Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Toán Khoản Mục Phải Trả Người Lao Động Và Các Khoản


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ CÁC KHOẢN

TRÍCH THEO LƯƠNG.

(Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo TT200/2014/TT-BTC)

2.1 Phương pháp luận

2.1.1 Tổng quan về kiểm toán

2.1.1.1 Khái niệm về kiểm toán

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các Kiểm toán viên (KTV) đủ năng lực và độc lập.

2.1.1.2 Một số khái niệm liên quan

- Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán, dựa trên các tài liệu và thông tin này, KTV đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo tính đầy đủ và tính thích hợp(VSA 200):

Đầy đủ là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng bằng chứng kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của KTV đối với rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của mỗi bằng chứng kiểm toán.

Thích hợp là tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng của các bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo phù hợp và đáng tin cậy để hỗ trợ cho KTV đưa ra các kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán.

- Hồ sơ kiểm toán là tập hợp các tài liệu kiểm toán do KTV thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ theo một trật tự nhất định làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành. (VSA 230)

- Sai sót là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của một khoản mục trên BCTC với giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của khoản mục đó theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Sai sót có thể phát sinh do nhầm lẫn hoặc gian lận. (VSA 450)


- Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc (BGĐ), các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp. (VSA 240)

- Trọng yếu là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. (VSA 320)

- Mức trọng yếu là một mức giá trị do KTV xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính:

Định lượng: Số tiền sai phạm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC.

Định tính: bản chất của sự sai phạm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC.

Mức trọng yếu thực hiện là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức bộ trọng yếu đối với tổng thể BCTC. (VSA 320)

- Rủi ro kiểm toán (Audit Risk- AR) là rủi ro do KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Các bộ phận của rủi ro kiểm toán (VSA 200):

Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk- IR) là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan.

Rủi ro kiểm soát (Control Risk- CR) là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.


Rủi ro phát hiện (Detect Risk- DR) là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các thủ tục mà KTV thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp có thể chấp nhận được nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại.

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro và được thể hiện qua bảng 2.1:

AR = IR x CR x DR hoặc DR = AR/(IR x CR)

Bảng 2.1 Bảng ma trận xác định rủi ro phát hiện



Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát

Cao

Trung bình

Thấp


Đánh giá của

KTV về rủi ro tiềm tàng

Cao

Thấp nhất

Thấp

Trung bình

Trung bình

Thấp

Trung bình

Cao

Thấp

Trung bình

Cao

Cao nhất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC - 3

(Nguồn: Giáo trình kiểm toán - Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh)

2.2 Khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương có ảnh hưởng đến kiểm toán.

2.2.1 Khái niệm phải trả người lao động và các khoản trích theo lương.

2.2.1.1 Khái niệm phải trả người lao động.

- Khoản phải trả NLĐ là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ sự kiện nợ NLĐ về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, Bảo hiểm xã hội (BHXH) và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của họ. Cụ thể:

Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do NSDLĐ phải trả cho NLĐ theo Hợp đồng lao động (HĐLĐ) cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm. Số tiền thù lao trả cho NLĐ theo định kỳ, thường là hàng tháng và cần phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Tiền công là khoản tiền NLĐ được hưởng sau khi đã đóng góp lao động và chuyên môn để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ (NSDLĐ) và được


thuê với hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Tiền công có thể trả định kỳ như tiền lương, hoặc trả một lần khi công việc chấm dứt.

Tiền thưởng thực chất là khoản bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD).

Các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của NLĐ như các khoản phụ cấp lương, tiền ăn ca, tiền lương nghỉ phép…

BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

2.2.1.2 Các khoản trích theo lương.

- Các khoản trích theo lương là những khoản bảo hiểm bắt buộc mà NLĐ và NSDLĐ phải nộp cho Nhà nước đối với HĐLĐ từ 3 tháng trở lên. Các khoản trích theo lương bao gồm:

Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Theo quy định DN trích 18% trên lương cơ bản tính vào chi phí, 8% trừ vào lương của NLĐ.

Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng BHYT và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức BHYT và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến BHYT. Theo quy định DN trích 3% trên lương cơ bản tính vào chi phí, 1,5% trừ vào lương của NLĐ.

Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là quỹ tiền tệ được hình thành chủ yếu từ đóng góp của NSDLĐ và NLĐ, dùng hỗ trợ NLĐ có tham gia đóng góp quỹ khi bị nghỉ việc ngoài ý muốn, gồm trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm. Theo quy định DN trích 1% trên lương cơ bản tính vào chi phí, 1% trừ vào lương của NLĐ, 1% Nhà nước chịu.

Quỹ Kinh phí công đoàn (KPCĐ) là quỹ tiền tệ được hình thành dùng để tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Theo quy định DN trích 2% trên lương cơ bản tính vào chi phí.


2.2.2 Một số sai phạm thường gặp trong kế toán phải trả người lao động và các khoản trích theo lương.

- Xác định quỹ lương chưa có cơ sở.

- Chi quá quỹ tiền lương được hưởng.

- Sử dụng quỹ tiền lương chưa đúng mục đích.

- Quỹ lương chưa chi hết trong khoảng thời gian quy định.

- Xác định quỹ tiền lương không phù hợp với mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, do đó hạch toán vào chi phí cao hơn hoặc thấp hơn số thực tế.

- Chưa thực hiện xác định và trừ lùi quỹ tiền lương khi Công ty không thực hiện được kế hoạch SXKD được giao.

- Quản lý và hạch toán tiền lương chưa phù hợp: trả lương cho cán bộ công nhân viên (CNV) hạch toán trực tiếp vào chi phí SXKD mà không hạch toán qua quỹ tiền lương theo quy định.

- Xuất hiện bất thường và ngoại lệ về tiền lương của Ban lãnh đạo DN.

- Thanh toán lương khống: nhân viên khống, hồ sơ khống, nhân viên đã thôi việc tại đơn vị vẫn được trả lương. Khai tăng giờ làm thêm so với thực tế.

- Hạch toán tiền lương và các khoản trích vào lương không đúng kỳ.

- Hạch toán một số khoản có tính chất lương như tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ… vào chi phí mà không qua tài khoản 334.

- Chưa ký đủ HĐLĐ với cán bộ CNV theo quy định.

- Bảng chấm công và bảng thanh toán lương không đầy đủ chữ ký cần thiết như chữ ký của người nhận, của kế toán trưởng và có hiện tượng ký nhận hộ.

- Thanh toán các khoản phụ cấp và các khoản khác ngoài lương chính không có chính sách cụ thể và không có quyết định của Giám đốc.

- Hạch toán tạm ứng lương vào tài khoản 141 mà không hạch toán giảm khoản phải trả CNV chức theo quy định.

- Không có hợp đồng với nhân viên tạm thời, nhân viên làm việc theo thời vụ quy định.

- Các nghiệp vụ nâng lương không có quyết định nâng lương của các cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo.


- Hạch toán toàn bộ chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào tài khoản 622 mà không phân bổ cho các bộ phận bán hàng, quản lý DN, quản lý phân xưởng theo quy định.

- Số phát sinh trên sổ kế toán không trùng khớp với số liệu trên sổ lương của NLĐ.

- Trích BHXH, BHYT, KPĐ, BHTN vào chi phí SXKD cao hơn quy định.

- Chưa có đối chiếu với cơ quan BHXH. Số chênh lệch chưa được xử lý.

2.2.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương.

- Kiểm soát bằng chi phí tiền lương.

- Báo cáo cho cơ quan chức năng của Nhà nước.

- Phân công, phân nhiệm trong công tác lao động và tiền lương

- Kiểm soát quá trình lập bảng chấm công và các tài liệu liên quan để tính lương.

- Kiểm soát quá trình tính lương và các khoản khấu trừ.

- Kiểm tra độc lập việc thực hiện.

2.2.4 Tổ chức công tác kế toán phải trả người lao động và các khoản trích theo lương.

- Bộ phận quản lý lao động – tiền lương theo dòi kiểm tra các chứng từ có liên quan (như Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Hợp đồng giao khoán, Phiếu báo làm thêm giờ….) tiến hành tính số tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải trả cho NLĐ theo hình thức trả lương, trả thưởng đang áp dụng tại DN – sau đó kế toán lập Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng. Căn cứ vào giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH, kế toán lập Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản.

- Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản và các chứng từ khác lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”. Đây là bảng tổng hợp số liệu tính toán các khoản phải trả cho NLĐ (gồm tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, BHXH phải trả và khoản khác); khoản trích các khoản theo lương và trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân SX (nếu có).


- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH là cơ sở ghi vào Sổ kế toán, ghi nhận tăng khoản phải trả NLĐ, tăng trích lập quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ; tăng trích trước tiền lương nghỉ phép – nếu có; đồng thời ghi vào Sổ chi tiết các khoản phải trả liên quan.

- Các chứng từ về chi tiền lương, tiền thưởng, nộp quỹ bảo hiểm… là cơ sở để ghi giảm khoản phải trả NLĐ và giảm các khoản trích theo tiền lương do sử dụng.

2.2.5 Vai trò của kiểm toán phải trả người lao động và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC.

- Kiểm toán phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương đóng vai trò quan trọng trong cuộc kiểm toán BCTC do các nguyên nhân sau đây:

Phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương là khoản chi phí chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chi phí hoạt động SXKD của DN, liên quan đến giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Chi phí phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương có ảnh hưởng rất lớn tới BCTC. Nếu như việc hạch toán và tính toán tiền lương không đúng sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu trong việc đánh giá giá trị hàng tồn kho, sản phẩm dở dang, lợi nhuận, kết quả hoạt động SXKD.

Tiền lương là một lĩnh vực dễ có thể xảy ra các hình thức gian lận của nhân viên làm cho một số lượng tiền lớn của DN bị thất thoát hoặc sử dụng không hiệu quả.

2.3 Căn cứ, mục tiêu kiểm toán phải trả người lao động và các khoản trích theo lương.

2.3.1 Căn cứ.

- Hồ sơ nhân sự, HĐLĐ.

- Các quy định của đơn vị liên quan đến vấn đề về cơ chế tính lương, thưởng và các khoản thanh toán cho nhân viên.

- Các bảng tính và phân bổ lương của đơn vị.

- Các sổ sách theo dòi chi tiết và tổng hợp các tài khoản 334, 338 và các tài khoản chi phí.

- Các kế hoạch về lương của DN.


- Các chứng từ ngân hàng hoặc chứng từ tiền mặt ghi nhận việc trả lương của DN

2.3.2 Mục tiêu.

- Việc thu thập bằng chứng kiểm toán phải nhằm mục tiêu đảm bảo rằng số liệu của các khoản mục có liên quan đã được trình bày trên BCTC là trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, là phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.

- Các mục tiêu kiểm toán được trình bày qua bảng 2.2

Bảng 2.2 Mục tiêu kiểm toán.


Mục tiêu kiểm toán chung

Mục tiêu kiểm toán đặc thù

Sự hiện hữu, nghĩa vụ

Các khoản phải trả có thực vào thời điểm báo cáo và thuộc về đơn vị.

Sự phát sinh

Các khoản phải trả NLĐ, phân bổ lương và các khoản trích theo lương thật sự phát sinh trong kỳ.

Nghiệp vụ chi lương, thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, thuế thu nhập cá nhân thật sự phát sinh.

Sự đầy đủ

Các khoản phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương được ghi chép đầy đủ vào hệ thống sổ sách kế toán và phản ánh đầy đủ trên BCTC.

Tính đánh giá

Việc hạch toán và thanh toán cho NLĐ được thực hiện theo đúng đơn giá cấp bậc, hợp đồng và mức khoán đã xác định trước.

Tính chính xác

Các nghiệp vụ đều được tính toán, ghi chép chính xác, thống nhất giữa các loại sổ, các loại báo cáo.

Chi phí lương được phân loại đúng.

Trình bày và công bố

Các chỉ tiêu được trình bày, phân loại và công bố trên BCTC đúng theo chuẩn mực và quy định hiện hành.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí