Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - 11


các giải pháp từ phương hướng chung như: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo tính độc lập của ngành kiểm sát, tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền..; đến những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng Thực hành quyền công tố như: Tăng cường năng lực Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân, xuất phát từ việc nâng cao nhận thức, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của Kiểm sát viên, tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự có liên quan đến Thực hành quyền công tố.


KẾT LUẬN

Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp được ghi nhận trong hiến định. Qua Công tác thực hiện chức năng của mình, ngành Kiểm sát đã và đang góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, một trong những yêu cầu cấp bách là phải cải cách tư pháp để các cơ quan tư pháp trở thành chỗ dựa vững chắc, là công cụ sắc bén trong bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Tiến trình cải cách tư pháp, đã có nhiều quan điểm khác nhau về vị trí, chức năng, mô hình tổ chức của ngành Kiểm sát, tuy nhiên Đảng, Nhà nước vẫn tiếp tục khẳng định vai trò không thể thay thế của Viện kiểm sát trong việc Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động pháp. Hoạt động Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự nói chung và vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị tại địa phương. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế. Tác giả luận văn đã sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, kế thừa và tiếp thu những thành tựu của những người đi trước, so sánh và đối chiếu những tài liệu, sách chuyên khảo để phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom. Từ đó, đưa ra những giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng của hoạt động này. Luận văn tập


trung đi sâu vào nghiên cứu, phân tích làm rò những vấn đề cụ thể sau:

- Phân tích và đưa ra khái niệm về quyền công tố, Thực hành quyền công tố giúp phân biệt hai khái niệm này trong khoa học và thực tiễn. Phân tích làm rò cơ sở lý luận về Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

- Đánh giá thực trạng Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Phân tích những nguyên nhân khách quan, chủ quan của những thành quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, thiếu sót.

- Chỉ ra một số bất cập giữa lý luận và thực tiễn, đưa ra giải pháp bảo đảm hoạt động Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom ngày càng hoàn thiện hơn, đạt kết quả cao hơn nữa. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền kịp thời hướng dẫn, chỉnh sửa những quy định pháp luật chưa rò ràng, cụ thể, chưa sát với thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Đạt được kết quả nghiên cứu nêu trên là quá trình nỗ lực phấn đấu của bản thân tác giả; sự giúp đỡ nhiệt tình của TS Trần Bình Hưng; các thầy, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội, các đồng nghiệp trong ngành kiểm sát đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tuy nhiên, do điều kiện và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý kiến của các nhà khoa học, quí thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.


Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Beo (2010) Luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2011) Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng

3. Bộ Chính trị (2010) Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NĐ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày 28/7/2010, Hà Nội.

4. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

5. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến

6. Bộ Công an (2000) Từ điển bách khoa công an nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

7. Đỗ Văn Đương (1999), “Khái niệm, đối tượng, phạm vi, nội dung quyền công tố”, Kỷ yếu đề tài cấp Bộ: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.

8. Trường Chinh (1967) Kết luận tại Hội nghị tổng kết ngành Kiểm sát năm 1967;

9. Trần Văn Độ (2001) “Một số vấn đề về quyền công tố”, Tạp chí Luật học, số 3, tr.8-12.

10. Quốc hội (1999) Bộ luật Hình sự 1999, Hà Nội.

11. Quốc hội (2003) Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Hà Nội.

12. Quốc hội (2015) Bộ luật hình sự 2015, Hà Nội

13. Quốc hội (2015) Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Hà Nội.

14. Quốc hội (2004) Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


15. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011) Chuyên đề tập huấn “tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Hà Nội.

16. Nguyễn Hòa Bình (2015), “Nâng cao chất lượng Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”, Tạp chí kiểm sát số 4 (tháng 2/2015), trang 05-06.

17. Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12.6.2014 quy định Tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong quy định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Bộ y tế (2014).

18. Trịnh Ngọc Chính (2015), “Công tác Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra trong Luật tổ chức VKS nhân dân 2014”, Tạp chí kiểm sát số 3 (tháng 2/2015), trang 10-12.

19. Thái Xuân Đệ (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.

20. Lê Thị Tuyết Hoa (2000), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

21. Học viện Tư pháp (2006), Kỹ năng Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

22. Nguyễn Hải Phong (2014), Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, NXB Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.

23. Trần Thị Phượng (2016), Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sức khỏe của con người từ thực tiễn tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.

24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật tổ chức Viện KSND năm 2014, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.


26. Lê Hữu Thể (2000) “Về khái niệm quyền công tố”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7, tr.8-15.

27. Lê Hữu Thể (2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.

28. Lê Hữu Thể (chủ biên), Đỗ Văn Đương, Nông Xuân Trường (2008), Quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

29. Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương, Nguyễn Thị Thủy (đồng chủ biên- 2013), Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Từ điển luật học (1999), Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Hà Nội.

31. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân.

32. Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội.

33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

34. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

35. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh.

36. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quyết định số 07/2008/QĐ- VKSTC ngày 02/01/2008- Quyết định ban hành quy chế công tác Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự.

37. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Quyết định số 03/QĐ- VKSTC ngày 29/12/2017 – Quyết định ban hành Quy chế tạm thời công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố, điều tra và truy tố.


38. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2018), Quyết định số 169/QĐ- VKSTC ngày 02/5/2018 – Quyết định ban hành Quy chế tạm thời công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

39. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2018), Quyết định số 170/QĐ- VKSTC ngày 02/05/2018 – Quyết định ban hành Quy chế tạm thời công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra.

40. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2020), Quyết định số 111/QĐ- VKSTC ngày 17/04/2020 – Quyết định ban hành Quy chế Công tác thục hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố.

41. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2013), Thông tư liên tịch số: 06/2003/TTLT ngày 02/8/2013 hướng dẫn thi hành quy định của BLTTHS về Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

42. Viện hàn lâm khoa học xã hội (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb khoa học xã hội.

43. Vò Khánh Vinh (2014), Luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, Nhà xuất bản khoa học xã hội.

44. Vò Khánh Vinh (2004) Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nhà xuất bản Công an nhân dân.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí