vực đầu tư đang hình thành, đòi hỏi trình độ, kiến thức của KTV phải không ngừng được nâng cao và mở rộng.
- Quy mô thị trường kiểm toán hiện nay đã khá lớn nhưng nhận thức về dịch vụ kế toán, kiểm toán chưa tương xứng với yêu cầu.
- Tình trạng cạnh tranh bằng cách giảm giá phí kiểm toán hoặc chi lại bằng hoa hồng gây bất lợi cho SVC – CN Cần Thơ.
- Số lượng nhân viên SVC – CN Cần Thơ chưa đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng, gây nên áp lực về thời gian cho KTV trong mùa kiểm toán.
- Một phần nhỏ khách hàng không hợp tác với SVC – CN Cần Thơ trong quá trình kiểm toán và không cập nhật chính sách mới của Nhà Nước gây khó khăn trong quá trình kiểm toán của KTV.
3.1.5.2 Định hướng phát triển.
Thứ nhất: chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
- Nội dung chủ đạo của chiến lược này đó là phải hết sức tận dụng cơ hội nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà tăng trưởng ổn định, nguồn nhân lực có sức trẻ và chi phí thấp, bối cảnh mở cửa làm xuất hiện thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới cho dịch vụ kiểm toán để tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kiểm toán mới. Ra sức củng cố, tăng cường công tác kiểm soát, nâng cao chất lượng nghề nghiệp, đạo đức hành nghề của nguồn nhân lực cũ.
- Đây là chiến lược đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ yếu tố con người luôn luôn là yếu tố mang tính quyết định. Mục tiêu cuối cùng của chiến lược này đó là nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên, quản lý đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng chuyên môn.
Thứ hai: Chiến lược phát triển và mở rộng thị trường.
- Chúng ta phải hết sức tận dụng sự năng động và hiểu biết về chuyên môn của đội ngũ nhân viên với các cơ hội từ sự ổn định của thể chế chính trị, sự khuyến khích đầu tư, sự thuận lợi trong các chính sách và quy định của luật pháp về kiểm toán; kết hợp với xu thế đòi hỏi công khai hóa, minh bạch hóa tình hình tài chính cũng như phát triển các dịch vụ tư vấn trong xã hội để khai thác các khách hàng tại các “thị trường mới”.
- Chiến lược này sẽ phát huy được hiệu quả khi tận dụng triệt để và khai thác được các thế mạnh của Công ty về năng lực tài chính, hoạt động marketing
và đầu tư công nghệ, kỹ thuật kết hợp với nguồn nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng chuyên môn.
Thứ ba: chiến lược liên doanh, sáp nhập và trở thành thành viên của các hãng kiểm toán Quốc tế có uy tín.
- Đánh giá lại đúng năng lực hoạt động của công ty mình, xem xét sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt xem trọng yếu tố về sự cạnh tranh của các đối thủ và các mối đe dọa khác từ bên trong và bên ngoài để có định hướng liên kết, liên doanh, sáp nhập lại thành các công ty kiểm toán lớn. Qua đó các điểm yếu của công ty có thể được khắc phục và triệt tiêu, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của ngành kiểm toán.
- Nỗ lực để thực hiện các tiêu chuẩn, mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm đáp ứng được các yêu cầu trở thành đại diện, thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế trên thế giới.
Thứ tư: Chiến lược đổi mới, hiện đại hoá công nghệ đối với quy trình kiểm toán.
Tận dụng ưu thế phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật trong những năm gần đây kết hợp với thế mạnh về năng lực tài chính, nhân sự, hoạt động nghiên cứu để thực hiện việc đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và quy trình kiểm toán. Trang bị phương tiện làm việc hiện đại cho nhân viên và ứng dụng công nghệ mới.
Thứ năm: Chiến lược đa dạng hóa các “sản phẩm”.
- Cần tận dụng điểm mạnh về năng lực tài chính, kiểm soát chất lượng, đội ngũ nhân viên, kỹ thuật và công nghệ, kết hợp với xu thế về minh bạch hóa tình hình tài chính và nhu cầu tư vấn của khách hàng, sự bảo hộ và khuyến khích của pháp luật…để phát triển đa dạng các sản phẩm của mình trong quá trình kinh doanh. Qua đó vừa nâng cao năng lực cạnh tranh vừa góp phần làm tăng doanh thu cho công ty.
- Đối với dịch vụ tư vấn, phát triển các “sản phẩm” mới, đó là các dịch vụ tái cơ cấu DN; dịch vụ tư vấn marketing, PR; dịch vụ tư vấn lập phương án kinh doanh….bên cạnh các dịch vụ đã có như tư vấn thuế, nhân lực, thẩm định giá…
3.2 Xây dựng CTKiT khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán BCTC tại SVC – CN Cần Thơ.
3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương.
3.2.1.1 Chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng (A120) (phụ lục 1)
a. Cơ cấu tổ chức nhân sự.
Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty đương nhiệm trong năm 2015 và đến ngày lập BCTC bao gồm:
Hội đồng thành viên
Chủ tịch | |
Ông Nguyễn Thanh Tâm | Phó chủ tịch |
Ông Trần Trung Tính | Thành viên |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Kiểm Toán Khoản Mục Phải Trả Người Lao Động Và Các Khoản
- Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Phải Trả Người Lao Động Và Các Khoản Trích Theo Lương Trong Kiểm Toán Bctc .
- Thực Trạng Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Phải Trả Người Lao Động Và Các Khoản
- Bảng Phân Tích Sơ Bộ Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
- Bảng Phân Tích Biến Động Số Dư Lương Và Các Khoản
- So Sánh Quy Trình Kiểm Toán Các Khoản Vay Và Chi Phí Lãi Vay Với Các Chuẩn Mực Kiểm Toán Việt Nam
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Ban Giám đốc và Kế toán trưởng
Giám đốc | |
Bà Tăng Mỹ Như | Phó Giám đốc |
Ông Phan Hải Âu | Kế toán trưởng |
Trong năm 2015, Công ty không có bất kỳ sự thay đổi nào đối với thành viên trong Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc và Kế toán trưởng.
b. Hình thức sở hữu vốn.
Công ty TNHH A (gọi tắt là “công ty”) được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 572021000068 đăng ký lần đầu ngày 18 tháng 10 năm 2008 và chứng nhận thay đổi lần thứ tư ngày 27/01/2015 do Ban Quản lý các khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ cấp. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, theo Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.
Theo Giấy chứng nhận kinh doanh gần nhất, vốn điều lệ của công ty là 27.253.050.000 VND và theo tỷ lệ như sau (Bảng 3.2):
Bảng 3.2 Vốn điều lệ Công ty TNHH A
Số tiền (VND) | Tỷ lệ (%) | |
Công ty TNHH Đầu tư C | 25.072.806.000 | 92 |
Ông Nguyễn Thanh Tâm | 1.362.652.500 | 5 |
Ông Trần Trung Tính | 817.591.500 | 3 |
Cộng | 27.253.050.000 | 100 |
(Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán Công ty TNHH A năm 2015)
Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu thể hiện trên bảng Cân đối kế toán vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 là 27.253.050.000 VND và phù hợp với tỷ lệ trên.
Trụ sở hoạt động chính: Lô 17A8 Khu Công nghiệp Trà nóc II, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
c. Ngành nghề kinh doanh.
- Chế biến tôm xuất khẩu;
- Cho thuê kho lạnh bảo quản thủy sản và thực phẩm;
- Cung ứng lao động tạm thời;
- Nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất;
- Bán buôn xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng máy phục vụ sản xuất ngành thủy sản;
- Mua bán, xuất nhập khẩu thủy sản, các sản phẩm từ thủy sản;
- Mua bán phụ phẩm, phế phẩm từ thủy sản.
d. Thông tin kế toán. Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
BCTC và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VND).
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.
Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
Cơ sở lập BCTC: BCTC được trình bày theo nguyên tắc giá gốc.
Các chính sách kế toán áp dụng
- Tiền và các khoản tương đương tiền.
Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư và có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định, không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền tại thời điểm báo cáo.
- Hàng tồn kho.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí sản xuất và các khoản chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia
quyền.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
Phương pháp lập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho: số dự phòng giảm
giá Hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của Hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của Hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Tại ngày 31/12/2015, Công ty không có Hàng tồn kho bị giảm giá cần trích lập dự phòng.
- Nguyên tắc ghi nhận Doanh thu.
Doanh thu thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được ghi nhận khi hàng hóa đã thực xuất căn cứ trên tờ khai hải quan hàng xuất khẩu và hóa đơn giá trị gia tăng đã lập khi hàng hóa, dịch vụ đã được cung cấp thỏa mãn các điều kiện của Chuẩn mực kế toán về ghi nhận doanh thu.
- Thuế suất và các lệ phí nộp Ngân sách Nhà Nước.
Thuế Giá trị gia tăng: Áp dụng thuế suất 10% cho hoạt động bán hải sản trong nước, các hoạt động khác áp dụng thuế suất quy định hiện hành.
Thuế Thu nhập DN: Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15% cho lợi nhuận từ hoạt động chế biến trong lĩnh vực thủy sản theo Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và 22% cho lợi nhuận từ các hoạt động còn lại.
Các loại thuế khác và lệ phí nộp theo quy định hiện hành.
3.2.1.2 Hợp đồng kiểm toán (A210)
Khi đã chấp nhận khách hàng, công ty SVC – CN Cần Thơ tiến hành lập Hợp đồng kiểm toán, quy định các điều khoản giữa hai bên (phụ lục 2).
3.2.1.3 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH A.
- Khái quát về hệ thống KSNB
Những thông tin về hệ thống KSNB và những thông tin khác liên quan đã được tìm hiểu và thu thập tại công ty. Trong năm 2015, hệ thống KSNB của công ty được KTV tóm tắt lại như sau:
Nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ cao; Các báo cáo đều đầy đủ và rò ràng;
Công ty có chương trình kế toán trên máy.
