Đối Tượng Áp Dụng : Cán Bộ, Công Chức Viên Chức, Hợp Đồng Lao Động Từ 6 Tháng Trở Lên Có Tham Gia Bhxh.


Xác định quỹ lương, tiền công (gọi chung là quỹ lương hàng năm) của đơn vị như sau :


Quỹ lương của đơn vị do NN quy định

Mức lương tối thiểu

= chung x do Nhà nước

quy định


Hệ số điều chỉnh (1+k tăng thêm)

mức lương x

tối thiểu bình quân

Hệ số lương cấp bậc, PC

chức vụ, x PC thâm niên, vượt khung BQ

Tổng số CCVC và người ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn


x 12 tháng


Khi nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu, ngạch bậc lương và các khoản trích theo lương đơn vị phải ưu tiên sử dụng các nguồn kinh phí để đảm bảo mức chi lương và các khoản trích nộp theo lương cho người lao động.

. Tiền lương cho người đi học

Các viên chức đi học theo nguyện vọng cá nhân, không theo nhu cầu của Học viện (điều dưỡng trung cấp đi học bác sỹ y học cổ truyền hệ 4 năm; điều dưỡng trung cấp đi học cử nhân điều dưỡng) không được hưởng lương.

Các viên chức đi học theo quy hoạch và theo nhu cầu của Học viện được hưởng nguyên lương và các khoản phúc lợi khác theo quy định của Học viện. Đồng thời phải cam kết làm việc lâu dài tại Học viện (tối thiểu gấp 02 lần thời gian đào tạo), trừ trường hợp được điều chuyển công tác của cấp có thẩm quyền. Nếu không thực hiện đúng cam kết, cá nhân phải bồi thường toàn bộ kinh phí cho Học viện (nếu có) theo các văn bản quy định hiện hành (đối với các cán bộ đi học liên tục, không tham gia giảng dạy và làm việc).

(Trường hợp đặc biệt khác thực hiện theo quyết định của Giám đốc)

2. Tiền công

Tiền công gồm: Tiền công theo hợp đồng lao động và tiền công thuê khoán theo sự thỏa thuận phục vụ thực hiện các nhiệm vụ chung của Học viện. Việc chi trả căn cứ theo hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động (Giám đốc Học viện) và người lao động.

Các khoản thanh toán tiền lương và có tính chất tiền lương sẽ được chi trả cho cán bộ trong vòng 10 ngày đầu tiên của tháng qua hệ thống tài khoản cá nhân.


Các bộ phận phải nộp bảng chấm công trong ngày mùng 1 của tháng kế tiếp về phòng Tổ chức cán bộ để có cơ sở tính tiền lương và tiền công.

Cán bộ viên chức, người lao động của bộ phận nào nghỉ không lý do mà vẫn chấm công, hoặc chấm không đúng, phòng Tài chính-Kế toán (TCKT) sẽ tiến hành truy thu số tiền những ngày chấm sai đó. Trưởng bộ phận đó phải nộp trực tiếp số tiền cho phòng TCKT và chịu trách nhiệm kỷ luật trước Giám đốc.

Điều 7. Chi thu nhập tăng thêm cho người lao động

1. Đối tượng áp dụng: Cán bộ, công chức viên chức, Hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên có tham gia BHXH.

Đối với các cán bộ hợp đồng hưởng mức bằng 50%, viên chức tập sự hưởng mức bằng 75% của cán bộ, viên chức trong biên chế theo phân loại lao động A,B,C, D tương ứng.

2. Nguyên tắc:

- Chi trả thu nhập tăng thêm dựa trên hệ số cấp bậc, chức vụ và kết quả làm việc của người lao động

- Cán bộ, viên chức đang trong thời gian đi học không trực tiếp làm việc, đang trong thời gian nghỉ thai sản, đang trong thời hạn tạm đình chỉ công tác hoặc đang bị thi hành các hình thức kỷ luật của các cấp có thẩm quyền thì không được hưởng thu nhập tăng thêm.

- Hàng tháng các đơn vị bình bầu phân loại cán bộ, thực hiện nghiêm túc, khách quan trên cơ sở các điều kiện, tiêu chuẩn đánh giá phân loại cán bộ viên chức. Kết quả bình xét được thông qua hội đồng.

- Nếu cán bộ, viên chức giữ nhiều chức vụ chính quyền và nhiều chức vụ Đảng, đoàn thể thì được hưởng như sau: chức vụ thứ nhất hưởng 100%, chức vụ thứ 2 hưởng 50%, từ chức vụ thứ 3 trở đi mỗi chức vụ hưởng thêm 10%. Đối với các cán bộ công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh sẽ do bệnh viện tự chi trả theo Quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện.

- Các cán bộ viên chức là giảng viên đồng thời kiêm nhiệm ở các phòng ban, bệnh viện Tuệ Tĩnh, Viện Nghiên cứu được hưởng hệ số thu nhập tăng thêm tăng 20% theo phân loại lao động A,B,C,D tương ứng. Đối với các giảng viên kiêm nhiệm tại bệnh viện Tuệ Tĩnh sẽ do bệnh viện chi trả.


3. Cách tính thu nhập tăng thêm:

Tổng số tiền thu nhập tăng thêm sẽ được tính bao gồm mức thu nhập tăng thêm 1 tháng, hệ số chia thêm theo chức vụ (bộ phận phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao), hệ số chia thêm theo học hàm học vị và trình độ chuyên môn. Hệ số thu nhập tăng thêm, hệ số chia thêm theo chức vụ, học hàm học vị và trình độ chuyên môn được Giám đốc quyết định căn cứ vào nguồn thu của Học viện nhưng tối đa không quá 500.000 đồng/ hệ số và tối thiểu 100.000 đồng/ hệ số đối với hệ số theo chức vụ; tối đa không quá 200.000 đồng/ hệ số, tối thiểu 50.000 đồng/ hệ số đối với hệ số theo học hàm học vị và trình độ chuyên môn. Việc chi trả thu nhập tăng thêm trên cơ sở đảm bảo thời gian lao động được xét phân loại và chất lượng lao động theo phân loại A, B, C, D (kèm theo biên bản họp xét duyệt phân loại của phòng Tổ chức cán bộ).

Phương thức: Căn cứ bình xét hiệu suất lao động của người lao động từng tháng theo A, B, C, D

Loại A hưởng mức 100% thu nhập tăng thêm Loại B hưởng mức 75% thu nhập tăng thêm Loại C hưởng mức 50% thu nhập tăng thêm Loại D hưởng mức 25% thu nhập tăng thêm

Công thức tính:

Tổng số tiền thu

nhập tăng =

thêm


Mức thu nhập tăng thêm một tháng


+ Mức chia thêm

theo chức vụ

Mức chia thêm theo học hàm,

+ học vị, trình độ

chuyên môn

Trong đó:


(Hệ số


Hệ số hiệu


Hệ số thu


Mức tiền

=

TL+

x

suất lao động

x

nhập tăng

x

lương tối


PCCV)


theo A, B, C, D


thêm


thiểu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - 20

*Mức thu nhập tăng thêm 1 tháng


* Mức chia thêm theo chức vụ

* Mức chia thêm theo

= Hệ số tiền thưởng theo

chức vụ

Hệ số tiền thưởng theo

x Số tiền 1 hệ số

học hàm, học vị, trình độ = chuyên môn

học hàm, học vị, trình

độ chuyên môn

x Số tiền 1 hệ số


I. Hệ số theo chức vụ


STT

Chức vụ

Hệ số

1

Giám đốc

5

2

Bí thư Đảng ủy

5

3

Phó Giám đốc Học viện, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Giám đốc các Đơn vị trực thuộc


3

4

Trưởng, phụ trách Phòng, Ban, Trung tâm; Phó Giám đốc Đơn vị

trực thuộc, Đảng ủy viên


2

5

Trưởng, phụ trách Bộ môn; Bí thư Đoàn trường, phó trưởng phòng, ban của Học viện

1.5


6

Phó trưởng Bộ môn của Học viện, Trung tâm; Trưởng khoa, trưởng phòng Đơn vị trực thuộc; Phó chủ tịch Công đoàn; Phó Bí thư Đoàn trường

1

7

Giáo vụ; Phó khoa, phó phòng đơn vị trực thuộc

0.5

8

Y tá trưởng khoa

0.2


II. Hệ số theo học hàm, học vị và trình độ chuyên môn


STT

Học hàm, học vị, Trình độ chuyên môn

Hệ số

1

Giáo sư

2.5

2

Phó giáo sư, Giảng viên cao cấp, Bác sỹ cao cấp, Chuyên viên cao cấp

2

3

Giảng viên chính, Chuyên viên chính, Bác sỹ chính; Tiến sỹ, BSCKII, DSCKII

1.5

4

Thạc sỹ, BSCK I, DSCKI, Bác sỹ nội trú

1

- Hỗ trợ ổn định thu nhập: đối tượng được hưởng là cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng công tác tại Học viện chưa được hưởng chế độ ưu đãi nhà giáo và phụ cấp thâm niên nhà giáo:

Mức hưởng: 20% (lương cơ bản+ phụ cấp chức vụ+ phụ cấp vượt khung) và

được hưởng hỗ trợ thâm niên (căn cứ vào số năm công tác tại Học viện).

(Chi TNTT có thể thay đổi tùy theo tình hình tài chính hàng năm của Học viện).

Điều 8. Các khoản phụ cấp khác

1. Phụ cấp chức vụ

Thực hiện theo quy định hiện hành

2. Phụ cấp làm thêm giờ


Người lao động phải làm thêm giờ trong ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần, lễ, tết thì thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm bố trí để người lao động nghỉ bù những ngày tiếp theo. Nếu không thể bố trí nghỉ bù sẽ được thanh toán tiền thêm giờ theo quy định hiện hành.

Người lao động làm thêm giờ phải có bảng chấm công làm thêm giờ, nội dung công việc làm thêm giờ được phụ trách bộ phận và giám đốc phê duyệt.

3. Phụ cấp độc hại và các phụ cấp khác( nếu có): thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước

4. Phụ cấp ưu đãi nhà giáo, phụ cấp thâm niên nhà giáo( từ 1/5/2011) đang

trực tiếp giảng dạy thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 9. Chi học bổng cho sinh viên, bác sỹ nội trú; hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí cho đối tượng chính sách

* Chi học bổng cho sinh viên: Căn cứ vào quyết định xét học bổng cho từng

sinh viên được phê duyệt.

- Chi học bổng khuyến khích học tập tối đa bằng 8% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy, mức chi theo quyết định của Giám đốc từng năm.

- Trợ cấp xã hội thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

- Hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách theo quy định hiện hành: căn cứ vào quyết định danh sách cho từng đối tượng sinh viên được phê duyệt.

* Chi học bổng cho bác sỹ nội trú: Căn cứ vào quyết định xét học bổng, mức

chi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều 10. Phúc lợi tập thể

- Khám sức khỏe định kǶ hàng năm: Thực hiện 01 lần trong năm cho cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng. Thời gian và nội dung khám do Giám đốc chỉ đạo thống nhất với Công đoàn Học viện.

- Cán bộ, viên chức đang công tác tại Học viện đủ điều kiện được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm thì trưởng các đơn vị phải có trách nhiệm bố trí sắp xếp công việc, thời gian cho cán bộ, viên chức nghỉ phép một cách hợp lý theo chế độ quy định và phải đảm bảo nhiệm vụ của đơn vị;


Trường hợp do nhu cầu công việc không thể bố trí cho cán bộ, viên chức nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định thì trưởng đơn vị phải báo cáo trực tiếp với giám đốc lý do không bố trí cho cán bộ, viên chức nghỉ phép tại thời điểm cán bộ, viên chức xin nghỉ phép và phải được giám đốc phê duyệt chấp nhận lý do trên đơn của cán bộ xin nghỉ phép.

Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm được thực hiện theo Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 157/2014/TT-BTC về việc điều chỉnh một số điều của Thông tư số 141/2011/TT-BTC.

- Các khoản trợ cấp khác: Thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Điều 11. Các khoản đóng góp

- Các khoản chi đóng góp bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản khác (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

- Trường hợp Những người nghỉ không lương, đi học theo nguyện vọng cá nhân thực hiện các khoản đóng góp theo quy định hiện hành (bao gồm cả phần cơ quan sử dụng lao động trích và người lao động phải nộp).

MỤC II. CHI THANH TOÁN HÀNG HÓA DỊCH VỤ

Điều 12. Thanh toán dịch vụ công cộng

1. Thanh toán tiền điện, nước sử dụng trong Học viện.

- Sử dụng điện, nước trong Học viện phải thực hành tiết kiệm, tránh gây lãng phí.

- Thanh toán tiền điện, nước trên cơ sở hóa đơn thực tế.

- Đối với các đơn vị cấp III (Bệnh viện Tuệ Tĩnh và Viện Nghiên cứu): căn cứ vào số lượng thực tế sử dụng, hàng tháng các đơn vị chuyển trả tiền điện về Học viện.

2. Thanh toán tiền nhiên liệu

*Nguyên tắc chung: Xăng dầu, xe ô tô chỉ phục vụ công việc chung của Học viện theo kế hoạch và theo quy định. Hàng tháng thanh toán theo chứng từ hợp lệ (Lệnh điều xe, bảng tổng hợp lộ trình xe đi trong tháng, số kilômet dự kiến đi, số km thực tế đi có xác nhận), trên cơ sở định mức tiêu hao nhiên liệu.


Trường hợp đặc biệt do Ban giám đốc quyết định.

*Các định mức tiêu hao nhiên liệu chung:

a. Xe ô tô 29A 007.58 (xe 47 chỗ) định mức tiêu hao nhiên liệu: Dầu diesel (DO 0.05S) là 35 lít/100 km, dầu máy là 0,8 lít/100 km.

b. Xe ô tô 29A 014.24 (xe 29 chỗ) định mức tiêu hao nhiên liệu: Dầu dies(DO 0.05S) là 25 lít/100 km, dầu máy là 0,7 lít/100 km.

c. Xe ô tô 29A 01474 (xe 04+1 chỗ) định mức tiêu hao nhiên liệu: Xăng

RON 92 (RON 95) là 25 lít/100 km, dầu máy là 0,5 lít/100 km.

d. Xe ô tô 29A 01438 (xe 7 chỗ) định mức tiêu hao nhiên liệu: Xăng RON 92

(RON 95) là 22 lít/100 km, dầu máy là 0,4 lít/100 km.

