Sơ Đồ Kế Toán Khoản Phải Trả Người Lao Động

đơn vị cấp dưới phải nộp.


Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:


Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán khoản phải thu nội bộ

111, 112, 152, 156,... 136 111, 112, 152, 156

Đơn vị cấp trên giao vốn KD cho

đơn vị cấp dưới bằng tiền, hàng hóa...

Thu hồi vốn kinh doanh ở

các đơn vị trực thuộc

211

Nguyên

Giá

Cấp vốn cho đơn vị trực thuộc bằng TSCĐ

214

Giá trị hao mòn

GTCL

111,112

Khi thu được tiền các khoản nợ phải thu

111, 112

Phải thu về các khoản dã chi hộ, trả hộ

Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính:

- TK 1361 có số dư bên Nợ. Khi lập Bảng cân đối kế toán được trình bày bên phần

Tài sản, mục “Tài sản dài hạn”, chỉ tiêu “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc”.

- Các TK 1362, 1363, 1368 có số dư bên Nợ. Khi lập Bảng cân đối kế toán được trình bày bên phần Tài sản, chỉ tiêu “Phải thu nội bộ ngắn hạn” và chỉ tiêu “Phải thu nội bộ dài hạn”.

2.2.3 Kế toán phải thu khác

Nội dung và nguyên tắc hạch toán:

Nội dung:

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài khoản phải thu khách hàng và tài khoản phải thu nội bộ và tình hình thanh toán các khoản phải thu này.

Nguyên tắc hạch toán:

- Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý.

- Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do các cá nhân, tập thể gây ra đã được xử lý bắt bồi thường.

- Các khoản tiền chuyển cho đơn vị nhận ủy thác xuất, nhập khẩu nộp hộ để mua hàng hộ hoặc nộp hộ các loại thuế.

- Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi. Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi đầu tư XDCB, chi phí sản xuất kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi hoặc chờ xử lý.

- Các khoản thu khác ngoài các khoản trên.

Chứng từ hạch toán:

- Phiếu thu, phiếu chi.

- Giấy báo có, giấy báo nợ ngân hàng.

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa.

- Biên bản kiểm kê quỹ.

- Biên bản xử lý tài sản thiếu.

...

Tài khoản sử dụng: TK 138 – Phải thu khác.

Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:

TK 138 – Phải thu khác


- Ghi tăng các khoản nợ phải thu khác.


- Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý.

- Ghi giảm các khoản phải thu nợ khó đòi, các khoản đã thu hồi, ... .

- Giá trị tài sản thiếu đã xử lý.

SD: Các khoản nợ phải thu khác chưa

thu được


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Tìm hiểu kế toán công nợ tại Công ty TNHH XD TM DV Nguyễn Minh Hoàng - 3

Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu ( trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể).

Tài khoản 138 có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1381: Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý.

- Tài khoản 1385: Phải thu cổ phần hóa.

- Tài khoản 1388: Các khoản phải thu khác.

Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:


Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kế toán khoản phải thu khác

111,112,152,156,...,211138 111, 112

Tài sản thiếu chờ xử lý

Khi thu được tiền các khoản phải thu

161,241,641,642,...

Các khoản chi không được duyệt phải thu hồi

632

Giá trị hàng tồn kho mất mát, hao hụt

sau khi trừ (-) phần thu bồi thường theo QĐ xử lý được tính vào GVHB

515

Phải thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ hoạt động đầu tư góp vốn


Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính:

Các khoản phải thu khác được trình bày bên phần Tài sản, chỉ tiêu “Phải thu ngắn hạn khác” và “Phải thu dài hạn khác” của Bảng cân đối kế toán.

2.3 Kế toán các khoản phải trả

2.3.1 Kế toán phải trả người bán

Nội dung và nguyên tắc hạch toán:

Nội dung:

Nghiệp vụ phải trả người bán thường xảy ra trong quan hệ mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ giữa DN và người bán. Nghiệp vụ này phát sinh khi DN mua hàng theo phương thức trả chậm hoặc trả trước tiền hàng. Khi DN mua chịu thì phát sinh nợ phải trả, khi DN trả trước tiền hàng thì sẽ xuất hiện một khoản phải thu người bán.

Nguyên tắc hạch toán:

- Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ, hàng hóa, cho người nhận thầu xây dựng cần được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải trả, theo từng nội dung phải trả và theo từng lần thanh toán. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm bàn giao.

- Những vật tư, hàng hóa đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điềi chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn.

- Không phản ánh vào TK này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ trả tiền ngay (bằng tiền mặt, séc, hoặc đã trả qua ngân hàng).

Chứng từ hạch toán:

- Phiếu thu, phiếu chi.

- Giấy báo nợ ngân hàng.

- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.

- Phiếu đặt hàng.

- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng của bên bán.

- Hợp đồng kinh tế.

...

Tài khoản sử dụng: TK 331 – Phải trả người bán. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:

TK 331 – Phải trả người bán


- Số tiền đã trả hoặc ứng trước cho người bán.

- Số nợ giảm do: giảm giá, chiết khấu, hàng mua trả lại.

- Xử lý nợ không có chủ.

- Điều chỉnh giảm giá tạm tính về bằng giá thực tế của số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận khi có hóa đơn hoặc thông

báo giá chính thức.

