những thực hành xã hội hữu thức được suy tính kỹ về sự can thiệp hay không can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động văn hóa bằng cách sử dụng tối ưu tất cả nguồn vật chất và nhân lực để đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân.
Ở góc nhìn nghiên cứu của ngành chính sách công, chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số được hiểu là một tập hợp các quyết định do nhà nước ban hành theo thẩm quyền cùng với việc lựa chọn các giải pháp, công cụ để giải quyết những vấn đề văn hóa các dân tộc thiểu số đặt ra trong thực tiễn xã hội nhằm quản lý và định hướng bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số bền vững theo mục tiêu xác định.
1.1.3. Khái niệm “Thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số”
Việc thực hiện chính sách là một tất yếu khách quan để đạt mục tiêu đề ra theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Thực hiện chính sách[13;tr.112] là bước chuyển các ý đồ của chính sách thành hiện thực thông qua các hoạt động có tổ chức của cơ quan nhà nước để đạt mục tiêu đã xác định.
Do đó, thực hiện chính sách được hiểu là việc tổ chức hoạt động của các chủ thể tham gia vào quá trình triển khai chương trình hành động bằng các công cụ, giải pháp đã xác lập trong các quyết định pháp lý nhằm hiện thực hóa mục tiêu của nhà nước để cải thiện và phát triển xã hội.
Như vậy, thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số được hiểu là việc tổ chức hoạt động của các chủ thể tham gia vào quá trình triển khai chương trình hành động về lĩnh vực văn hóa các dân tộc thiểu số bằng các công cụ, giải pháp đã xác lập trong các quyết định pháp lý nhằm hiện thực hóa mục tiêu xác định của nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số theo hướng bền vững.
Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phải được triển khai trong thực tiễn đời sống xã hội. Một chính sách tốt/ xấu chỉ có thể
20
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - 1
- Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - 2
- Khái Niệm “Chính Sách Bảo Tồn Và Phát Triển Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số”
- Hệ Thống Các Chính Sách, Pháp Luật Của Nhà Nước
- Khái Quát Chung Về Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Tỉnh Quảng
- Một Số Đặc Trưng Chung Của Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Tỉnh Quảng Nam
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
xác định khi trải qua thực tiễn khách quan xã hội; và chúng được phán xét tích cực khi nhận được ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận xã hội của nhân dân.
1.2. Quy trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
1.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số là căn cứ định hướng để các cơ quan nhà nước chủ động tiến hành các hoạt động đưa chính sách này đi vào đời sống thực tiễn xã hội. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách về lĩnh vực văn hóa yêu cầu phải cụ thể, chi tiết và rõ ràng.
- Kế hoạch về chương trình tổ chức, điều hành đối với cơ quan, tổ chức tham gia, đội ngũ cán bộ đối với chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS, thường là gồm có: Bảng phân công nhiệm vụ của từng cơ quan: cơ quan chủ trì đầu mối, cơ quan thực hiện, các bên phối hợp thực hiện chính sách này; Bảng phần hành nhiệm vụ, công việc gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, của cán bộ quản lý và công chức, viên chức thực hiện; Cơ chế tác động giữa các cấp trong thực hiện chính sách này.
Yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch về chương trình tổ chức, điều hành chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số đòi hỏi là phải tránh tình trạng chồng chéo hay trùng lặp nhiệm vụ hoặc tình trạng bỏ sót nhiệm vụ.
- Kế hoạch về các nguồn lực thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS: Dự kiến quy mô, chất lượng và cơ cấu đội ngũ nhân sự theo yêu cầu thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; Dự kiến tài chính ngân sách, trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật,... Yêu
21
cầu việc dự kiến kế hoạch bố trí phải đủ nguồn lực để các chủ thể chính sách triển khai kế hoạch hành động có tính khả thi.
- Xác định khung tiến độ phân kỳ thời gian hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể để đạt đến mục tiêu cuối cùng của chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa: thời gian của bước tuyên truyền phổ biến; thời gian tổ chức triển khai thực hiện chính sách và duy trì, điều chỉnh chính sách này; thời gian sơ kết và tổng kết đánh giá chính sách. Việc dự kiến thời gian các nhóm nhiệm vụ phải thực hiện gắn với các mục tiêu cụ thể phải hoàn thành; và phải phù hợp với đề án/ chương trình hành động của chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa.
- Dự kiến kế hoạch kiểm tra giám sát tiến độ thực thi chính sách này ở từng phần công việc theo thời gian đã xác định. Dự kiến cả về các phương pháp sử dụng và hình thức kiểm tra giám sát thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa.
- Xây dựng quy chế thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa: quy chế về tổ chức hoạt động điều hành chính sách này; quy chế làm việc của các cơ quan nhà nước quản lý điều hành chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; quy chế về khen thưởng, kỷ luật trong thực hiện chính sách...
Việc xét duyệt kế hoạch chương trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa do thẩm quyền của người lãnh đạo cùng cấp quyết định. Sau khi kế hoạch thực hiện chính sách này được duyệt sẽ có giá trị pháp lý cùng hiệu lực thi hành.
1.2.2. Tổ chức tuyên truyền phổ biến thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Bước này phải được triển khai ngay sau khi kế hoạch chương trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa được duyệt, yêu cầu các chủ thể của chính sách này là cơ quan truyền thông báo chí, các cơ quan nhà
nước, và đội ngũ cán bộ phải triển khai kịp thời nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến chính sách theo kế hoạch chương trình được duyệt. Đối tượng của công tác tuyên truyền phổ biến chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa là toàn thể các cộng đồng dân cư và nhân dân để họ được biết và ý thức tự giác chấp hành và tham gia thực hiện chính sách này.
1.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Bước phân công, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ chính sách này tiến hành theo chương trình kế hoạch hành động được duyệt nhưng cần đảm bảo sự phân công – phân nhiệm rõ ràng của các cơ quan và các hoạt động phải có sự tương tác đồng bộ để đảm bảo các mục tiêu chính sách.
Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số không chỉ có các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ nhân sự là cán bộ, công chức, viên chức, mà còn phải coi trọng chủ thể trung tâm của chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa là mọi người dân của tất cả các thành phần dân tộc. Theo đó, việc cần thiết trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa là phải xác lập một cơ chế phối hợp giữa các chủ thể tham gia.
Việc tổ chức phân công và phối hợp để thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa phải theo kế hoạch chương trình thực hiện chính sách được duyệt, phải gắn kết làm rõ vai trò trách nhiệm cơ quan, cá nhân chủ trì/ điều phối, vai trò trách nhiệm cơ quan, cá nhân tham gia là thành viên chính; vai trò trách nhiệm cơ quan, cá nhân là thành viên phối hợp thực hiện (tránh tình trạng chung chung, không cụ thể rõ ràng xảy ra).
1.2.4. Duy trì và điều chỉnh chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Việc duy trì chính sách này cần đảm bảo các điều kiện cần: (1) Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo tồn và phát triển văn hóa có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn tương ứng; có đủ khả năng tổ chức điều hành và triển khai tính khả thi chương trình hành động ở lĩnh vực này;
(2) Các nguồn lực vốn ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện và kỹ thuật phải được phân bổ đủ để đảm bảo phục vụ chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, đặc biệt là bên cạnh lực lượng cán bộ, công chức, viên chức thì cần hình thành mạng lưới cộng tác viên rộng khắp để thực hiện chính sách này;
(3) Có cơ chế, quy chế cụ thể về phân công - phối hợp thực hiện chính sách này.
Sự duy trì ổn định, thuận lợi đối với chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số hay không là tùy thuộc vào mức độ đồng thuận trong phối hợp giữa các chủ thể, đó là: (1) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong tổ chức điều hành thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa cần tạo lập môi trường ổn định để thuận lợi cho quá trình thực hiện chính sách này; (2) Chủ thể là người dân ở tất cả các thành phần dân tộc là người chấp hành chính sách này, họ cần tự giác, tích cực tham gia vào quá trình chính sách này. Nếu việc tiến hành những hoạt động này có tính đồng bộ thì việc duy trì chính sách này là thuận lợi.
Việc điều chỉnh chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa trong quá trình thực hiện là nhiệm vụ cần thiết và rất quan trọng khi diễn biến của tác động chính sách không thuận chiều. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách này cũng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chính sách. Quyền điều chỉnh chính sách cần tập trung đổi mới cơ chế, sáng kiến biện pháp phù hợp thực hiện để đáp ứng mục tiêu kỳ vọng của chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa (chứ không nên/ không được làm phá vỡ mục tiêu ban đầu chính sách này).
1.2.5. Theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số do cơ quan Nhà nước cùng đội ngũ nhân sự có thẩm quyền tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ, hình thức, phương pháp để giúp định hướng cho các chủ thể chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa tăng cường ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện theo sự phân công nhiệm vụ.
Tất cả mọi hoạt động liên quan đến việc triển khai chính sách thì đều cần phải tiến hành theo dõi, kiểm tra và đôn đốc để quá trình thực thi chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa được định hướng đúng và đảm bảo, cũng như góp phần sử dụng các nguồn lực đạt hiệu quả. Thông qua sự chú trọng các hoạt động theo dõi, kiểm tra và đôn đốc để kịp thời phòng ngừa và ngăn chặn các ý đồ tiêu cực, hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa.
1.2.6. Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Công tác sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện chính sách này được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có chức năng và các cá nhân có thẩm quyền trong suốt thời gian duy trì chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Quá trình đó, có thể đánh giá từng phần nội dung, nhóm nhiệm vụ theo tiến độ đặt ra hoặc đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện chính sách này sau khi kết thúc chính sách; có thể đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ so với mục tiêu chính sách dân số yêu cầu theo tiến độ.
Việc tiến hành sơ - tổng kết để tập trung: (1) Đánh giá công tác chỉ đạo và điều hành quá trình thực hiện chính sách dân số, phải căn cứ vào kế hoạch chương trình được duyệt, căn cứ vào hiệu lực của các văn bản quy
25
phạm pháp luật hiện hành về lĩnh vực văn hóa và quy chế hoạt động để tiến hành đánh giá tình hình chỉ đạo, tổ chức điều hành và phối hợp của các cơ quan chức năng trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; (2) Đánh giá thực tiễn việc sử dụng công cụ, giải pháp, biện pháp, cơ chế do cơ quan nhà nước xác lập để thực hiện mục tiêu chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; Đánh giá thực tiễn tình hình thực hiện của đối tượng thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
Qua công tác sơ kết - tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số nhằm đúc rút bài học thành công và chưa thành công để kịp thời điều chỉnh trong tổ chức thực hiện chính sách này để hiện thực hóa các mục tiêu của chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
1.3. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
1.3.1. Chủ trương, đường lối của Đảng
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc luôn kề vai sát cánh, gắn bó máu thịt bên nhau trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống thiên tại địch họa và xây dựng đất nước. Các dân tộc nước ta là một cộng đồng thống nhất trong đa dạng, cư trú phân tán, đan xen trên nhiều địa bàn của Tổ quốc.
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta và đã đề ra chủ trương, chính sách dân tộc với nguyên tắc nhất quán: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
26
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc ở nước ta được làm chủ vận mệnh của mình trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ trương, chính sách của Đảng được đồng bào các dân tộc ủng hộ, đón nhận và ra sức thực hiện, tạo động lực to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng dân tộc, dân chủ và những thành tựu to lớn của cách mạng XHCN.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6-1991) đã xác định nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Tư tưởng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được bổ sung, phát triển đầy đủ và phong phú hơn trong các văn kiện của Đảng sau này. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, hội nghị lần thứ 5 đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-TW ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là nghị quyết đầu tiên mang tính đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, mà còn là tư duy lý luận văn hóa toàn diện và sâu sắc. Nghị quyết nêu lên vấn đề:
- Nền văn hóa chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong đó, xác định hết sức coi trọng công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.
- Nghị quyết đặt ra nhiệm vụ bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các DTTS: Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các
27