* Khoán tiền rửa xe, vệ sinh bảo quản xe ô tô

- nguyên tắc: Lái xe phải có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, bảo quản, giữ gìn vệ sinh xe luôn sạch sẽ.

- Định mức khoán chi phí rửa xe, vệ sinh, bảo quản:

+ Xe 29A 007.58 (xe 47 chỗ): 500.000đ/tháng

+ Xe 29A014.24 (xe 29 chỗ): 400.000 đ/tháng

+Xe 29A014.74 (xe 04+1 chỗ): 300.000 đ/tháng

+Xe 29A 01438 (xe 7 chỗ): 300.000 đ/tháng.

* Định mức tiêu hao nhiên liệu Diesel và dầu nhớt của máy phát điện ký hiệu: PRAMAC (trích catalogue của máy):

- Dầu diesel: dung tích bình 650 lít chạy ở 75% tải trọng trong 11.2 giờ liên tục

- Dầu nhớt: dung tích bình 40 lít.

3. Thanh toán tiền vệ sinh môi trường

Vệ sinh công cộng trong khuôn viên Học viện và tại tòa nhà 11 tầng: thanh toán theo hợp đồng ký kết với các đơn vị vệ sinh môi trường .

( Trường hợp đặc biệt và trường hợp khác do Giám đốc quyết định)

Điều 13. Thanh toán vật tư văn phòng

Nguyên tắc: đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời vật tư, văn phòng phẩm cho các bộ phận đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên tinh thần tiết kiệm.

1. Văn phòng phẩm:


+ Văn phòng phẩm là các dụng cụ, đồ dùng văn phòng đảm bảo cho các cán bộ viên chức thực hiện công việc thường xuyên được Học viện giao như giấy viết, giấy in, giấy photo, bút, thước... và các đồ dùng văn phòng phẩm khác.

+ Các đồ dùng trong đơn vị, tạp phẩm như khăn lau, chổi, xà phòng, nước lau nhà...

+ Học viện thực hiện việc khoán văn phòng phẩm, tạp phẩm đến các phòng ban, bộ môn, đơn vị trực thuộc với mức: 400.000 đồng/người/năm (thanh toán theo từng quý trong năm). Khi thực hiện khoán văn phòng phẩm yêu cầu lãnh đạo các đơn vị chịu trách nhiệm về văn phòng phẩm của đơn vị mình.

+ Văn phòng phẩm cho nghiệp vụ chuyên môn của các phòng: Đào tạo, Đào tạo sau đại học (sử dụng VPP cho tuyển sinh, quản lý đào tạo), Tài chính kế toán, Tổ chức cán bộ, Hành chính quản trị, Khảo thí và kiểm định chất lượng, Vật tư trang thiết bị, Quản lý sinh viên, Trung tâm Thư viện (dùng để in phiếu cho sinh viên) phải được lập dự trù và được Ban giám đốc phê duyệt.

Các Bộ môn được cung cấp giấy A4 với mức khoán 2 gam giấy/môn học/học kǶ. Đối với các bộ môn cần photo bài thực hành cho sinh viên sẽ lập dự trù trình Ban giám đốc phê duyệt, phòng HCQT sẽ lập kế hoạch mua và cấp phát.

2. Công cụ, dụng cụ văn phòng

Công cụ, dụng cụ văn phòng được trang bị theo nhu cầu công việc của các bộ phận như: Mực in, mực photo, bàn ghế và các dụng cụ có giá trị thấp.

Điều 14. Thông tin tuyên truyền liên lạc

1. Thanh toán tiền điện thoại

Nguyên tắc chung: Giám đốc Học viện, Giám đốc các đơn vị trực thuộc của Học viện quyết định về số lượng máy điện thoại cố định và máy fax lắp đặt cho đơn vị mình. Trưởng các bộ phận sử dụng máy điện thoại, máy fax có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc sử dụng và thanh toán tiền nếu dùng quá mức quy định. Máy điện thoại cố định trang bị để dùng cho công việc chung trên tinh thần sử dụng tiết kiệm, được phép gọi trong nước. Khi gọi đi nước ngoài phải được Ban giám đốc Học viện phê duyệt và với mục đích chung của cơ quan.

Hàng tháng, Phòng TCKT thanh toán theo hóa đơn Bưu điện nhưng tối đa không quá các định mức quy định dưới đây, trường hợp các bộ phận sử dụng vượt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2022