- Số tiền phải trả người bán

- Điều chỉnh tăng giá tạm tính về bằng giá thực tế của số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức.


SD: Số tiền còn phải trả cho người bán

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ, số dư này phản ánh số tiền ứng trước hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập BCĐKT phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng để ghi vào hai chỉ tiêu bên Tài sản Nguồn vốn.

Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:


Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán khoản phải trả người bán

Ứng trước tiền cho người bán

Thanh toán các khoản phải trả

Mua vật tư, hàng hóa nhập kho

133

515

Chiết khấu thanh toán

Thuế GTGT

(nếu có)

152,153,156,211,...

Giảm giá, hàng mua trả lại,

413

111, 112 331 151,152,153,156,...


chiết khấu thương mại.

133


Thuế GTGT

(nếu có)

Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ.





Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ


Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính:

Khoản phải trả người bán được trình bày bên phần Nguồn vốn, chỉ tiêu “Phải trả người bán ngắn hạn” và “Phải trả người bán dài hạn”. Riêng trường hợp trả trước cho người bán (thể hiện trên số dư Nợ chi tiết của TK 331 – Phải trả người bán) được ghi bên phần Tài sản, chỉ tiêu “Trả trước cho người bán ngắn hạn” và “Trả trước cho người bán dài hạn”.

2.3.2 Kế toán phải trả người lao động

Nội dung và nguyên tắc hạch toán:

Nội dung:

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

Nguyên tắc hạch toán:

- Thời gian tính lương, tính thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động là tính theo tháng trên cơ sở các chứng từ hạch toán thời gian, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan như: Bảng chấm công, Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Phiếu báo làm thêm giờ, Biên bản ngừng việc, ... .

- Tất cả các chứng từ phải được lập theo đúng chế độ và kế toán phải kiểm tra trước khi tính các khoản phải trả cho người lao động.

- Sau khi kiểm tra chứng từ có liên quan, kế toán tiến hành trích lương, tính thưởng, tính các khoản nợ phải trả cho người lao động theo hình thức trả lương, trả thưởng đang áp dụng tại DN và lập Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng thanh toán BHXH.

Chứng từ hạch toán:

- Bảng chấm công.

- Bảng thanh toán tiền lương.

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Giấy báo nợ ngân hàng.

...

Tài khoản sử dụng: TK 334 – Phải trả người lao động. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:

TK 334 – Phải trả người lao động


- Các khoản tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp BHXH, các khoản khác đã trả, đã ứng cho người lao động.

- Các khoản khấu trừ vào lương của

người lao động.

- Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao động.


SD: Các khoản tiền lương, tiền

thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.

Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:


Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán khoản phải trả người lao động

111, 112 334 622,627,641,642

Ứng và thanh toán lương, các khoản khác cho người lao động

138,141,338

Khoản khấu trừ vào lương và thu Nhập của người lao động

Lương và các khoản mang tính chất

lương phải trả người lao động.


Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính:

Khoản phải trả cho người lao động được trình bày bên phần Nguồn vốn, mục “Nợ ngắn hạn”, chỉ tiêu “Phải trả người lao động” của Bảng cân đối kế toán.

2.3.3 Kế toán phải trả nội bộ

Nội dung và nguyên tắc hạch toán:

Nội dung:

Phải trả nội bộ là các khoản phải trả giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ DN. Trong đó đơn vị cấp trên phải là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh độc lập, không phải là cơ quan quản lý, các đơn vị cấp dưới là các đơn vị trực thuộc hoặc phụ thuộc nhưng phải là đơn vị có tổ chức kế toán riêng.

Nguyên tắc hạch toán:

- Phản ánh các nội dung kinh tế về quan hệ thanh toán nội bộ đối với các khoản phải trả giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ DN.

- Phản ánh chi tiết cho từng đơn vị có quan hệ thanh toán.

- Cuối kỳ kế toán kiểm tra đối chiếu TK 136 và TK 336 theo từng nội dung thanh toán nội bộ để lập biên bản bù trừ.

Chứng từ hạch toán:

- Phiếu thu, phiếu chi.

- Giấy báo nợ, giấy báo có ngân hàng.

- Các chứng từ khác có liên quan.

...

Tài khoản sử dụng: TK 336 – Phải trả nội bộ. Nội dung và kết cấu tài khoản này như sau:

TK 336 – Phải trả nội bộ


- Số tiền đã cấp cho đơn vị cấp dưới, đã nộp cho đơn vị cấp trên.

- Số tiền đã trả về các khoản thu hộ hay chi hộ trong nội bộ.

- Bù trừ các khoản phải thu với các

khoản phải trả của cùng một đơn vị có quan hệ thanh toán.

- Số tiền phải nộp cho cấp trên, phải cấp cho cấp dưới.

- Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ.


SD: Số tiền còn phải trả, phải nộp

cho các đơn vị trong nội bộ DN.


Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:


Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kế toán khoản phải trả nội bộ

111, 112 336 111, 112

Thanh toán các khoản phải trả

nội bộ.

Khi thu hộ hoặc vay các đơn vị

nội bộ khác.

136 (1368)

Bù trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ.

152,153,156,331,

627,635,641,642

Phải trả về các khoản đã được chi hộ.

211, 213

Điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị 133

nội bộ.

Nguyên

Giá.

GTCL

214

Thuế GTGT

(nếu có)

Giá trị đã

hao mòn.


Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính:

15

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí