng bào.

Bên cạnh những mặt tích cực trên, mặt trái của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã làm biến đổi, lai tạp nhiều giá trị VH truyền thống của đồng bào các DTTS. Nhiều giá trị VH truyền thống đang đứng trước nguy cơ biến mất do giới trẻ học đòi theo cái mới du nhập từ bên ngoài vào một cách ồ ạt thiếu kiểm soát, chọn lọc, đồng thời ca tụng, cổ súy cho VH ngoại lai, thờ ơ, quay lưng lại những giá trị VH truyền thống. Những lối sống không lành mạnh xa lạ với chính đồng bào các DTTS đó là lối sống thác loạn, vô tâm, vô


cảm, coi trọng vật chất… của một bộ phận tầng lớp thanh niên khu vực thành thị và đang có chiều hướng lan ra các vùng giáp ranh. Nhiều giá trị đạo đức bị coi nhẹ trước sự tấn công của những yếu tố phản VH, phản tiến bộ được du nhập trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tất cả điều đó đang đặt ra nguy cơ mai một, biến mất một nền VH đậm đà BSDT của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc.

Tiểu kết chương 2‌

VH là hệ thống các giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Trong VH có những giá trị đặc trưng, bản chất, cốt lõi mang tính bền vững tạo nên BSVH. BSVH luôn gắn với một DT nhất định với những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội riêng và nó chính là cơ sở để phân biệt DT này với DT khác, là tấm thẻ căn cước hay tấm chứng minh thư của các DT trong quá trình giao lưu và hội nhập.

BSVH các DTTS vùng Đông Bắc vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo được quy định bởi những đặc điểm về điều kiện địa lý, môi trường tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội vùng miền núi. Sự phong phú, đa dạng trong BSVH các DTTS vùng Đông Bắc được thể hiện qua các sắc thái VH vật thể (kiến trúc nhà ở truyền thống, trang phục, ẩm thực) và VH phi vật thể (ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội, tri thức bản địa và kho tàng VH nghệ thuật dân gian). Trong sự phong phú, đa dạng là những giá trị đặc trưng, bản chất, cốt lõi, những giá trị chung tiềm ẩn sâu trong các sắc thái VH đó.

Quá trình giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc được thực hiện nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị cốt lõi, bản chất, những cái làm nên sức mạnh nội sinh để các DTTS nơi đây tồn tại và phát triển. Cách thức giữ gìn và phát huy các giá trị VH vật thể và các giá trị VH phi vật thể được thực hiện cả ở hai trạng thái tĩnh (giữ gìn thông qua hệ thống bảo tồn, bảo tàng chuyên nghiệp; ghi chép trong sách vở, sao chép, chụp chiếu trong các video, audio…) và trạng thái động được thực hiện trong chính đời sống hàng ngày của cộng đồng các DTTS vùng Đông Bắc.

Trong quá trình giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc đã chịu sự tác động bởi những yếu tố khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, sự tác động của nền kinh tế thị trường được xem là yếu tố tác động trực tiếp nhất, mạnh mẽ nhất theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí