Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Phải Trả Người Lao Động Và Các Khoản Trích Theo Lương Trong Kiểm Toán Bctc .


- Ngoài những mục tiêu kiểm toán đã nêu trên, KTV còn cần chú ý xác định xem đơn vị có tuân thủ các văn bản pháp lý về lao động tiền lương hay không, chẳng hạn như xem xét việc chấp hành các quy định về thuế thu nhập cá nhân, về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ…

2.4 Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán BCTC.

2.4.1 Xây dựng Chương trình kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC.

2.4.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán.

- Khi bắt đầu thu nhận khách hàng thì công ty kiểm toán phải liên lạc với KTV tiền nhiệm. Trên cơ sở chấp nhận kiểm toán thì công ty sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị cho công việc lập kế hoạch kiểm toán:

Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, bao gồm: Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng.

Tính liêm chính của BGĐ khách hàng. Liên lạc với KTV tiền nhiệm.

Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng

Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán.

Lập hợp đồng kiểm toán.

2.4.1.2 Thu thập thông tin cơ sở.

- Sau khi ký kết hợp đồng, KTV bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trước hết KTV sẽ thu thập thông tin cơ sở, trong giai đoạn này KTV đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra những mức đánh giá đầu về mức trọng yếu và thực hiện thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết thực hiện công việc kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác.

Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Xem xét kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung.

Tham quan nhà xưởng.

Nhận diện các bên hữu quan.

Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài.


2.4.1.3 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.

- Giấy phép thành lập và điều lệ công ty.

- Các BCTC, Báo cáo Kiểm toán (BCKiT), thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước.

- Biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và BGĐ.

- Các hợp đồng và các cam kết quan trọng.

2.4.1.4 Thực hiện thủ tục phân tích.

- KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập được.

- Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng gồm thủ tục phân tích ngang và thủ tục phân tích dọc.

2.4.1.5 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro. Đánh giá tính trọng yếu.

- KTV căn cứ vào các thông tin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp.

- Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán. Ở đây KTV cần đánh giá mức độ trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC.

Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

Ước lượng sơ bộ và phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các bộ phận.

- Xác định mức trọng yếu cho khoản mục phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương.

Mức độ lớn của phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương và tỷ trọng của nó trong chi phí SXKD.

Sự cân nhắc, xét đoán nghề nghiệp của KTV.

Thông thường đối với khoản mục phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương KTV thường xác định mức trọng yếu với quy mô tương đối lớn, tổng


thể thường được chọn để xác định mức trọng yếu cho các khoản phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương là Doanh thu hoặc giá vốn.

Đánh giá rủi ro kiểm toán.

- Do sự giới hạn bởi chọn mẫu của kiểm toán và việc phát hiện ra các sai phạm cùng với những gian lận đã được che dấu kỹ là rất khó khăn nên KTV không thể phát hiện ra tất cả các sai sót trọng yếu trên BCTC. Vì vậy luôn luôn có rủi ro kiểm toán ngay cả khi KTV tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán đã được chấp nhận chung.

- Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ngược chiều nhau, nghĩa là mức độ trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Nếu mức độ trọng yếu có thể chấp nhận được tăng lên thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống, vì khi giá trị sai sót có thể bỏ qua tăng lên thì khả năng xảy ra sai sót sẽ giảm xuống. Ngược lại, giảm mức độ trọng yếu có thể chấp nhận, rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Trọng yếu và rủi ro đều có tác động đến lượng bằng chứng cần thu thập. Khi KTV ước tính mức độ trọng yếu càng thấp và rủi ro càng cao thì lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và ngược lại.

2.4.1.6 Tìm hiểu hệ thống Kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm

soát.

- Nếu rủi ro kiểm soát cao KTV sẽ không tin tưởng vào hệ thống KSNB của

DN và áp dụng phương pháp tuân thủ, khối lượng thử nghiệm cơ bản cũng tăng lên hơn rất nhiều so với lúc KTV dựa vào hệ thống kiểm soát. Và ngược lại rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp thì KTV có thể dựa vào KSNB để giảm các thử nghiệm cơ bản.

- Việc đánh giá rủi ro kiểm soát diễn ra theo các bước sau:

Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát.

Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại thử nghiệm cơ bản.

2.4.1.7 Thiết kế Chương trình kiểm toán. Thiết kế trắc nghiệm công việc.

- Các thủ tục kiểm toán

Cụ thể hóa mục tiêu KSNB cho các khoản mục đang được khảo sát.


Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm soát của từng mục tiêu KSNB.

Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù nói trên.

Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo mục tiêu KSNB có xét đến nhược điểm của hệ thống KSNB và kết qủa ước tính của thử nghiệm kiểm soát.

- Quy mô mẫu chọn: thường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính.

- Khoản mục được chọn: KTV phải xác định các phần tử cá biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể.

- Thời gian thực hiện: thường được tiến hành vào giữa năm (nếu hợp đồng kiểm toán dài hạn) hoặc vào thời điểm kết thúc năm.

Thiết kế các trắc nghiệm phân tích.

- Quy trình phân tích bao hàm những thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tài khoản và được thực hiện qua các bước sau:

Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra.

Tính toán giá trị ước tính của các tài khoản cần kiểm tra.

Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được.

Xác định số chênh lệch trọng yếu cần được kiểm tra.

Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu.

Đánh giá kết quả kiểm tra.

Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư.

- Đánh giá trọng yếu và rủi ro của các tài khoản tiền lương: KTV xác định sai số chấp nhận cho từng khoản mục. Sai số chấp nhận cho từng khoản mục càng thấp thì đòi hỏi số lượng bằng chứng kiểm toán càng nhiều và do đó các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ được mở rộng và ngược lại. Rủi ro cố hữu của khoản mục càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toán càng nhiều và trắc nghiệm trực tiếp số dư sẽ được mở rộng và ngược lại.

- Đánh giá rủi ro kiểm soát với các chu trình kiểm toán được thực hiện.

- Thiết kế và dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích.


- Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của các khoản mục đang xét.

- Các thủ tục kiểm toán: được dựa trên các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán và được thiết kế dựa vào xét đoán nghề nghiệp quan trọng.

- Quy mô mẫu chọn: xác định theo phương pháp chọn mẫu thông dụng.

- Khoản mục được chọn: KTV thường chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên, chương trình máy tính hoặc phương pháp chọn mẫu hệ thống. Trong trường hợp cụ thể, KTV có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất.

- Thời gian thực hiện: thường được tiến hành vào giữa năm (nếu hợp đồng kiểm toán dài hạn) hoặc vào thời điểm kết thúc năm.

2.4.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán BCTC.

2.4.2.1 Thực hiện thủ tục kiểm soát phải trả người lao động và các khoản trích theo lương.

- Đối với chức năng tổ chức nhân sự.

KTV tìm hiểu việc thực hiện các thủ tục tiếp nhận lao động, hợp đồng thuê lao động, việc phê chuẩn mức lương và tính độc lập (tách biệt về trách nhiệm) giữa các bộ phận quản lý nhân sự với bộ phận theo dòi thời gian làm việc cũng như hạch toán, thanh toán tiền lương cho NLĐ.

Đối với việc cách ly trách nhiệm giữa bộ phận quản lý lao động với bộ phận chấm công lao động, cũng như hạch toán kết quả lao động.

- Đối với công tác theo dòi thời gian lao động, khối lượng sản phẩm hoàn thành, lập bảng tính lương và các khoản trích theo lương.

KTV cần đánh giá các quá trình kiểm soát được thiết kế trong DN có khả năng ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm trong chấm công, xác nhận công việc hoàn thành, hạch toán và ghi sổ các khoản thanh toán về tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.

- Đối với công tác thanh toán khoản phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương.

KTV xem xét tính độc lập trong việc phân công công việc giữa người tính lương, người chi trả lương và người theo dòi chấm công, ngoài ra còn người lập bảng tính lương.


KTV đánh giá việc tổ chức chi trả tiền lương đặc biệt đối với các khoản tiền lương chưa thanh toán được theo dòi trong sổ sách kế toán như thế nào trong khi nhân viên đi vắng. Với các khoản trích theo tiền lương KTV quan tâm đến việc trích lập đúng theo tỷ lệ và thời gian quy định.

2.4.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích phải trả người lao động và các khoản trích theo lương.

- So sánh số liệu các tài khoản chi phí về tiền lương với các niên độ khác:

- So sánh về tỉ lệ chi chí tiền lương trong giá thành sản xuất hoặc doanh thu giữa kỳ này với kỳ trước hay với các kỳ trước.

- So sánh số dư các tài khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ giữa các kỳ kế toán trong DN.

- Dưới đây (Bảng 2.3) là thủ tục phân tích và khả năng sai phạm thường gặp

Bảng 2.3 Thủ tục phân tích và khả năng sai phạm.


Thủ tục phân tích

Khả năng sai phạm

So sánh chi phí tiền lương với các năm trước.

Sai phạm trong chi phí tiền lương.

So sánh tỉ lệ chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành hoặc doanh thu kỳ trước.

Sai phạm về chi phí nhân công trực tiếp.

So sánh số dư tài khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ với các kỳ trước.

Sai phạm về các khoản trích theo lương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC - 4

2.4.2.3 Thực hiện thủ tục chi tiết phải trả người lao động và các khoản trích theo lương.

- Kiểm tra tiền lương khống.

Kiểm tra số lượng nhân viên khống.

Kiểm tra thời gian khống.

- Khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương.

- Kiểm tra số dư các tài khoản trong chu trình.

Tài khoản 334: được kiểm tra thông qua số dư tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải thanh toán khác cho CNV.


Tài khoản 338: có liên quan tới các khoản trích nộp trên tiền lương như KPCĐ (3382), BHXH (3383), BHYT (3384) và BHTN (3386) thì KTV có thể khảo sát bằng cách so sánh số dư trên tài khoản chi tiết với số liệu trên bảng tính, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và với số liệu trên bảng kê khai các khoản phải nộp về BHXH và KPCĐ; đối chiếu các khoản chi bằng tiền đã phát sinh trên các chứng từ chi tiền mặt. Ngoài ra KTV cần kiểm tra thời hạn tính và trích các khoản trên tiền lương, thời hạn thanh quyết toán các khoản đó.

Đối với các tài khoản chi phí liên quan đến tiền lương như 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, 627 – Chi phí sản xuất chung, 641 – Chi phí bán hàng, 642 – Chi phí quản lý DN. Thì KTV chỉ tiến hành bổ sung các thủ tục thử nghiệm cơ bản khi phát hiện các nhược điểm trong cơ cấu KSNB của đơn vị kiểm tra liên quan đến hạch toán và ghi sổ các tài khoản này.

2.4.2.4 Kết thúc CTKiT khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán BCTC.

- Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn: KTV vận dụng một số kỹ thuật sau:

Phỏng vấn.

Kiểm tra tài liệu.

Xác nhận.

Phân tích hợp lý.

- Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ.

- Đánh giá lại kết quả.

Khi kết thúc các thủ tục kiểm toán đặc thù cho các lĩnh vực kiểm toán KTV tập hợp tất cả vào kết luận chung.

- Phát hành thư quản lý.

- Công bố BCKiT.

BCKiT là loại báo cáo bằng văn bản do KTV và công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rò ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị đã được kiểm toán.

BCKiT trong kiểm toán BCTC gồm bốn loại:

BCKiT chấp nhận toàn phần: được sử dụng trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía


cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

BCKiT chấp nhận từng phần - ngoại trừ: được đưa ra trong trường hợp KTV bị giới hạn công tác kiểm toán hoặc không đồng ý với Giám đốc trong một số hạch toán kế toán hoặc chính sách kế toán. Có hai loại:

Ý kiến chấp nhận từng phần – ngoại trừ bất đồng về quan điểm: Nếu những điểm không nhất trí là trọng yếu trong BCTC, KTV phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần.

Ý kiến chấp nhận từng phần - ngoại trừ về thời hạn phạm vi: Ý kiến chấp nhận từng phần sẽ được đưa ra khi giới hạn về phạm vi chưa tới mức khiến cho KTV không thể đưa ra ý kiến về BCTC.

BCKiT với ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược): được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với BGĐ là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC.

BCKiT với ý kiến từ chối: được đưa ra trong trường hợp hậu qủa của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức KTV không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể đưa ra ý kiến về BCTC.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí