Những Hạn Chế, Sai Sót Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Điều Tra Đối Với Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khỏe Của


xứng với những vết thương có trên người nạn nhân).

Sau đó, Cơ quan điều tra tiến hành trưng cầu giám định lại, tiến hành bổ sung các chứng cứ theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát đã ban hành Cáo trạng truy tố 143 vụ /198 bị cáo và được Tòa án chấp nhận xử bị cáo có tội.

Thực hiện công tác Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Kiểm sát viên được phân công đề ra yêu cầu xác minh đối với 100% tin báo thụ lý giải quyết bám sát nội dung nguồn tin, yêu cầu xác minh mang tính định hướng, củng cố căn cứ giải quyết tin báo đều được Điều tra viên thống nhất và thực hiện nghiêm túc đảm bảo công tác giải quyết tin báo hiệu quả, chất lượng có căn cứ và đúng quy định pháp luật, tạo tiền đề cho công tác Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án..

Ngoài những kết quả đã được, hoạt động Thực hành quyền công tố đối việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác còn có những tồn tại, hạn chế sau đây:

Đối với thực hành quyền công tố trong hoạt động khởi tố vụ án, khởi tội bị can.

- Đa số các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thường xảy ra vào ban đêm, không có nhân chứng; có những vụ án có nhiều đối tượng tham gia có tính chất đồng phạm, dẫn đến việc phân loại vai trò, vị trí, mức độ tham gia của các đối tượng thường khó khăn, phức tạp; có nhiều vụ án phải chờ kết quả giám định thương tích mới tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can nên việc thu thập chứng cứ gây nhiều khó khăn cho Kiểm sát viên.

- Một số cán bộ kiểm sát viên chưa nhận thức đúng quy định về dấu hiệu tội phạm, căn cứ khởi tố vụ án hình sự, những căn cứ như thế nào để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích thì cơ


quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, nên có những trường hợp Kiểm sát viên cho rằng, chỉ khi nào có đủ yếu tố cấu thành tội phạm mới được khởi tố vụ án, chỉ khi nào thu thập đầy đủ các chứng cứ xác định người thực hiện tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mới được khởi tố bị can, từ đó dẫn đến các trường hợp không thống nhất với việc khởi tố vụ án cố ý gây thương tích, ra quyết định hủy quyết định khởi tố bị can dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

- Thời hạn xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can theo quy định của pháp luật là 03 ngày, do thời hạn ngắn không đảm bảo để Viện kiểm sát có đủ thời gian nghiên cứu xét phê chuẩn hoặc không phê chuẩn khởi tố bị can trong các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tính chất phức tạp, có nhiều đối tượng tham gia, nhiều vụ án tài liệu, chứng cứ mới được thu thập chưa đủ căn cứ để phê chuẩn khởi tố bị can, nhưng cũng chưa đủ căn cứ để từ chối phê chuẩn khởi tố bị can dẫn đến hai khả năng một là làm oan người vô tội, hai là bỏ lọt tội phạm.

- Viện kiểm sát chưa chủ động kiểm sát toàn diện hồ sơ khởi tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nên có một số trường hợp chưa rò thủ phạm, Cơ quan điều tra chỉ ra quyết định khởi tố vụ án, đến khi hết thời hạn điều tra thì nộp hồ sơ lưu trữ mà không tiến hành hoạt động điều tra truy xét làm rò vụ án. Một số Kiểm sát viên chưa nắm chắc các dấu hiệu đặc trưng của tội cố ý gây thương tích hoặc chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với các hành vi phạm tội khác có sự tương đồng, như: Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người… nên còn lúng túng trong thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với hoạt động khởi tố vụ án, khởi

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - 8


tố bị can đối với tội phạm này.

Đối với thực hành quyền công tố trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có sử dụng bạo lực, đối tượng thực hiện hành vi liều lĩnh, manh động, nên trong giai đoạn điều tra loại tội phạm này, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn ngăn ngừa đối tượng phạm tội bỏ trốn hay tiêu hủy vật chứng, chứng cứ phạm tội. Do đó, việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc bắt người phạm tội quả tang là thường xuyên, phổ biến.

Trong những năm qua (2015 – 2019), Viện kiểm sát nhân huyện Trảng Bom từng bước nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng, thay thế hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn như: bắt, tạm giữ, tạm giam; bảo đảm việc bắt, tạm giữ đúng đối tượng, đúng tội, đúng pháp luật.

Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong 5 năm qua với 144 vụ án, 199 bị can bị khởi tố điều tra, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn: Bắt, giữ nhận thấy, Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom đã kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong 142 trường hợp bắt. Trong đó: Bắt quả tang 19 đối tượng, chiếm tỷ lệ 13,38%; bắt khẩn cấp 46 đối tượng, chiếm tỷ lệ 32,29%; bắt tạm giam 63 đối tượng, chiếm tỷ lệ 44,37%, bắt truy nã 14 đối tượng, chiếm tỷ lệ 9,86%. Qua các số liệu phân tích trên nhận thấy, trong quá trình điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, việc bắt quả tang các đối tượng phạm tội không nhiều, mà chủ yếu là bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt tạm giam sau khi đối tượng phạm tội. Thực tế cho thấy yêu cầu của quá trình điều tra cần phải giảm thiểu tới mức thấp nhất những tình huống có thể xảy ra như bị can bỏ trốn


hoặc tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc gây khó khăn cho việc điều tra, thu thập chứng cứ nên biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam là những biện pháp ngăn chặn thường được áp dụng trong các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Tuy nhiên việc áp dụng, hủy bỏ, thay thế các biện pháp ngăn chặn vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc sau:

- Cơ quan điều tra Công an huyện Trảng Bom bắt, tạm giữ chưa đúng quy định hoặc lạm dụng trường hợp bắt khẩn cấp trong một số vụ án cố ý gây thương tích có nhiều đối tượng tham gia. Kiểm sát viên không tham gia kiểm sát ngay từ đầu trong việc bắt giữ, không kịp thời phát hiện các trường hợp bắt khẩn cấp không đúng quy định của pháp luật, kéo theo hệ lụy có thể nên dẫn đến oan, sai.

- Một số Kiểm sát viên chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc kiểm sát hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là không chỉ bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của cơ quan điều tra mà còn phải kịp thời điều tra, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm. Thực tế có trường hợp, các tài liệu trong hồ sơ tuy đã đủ căn cứ để xác định hành vi phạm tội của bị can, nhưng có thiếu sót về thủ tục, hình thức văn bản như: Lệnh bắt, lệnh tạm giam không ghi số, nội dung hành vi phạm tội,... nhưng do quá “máy móc”, Kiểm sát viên đã đề nghị không phê chuẩn, làm ảnh hưởng đến tiến độ thời gian bắt, giữ đối tượng, thậm chí đã vô tình tạo ra khoảng thời gian trống cho đối tượng bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc xử lý vụ án sau này.

Trong công tác Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom luôn quan tâm đẩy mạnh chủ trương


Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Kinh nghiệm của mỗi Kiểm sát viên sẽ được chia sẻ và phổ biến kinh nghiệm chung cho tất cả Kiểm sát viên trong cơ quan nhằm nâng cao kỹ năng Thực hành quyền công tố cho từng cán bộ, Kiểm sát viên.

Khi phát hiện các vi phạm trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra, tùy mức độ mà Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom đã kịp thời ban hành các yêu cầu, kiến nghị Cơ quan điều tra chấn chỉnh, khắc phục vi phạm và được Cơ quan điều tra chấp nhận, nghiêm túc tiếp thu, khắc phục đối với 100% yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát.

2.3. Những hạn chế, sai sót thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và nguyên nhân

2.3.1.Những hạn chế, sai sót.

Ngoài kết quả đạt được của hoạt động Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Còn tồn tại không ít những hạn chế, sai sót như:

Hạn chế của người tiến hành tố tụng

- Quá trình Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, một số Kiểm sát viên còn thụ động, chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm, chưa chủ động thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình và phối hợp với Điều tra viên trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ giải quyết vụ án.

- Một số Kiểm sát viên có trình độ lý luận còn hạn chế nên, từ đó chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa cao và thiếu kinh nghiệm công tác nên một số Kiểm sát viên chưa thể hiện được bản lĩnh, không bảo vệ được quan điểm giải quyết vụ án của mình, chưa kiên quyết còn có thái độ nể nang đối với các vi phạm tố tụng của cơ


quan điều tra gây ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết vụ án.

- Điều tra viên chưa thực hiện các yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên một cách triệt để, đối phó dẫn đến phải yêu cầu điều tra bổ sung hoặc yêu cầu nhiều lần ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án. Điều tra viên chưa chủ động trao đổi, phối hợp Kiểm sát viên khi gặp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong giải quyết vụ án, chủ quan duy ý trí, phiến diện trong việc đánh giá chứng cứ, định tội từ đó dẫn đến việc thu thập tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ. Điều tra viên còn tư tưởng chú trọng các chứng cứ định tội, coi nhẹ các chứng cứ gỡ tội, định khung hình phạt, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Hạn chế về quy định của pháp luật

Quy định pháp luật chính là những căn cứ pháp lý cho hoạt động Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành còn một số nội dung chưa cụ thể, chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện thống nhất, điển hình như sau:

- Quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chưa rò ràng, cụ thể, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau nên việc áp dụng chưa thống nhất. Cụ thể: Tình tiết định tội, định khung hình phạt mang tính chất “định tính” như: Có tính chất côn đồ, sử dụng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm, đối với người già yếu, đối với người chữa bệnh cho mình tuy nhiên chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995, Tòa án nhân dân tối cao giải thích về “Côn đồ” được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích dùng vũ lực để đe dọa, uy hiếp người khác vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. như vậy cơ sở đánh giá “côn đồ” là dựa trên các yếu tố về nhân thân, tâm lý, cách ứng xử con người và nguyên nhân, động cơ, mục đích thực hiện hành vi xâm hại sức khỏe, tính


mạng, danh dự người khác. Tuy nhiên, theo lí luận pháp lý thì khái niệm trên mô tả thuộc về bản chất,. Một số cơ quan tư pháp áp dụng văn bản này đã áp dụng “bản chất” dựa trên các đặc điểm nhân thân của người phạm tội như có nhiều tiền án, tiền sự về hành vi xâm hại sức khỏe, danh dự người khác thì áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ” nhưng không xem xét, đánh giá đến các yếu tố như nguyên nhân, động cơ, mục đích, diễn biến, hình thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội mặc dù chính các yếu tố này mới phản ánh, thể hiện hành vi phạm tội, một người có nhiều tiền án, tiền sự về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác nhưng nguyên nhân thực hiện hành vi phạm tội là do hành vi trái pháp luật của bị hại thì cũng không thể áp dụng “có tính chất côn đồ” cho lần phạm tội mới, ngược lại một người có nhân thân tốt chưa có tiền án, tiền sự nhưng lại là người gây thương tích cho bị hại khi không có nguyên nhân, lí do, hoặc cố tình gây mâu thuẫn với bị hại như tranh giành khách hàng trong kinh doanh, “xin đểu” không được, cho rằng nạn nhân “nhìn đều”....rồi gây thương tích thì rò ràng hành vi phạm tội này có tính chất côn đồ. Tuy nhiên, mỗi cơ quan, mỗi địa phương có cách áp dụng khác nhau, không thống nhất và đôi khi còn mâu thuẫn giữa các cấp xét xử. Đây cũng là thực trạng áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp do chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể. Việc đánh giá, xem xét, áp dụng còn phụ thuộc một phần vào nhận thức chủ quan của người áp dụng, mang tính tùy nghi, không thống nhất, không phù hợp tinh thần của luật.

Về quy định “Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm” tại điểm b khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015. Thế nào là axit nguy hiểm và hóa chất nguy hiểm hiện nay khoa học Pháp lý chưa đưa ra khái niệm này, danh mục các axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm cũng chưa có dẫn đến khó khăn trong công tác đấu tranh phòng chống, xử lý tội phạm sử dụng a-xít, hóa


chất gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho nạn nhân. Thế nào là a-xít nguy hiểm? A-xít với hàm lượng bao nhiêu được xem là a-xít nguy hiểm hay a-xít làm bỏng da là a-xít nguy hiểm hoặc dùng a-xít, hóa chất tấn công vào vùng nào được xem là nguy hiểm? Nếu lấy hàm lượng a-xít để xác định tính nguy hiểm thì khi không thu được a-xít để giám định hàm lượng thì xử lý như thế nào? Những câu hỏi này hiện tại chưa có đáp án bằng quy định pháp luật dẫn đến việc nhận xét, đánh giá, áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp gặp nhiều khó khăn.

Về quy định “… người già yếu…” tại điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015. Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì “Người già” là người tử 70 tuổi trở lên, còn theo hướng dẫn tại điểm a, tiểu mục 4.1 Mục 4 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao thì “Người quá già yếu” là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm. Khái niệm “Người già yếu” đến nay vẫn chưa cụ thể. Như vậy mới có khái niệm “người già” được làm rò, tuy nhiên khái niệm người già yếu vẫn chưa được giải thích rò, mang tính mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa đủ cơ sở, căn cứ để giải thích “người già yếu” gây khó khăn cho việc áp dụng. Người từ 70 tuổi trở lên thì xem là “người già” hay “người già quá yếu”, dưới 60 tuổi thường xuyên đau ốm thì không có cơ sở nào để xác định. Do đó, việc áp dụng tình tiết này chưa thống nhất, phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của người áp dụng.

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác là tội phạm cấu thành vật chất, hậu quả của hành vi phạm tội là yếu tố bắt buộc, và hậu quả này phải dựa trên cơ sở khoa học, mang tính định lượng (tỷ lệ phần trăm thương tật) đó chính là bản kết luận giám định thương tích của Cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022