Tính phân nhiệm trong Công ty TNHH A đảm bảo sự tách biệt giữa các chức năng:
Chức năng kế toán và chức năng bảo quản tài sản; Chức năng phê chuẩn và bảo quản tài sản;
Chức năng thủ kho và chức năng giao nhận hàng.
Trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, có sự xét duyệt và giám sát;
Có đầy đủ hóa đơn, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi và các chứng từ khác.
- KSNB đối với phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương.
KTV tiến hành phỏng vấn các cá nhân giữ chức vụ quan trọng trong công ty như: Giám đốc, Kế toán trưởng về các thông tin liên quan đến phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương. Kết quả phỏng vấn được thể hiện ở bảng câu hỏi (Bảng 3.3) sau:
Bảng 3.3 Bảng câu hỏi tìm hiểu Hệ thống KSNB phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH A
Trả lời | Ghi chú | |||||
Không áp dụng | Có | Không | Yếu kém | |||
Quan trọng | Thứ yếu | |||||
1. Các chức năng theo dòi nhân sự, theo dòi thời gian và khối lượng lao động, lập bảng lương và ghi chép lương và ghi chép lương có được bố trí chỉ những cá nhân hoặc bộ phận độc lập phụ trách không? | | |||||
2. Khi tuyển dụng nhân viên, nhân viên mới có được giải thích rò ràng về việc khấu trừ vào lương về các khoản theo chế độ trước khi ký hợp đồng lao động không? | | |||||
3. Công ty có hội đồng xác minh lương không? | | |||||
4. Công ty có quy định về quy chế trả lương, thưởng, thỏa ước lao động tập thể hay những văn bản khác quy định về tiền lương không? | | |||||
5. Mỗi khi thay đổi về mức lương hay xóa tên, sắp xếp lại nhân sự, bộ phận nhân sự có gửi ngay quyết định chính thức cho bộ phận sử dụng lao động và bộ phận tính lương không? | | |||||
6. Đơn vị có thường xuyên đối chiếu giữa bảng chấm công và kết quả của máy ghi giờ, hoặc giữa báo cáo sản lượng hoàn thành với phiếu nhập kho không? | | |||||
7. Bộ phận tính lương chỉ ghi tên người lao động mới vào bảng lương trên cơ sở hồ sơ của bộ phận nhân sự chuyển qua hay không? | | |||||
8. Chỉ khi nhận được văn bản chính thức của bộ phận nhân sự về các trường hợp tăng, giảm lương, xóa tên người lao động, … bộ phận tính lương mới điều chỉnh trên bảng lương không? | | |||||
9. Bảng thanh toán lương có được lập cho từng bộ phận không? | | |||||
10. Đơn vị có sử dụng dịch vụ ngân hàng để chi trả lương cho NLĐ không? | | |||||
Kết luận: Hệ thống KSNB của khách hàng là: | Tốt |
(Nguồn: Tổng hợp từ thực tế kiểm toán Công ty TNHH A năm 2015)
Kết quả phỏng vấn được thống kê qua bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4 Kết quả phỏng vấn
Số câu | Tỷ lệ (%) | |
Có | 8 | 80 |
Không | 2 | 20 |
Không áp dụng | 0 | 0 |
Yếu kém | 0 | 0 |
Tổng | 10 | 100 |
Qua kết quả trên KTV có thể đánh giá được hệ thống KSNB phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương của đơn vị là khá hữu hiệu. Dựa vào kết quả này KTV làm cơ sở để đánh giá rủi ro kiểm soát của khách hàng.
Nhận xét: KTV tiến hành tìm hiểu hệ thống KSNB của đơn vị bằng cách trao đổi với Giám đốc công ty thông qua mẫu bảng câu hỏi được soạn sẵn. Qua việc trao đổi tất cả các câu hỏi trong bảng mẫu câu hỏi giúp KTV hiểu rò hơn hệ thống KSNB của khách hàng. Tuy nhiên, Công ty TNHH A là công ty có quy mô vừa và nhỏ để tiết kiệm được thời gian KTV không cần phải lập bảng tường thuật mà chỉ cần lập bảng câu hỏi.
3.2.1.4 Mục đích kiểm toán của đơn vị khách hàng.
- Công bố tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2015 cho các Thành viên góp vốn nắm rò.
- Xác nhận độ trung thực và hợp lý của toàn bộ BCTC. Đây sẽ là kết quả đánh giá hoạt động kinh doanh năm 2015 của Công ty TNHH A và từ đó làm cơ sở huy động thêm vốn của các thành viên góp vốn hay huy động từ bên ngoài như vay ngân hàng.
3.2.1.5 Phân tích sơ bộ BCTC.
- KTV chính đề nghị Ban Giám đốc Công ty TNHH A cung cấp các thông tin kế toán và đã nhận được các thông tin cần thiết, bao gồm:
Bảng cân đối số phát sinh trong năm 2015 dưới dạng excel.
Sổ cái, sổ chi tiết về lương và các khoản trích theo lươg năm 2015 dưới dạng excel.
BCTC năm 2015 dưới dạng excel.