Kế Toán Các Khoản Tạm Ứng Cho Người Lao Động Tại Doanh Nghiệp

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý)

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có các TK 152, 153, 155, 156


Có các TK 111, 112.


Định kỳ khi xác định tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia phải thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112,.... (số đã thu được tiền) Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Khi thu được tiền của các khoản nợ phải thu khác, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt - 5


Có TK 138 - Phải thu khác (1388).

2.2.4 Kế toán các khoản tạm ứng cho người lao động tại doanh nghiệp

2.2.4.1 Khái niệm, nguyên tắc hạch toán

Khái niệm:

Tạm ứng là khoản tiền ứng trước cho người lao động làm việc tại công ty hoặc vật tư để sử dụng cho những mục đích nhất định thuộc hoạt động SXKD hoặc hoạt động khác của doanh nghiệp, sau đó ngươi nhận tạm ứng của doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán các khoản tạm ứng này với doanh nghiệp nếu chi không hết.

Nội dung chi tạm ứng:

- Tạm ứng để sử dụng các công việc thuộc về hành chính- quản trị: mua văn phòng phẩm, tiếp khách, tổ chức họi nghị..

- Tạm ứng tàu xe, tiền công tác phí của nhân viên đi công tác.

- Tạm ứng cho người đi mua nguyên vật liệu, hàng hóa để trả tiền vận chuyển, bốc vác nguyên vật liệu.

Nguyên tắc chi tạm ứng

Chi tạm ứng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

Chỉ được chi tạm ứng mới khi đã thanh toán hết số tạm ứng cũ.

Đối với người nhận tạm ứng, tiền hoặc tài sản giao tạm ứng cho mục đích nào phải sử dụng đúng mục đích và nội dung công việc đã phê duyệt.

Sau khi hoàn thành công việc, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng đình kèm với các chứng từ gốc xác minh việc chi tiêu để thanh toán ngay. Số tiền tạm ứng nếu chi không hết phải nộp lại quỹ đúng thời hạn, nếu quá hạn doanh nghiệp sẽ khấu trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Ngượi lại nếu số chi vượt sẽ được thanh toán bổ sung.

Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dòi cho từng người nhận tạm ứng, theo từng lần tạm ứng và thanh toán tạm ứng.

Chứng từ sử dụng:

+ Giấy đề nghị tạm ứng

+ Phiếu chi

+ Báo cáo thanh toán tạm ứng

+ Các chứng từ khác: hóa đơn mua hàng, biên lai cước phí vận chuyển,…


2.2.4.2 Chứng từ, sổ sách

Chứng từ:

+ Mẫu số 03-TT - Giấy đề nghị tạm ứng

+ Mẫu số 04-TT - Giấy thanh toán tiền tạm ứng

+ Phiếu chi

+ Các chứng từ khác: hóa đơn mua hàng, biên lai cước phí vận chuyển,…

Sổ sách: Mở sổ chi tiết theo dòi chặt chẽ tùng người nhận tạm ứng, từng khoản tạm ứng, từng lần tạm ứng và thanh toán tạm ứng.

2.2.4.3 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 141- “Tạm ứng” để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng này. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản như sau:

Bên Nợ:

Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp.


Bên Có:


- Các khoản tạm ứng đã được thanh toán;


- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương;


- Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho.


Số dư bên Nợ:


Số tạm ứng chưa thanh toán.


2.2.4.4 Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Khi tạm ứng tiền hoặc vật tư cho người lao động trong doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 141 - Tạm ứng

Có các TK 111, 112, 152,...


Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi:

Nợ các TK 152,153, 156, 241, 331, 621,623, 627, 642, ...


Có TK 141 - Tạm ứng.


Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt


Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 141 - Tạm ứng.


Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng, ghi:

Nợ các TK 152, 153,156, 241, 621, 622, 627,...


Có TK 111 - Tiền mặt.

2.3 Kế toán các khoản phải trả

2.3.1 Kế toán phải trả cho người bán

2.3.1.1 Khái niệm, nguyên tắc kế toán

Khoản phải trả cho người bán là khoản nợ phát sinh rất thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến việc mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay.

Phải theo dòi chi tiết thanh toán với từng đối tượng là người bán, người cung cấp hay người nhận thầu theo từng lần thanh toán.

Theo đó thời hạn thanh toán từng hoá đơn để có thể cân đối tài chính nhằm thanh toán cho đúng hạn hoặc trước hạn để có thể hưởng chiết khấu thanh toán.

Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.

Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.

Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rò ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng.


2.3.1.2 Chứng từ, sổ sách

Chứng từ:


Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng Giấy đề nghị thanh toán

Phiếu thu, phiếu chi

Sổ phụ ngân hàng, biên bản kiểm kê tài sản Các chứng từ khác có liên quan

Sổ sách

Sổ nhật ký chung Sổ cái

Sổ chi tiết nợ phải trả cho người bán

2.3.1.3 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán”. Tài khoản này có kết cấu như sau:

Bên Nợ:


- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp;

- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao;


đồng;

- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp


- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho

doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán;


- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người

bán.


Bên Có:


- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người

nhận thầu xây lắp;


- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức;

Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của

từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.

2.3.1.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế

Mua vật tư, hàng hóa chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc khi mua TSCĐ:

+ Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:


Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211, 213 (giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).


+ Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

Khi ứng trước tiền hoặc thanh toán số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có các TK 111, 112, 341,...

- Trường hợp phải thanh toán cho nhà thầu bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch).

- Trường hợp đã ứng trước tiền cho nhà thầu bằng ngoại tệ, kế toán ghi nhận giá trị đầu tư XDCB tương ứng với số tiền đã ứng trước theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Phần giá trị đầu tư XDCB còn phải thanh toán (sau khi đã trừ đi số tiền ứng trước) được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh.

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế)


Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu tỷ giá giao dịch thực tế thấp hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của TK tiền)

Có các TK 111, 112,... (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu tỷ giá giao dịch thực tế cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của TK tiền).

Khi nhận lại tiền do người bán hoàn lại số tiền đã ứng trước vì không cung cấp được hàng hóa, dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...


Có TK 331 - Phải trả cho người bán.


Nhận dịch vụ cung cấp (chi phí vận chuyển hàng hoá, điện, nước, điện thoại, kiểm toán, tư vấn, quảng cáo, dịch vụ khác) của người bán:

+ Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa (1562)

Nợ TK 241 - XDCB dở dang Nợ TK 242 - Chi phí trả trước

Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635, 811


Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

+ Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

Chiết khấu thanh toán mua vật tư, hàng hoá doanh nghiệp được hưởng do thanh toán trước thời hạn phải thanh toán và tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, người cung cấp, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán


Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.


Trường hợp vật tư, hàng hoá mua vào phải trả lại hoặc được người bán chấp thuận giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất được tính trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán


Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 152, 153, 156, 611,...


Trường hợp các khoản nợ phải trả cho người bán không tìm ra chủ nợ hoặc chủ nợ không đòi và được xử lý ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 711 - Thu nhập khác.


2.3.2 Kế toán phải trả cho người lao động

2.3.2.1 Khái niệm, nguyên tắc kế toán


Khoản phải trả cho công nhân viên, người lao động là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ sự kiện nợ người lao động về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của họ.

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả lao động cuối cùng.

Kế toán phải trả cho người lao động sẽ phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

Toàn bộ các khoản thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp phải được hạch toán qua tài khoản phải trả cho công nhân viên.

Chi phí tiền lương, tiền công được hách toán chính xác cho từng đối tượng chịu chi

phí.


Thực hiện đúng pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và các văn

bản hướng dẫn về chế độ BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động.


2.3.2.2 Chứng từ, sổ sách

Chứng từ


Người lao động trong doanh nghiệp được hưởng tiền lương chính, tiền lương phụ, tiền thưởng, tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội. Đối với tiền lương có các loại chứng từ sau:

- Bảng chấm công: phản ánh ngày công thực tế của từng người lao động trong mỗi tổ, bộ phận.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022