Tổng Hợp Các Chỉ Tiêu Về Mạng Lưới Chợ Trên Cả Nước Năm 2006

Tính đến năm 2006, trên địa bàn cả nước có 7.676 chợ các loại (không tính các chợ hình thành tự phát). Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 19,1%, vùng Đông Nam Bộ chiếm 14,9%; Tây Bắc Bộ: 3,1%; Bắc Trung Bộ: 15,4%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 10,8%; Tây Nguyên: 4,9%: Đông Nam bộ: 11,3%; Đồng bằng sông Cửu Long: 20,5%. [5]

Chợ bán lẻ phục vụ dân sinh ở các xã, phường, thị trấn, thị tứ chiếm tỉ trọng lớn tới 91,5%. Chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ hạng I: chiếm 2,3%. Chợ đầu mối bán buôn nông sản; chiếm 0,6% tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và Đông bắc bộ. Chợ biên giới, cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: chiếm 1,9%, nhiều nhất là vùng Đông Bắc Bộ. [5]

Bình quân chung của cả nước là 0,71 chợ/xã, phường, thị trấn. Khu vực phía Bắc (từ Bắc Trung Bộ trở ra) và vùng Tây Nguyên có mật độ chợ thấp so với mức chung của cả nước và so với khu vực phía nam. [5]

Trên địa bàn cả nước, bình quân cứ 42,13km2 có một chợ hay bán

kính phục vụ trung bình của một chợ là 3,66km. Có sự chênh lệch khá lớn về chỉ tiêu này giữa các vùng, các tỉnh. Vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích phục vụ trung bình một chợ nhỏ nhất, lớn nhất là vùng Đông Bắc. [5]

Khối lượng hàng hóa lưu thông qua chợ ở các thành phố lớn chiếm tỉ trọng khoảng 40-50% tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn. Ở khu vực nông thôn hàng hóa giao dịch trên chợ chiếm khoảng 60 -70%.

Cơ cấu hàng hóa lưu thông khá phong phú và khác nhau trên mỗi chợ. Trung bình có khoảng 70-80% hộ kinh doanh các nhóm hàng chính; nông sản, thực phẩm, tạp hóa, may mặc, giầy dép. Trong đó hàng thực phẩm tươi sống chiếm tỉ trọng 35-40%. [5]

Lực lượng tham gia kinh doanh trên các chợ chủ yếu là thương mại tư nhân, thương mại nhà nước, hợp tác xã thương mại và người sản xuất trực tiếp bán hàng. Trong đó, thành phần thương mại tư nhân (dưới hình thức các hộ kinh doanh) đóng vai trò ngày càng quan trọng.

Bảng 3: Tổng hợp các chỉ tiêu về mạng lưới chợ trên cả nước năm 2006



Khu vực

Tổng số chợ năm 2006


Chợ/ phường,thị trấn, xã

Diện tích bình quân/chợ (km2)


Dân số/chợ

Bán kính phục vụ TB/chợ (km)

1. ĐB Sông Hồng


1.471


0,65


10,06


12.249,7


1,79

2. Đông Bắc Bộ

1.146

0,55

55,33

8.120

4,2

3. Tây Bắc Bộ

243

0,41

153,65

10.543,4

7,0

4. Bắc Trung Bộ


1.184


0,65


43,47


8.958,68


3,72

5. DH Nam Trung Bộ

830

0,96

39,46

8.408,16

3,55

6. Tây nguyên

380

0,57

144,11

12.579,5

6,77

7. Đông Nam Bộ

828

0,84

39,75

15.391,4

3,56

8. ĐB sông Cửu Long

1.594

1,02

25,17

10,927,9

2,83

Toàn quốc

7.676

0,71

42,66

10.759,95

3,69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nguồn: Vụ kế hoạch và đầu tư - Bộ công thương


Hiện có khoảng hơn 767.776 hộ kinh doanh cố định trên các chợ toàn quốc (chưa kể hộ kinh doanh không thường xuyên) với mức trung bình là 100 hộ kinh

doanh cố định trên một chợ. Số hộ kinh doanh cố định bình quân trên một chợ vùng Đông Nam Bộ cao nhất và gấp 4 lần so với vùng thấp nhất là Tây Bắc Bộ.

Diện tích được xây dựng kiên cố chỉ đạt 24,5% so với tổng diện tích xây dựng chợ. Đặc biệt tại các Vùng duyên hải miền Trung, Đông Bắc. Tỉ trọng chợ xây dựng bằng lều, lán còn lớn, phổ biến ở các vùng ở mức trên 40%.

1.2.3.2. Hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại

Cùng với sự phát triển của hệ thống chợ, trong thời gian qua hệ thống siêu thị đã bắt đầu được hình thành và phát triển với một tốc độ khá nhanh ở nước ta. Nếu như trước năm 2000, số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ xuất hiện "lác đác" ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì nay đó trở nên phổ biến ở hai thành phố này và được đầu tư khá nhiều ở các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Theo số liệu thống kê đến năm 2006, cả nước có 265 siêu thị, phân bố trên 32 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các siêu thị, đặc biệt là siêu thị có quy mô lớn, vẫn chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (trên 70%), Hải Phòng và Đà Nẵng chiếm số lượng siêu thị tương ứng là 4% và 2%. Các thành phố Thanh Hóa, Cần Thơ, Kiên Giang cũng có siêu thị chiếm 2% tổng số siêu thị trên cả nước. [7]

Về tính chất của hoạt động kinh doanh, có thể chia các siêu thị ở Việt Nam hiện nay làm hai loại chủ yếu là: siêu thị kinh doanh tổng hợp như Saigon Coopmart, Intimex, Metro, Big C... với số lượng mặt hàng có thể từ vài nghìn mặt hàng tới vài chục hoặc hàng trăm nghìn mặt hàng; và các siêu thị chuyên doanh như siêu thị dệt may (của Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex), siêu thị điện máy, siêu thị điện lạnh, siêu thị thời trang...

Về nguồn vốn và chủ thể đầu tư các siêu thị ở Việt Nam thời gian qua cũng rất đa dạng. Nếu như trước năm 2000 chỉ có một vài siêu thị của các nhà đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp lớn của nhà nước tham gia đầu tư

kinh doanh siêu thị và các trung tâm mua sắm như Marko, SheiYu, Saigon Coopmart, FiviMart, Intimex... thì đến hết năm 2006 có thể thấy sự hiện diện của hầu hết các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực này như các siêu thị Tràng Tiền Plaza, Trung tâm thương mại Vincom, Trung tâm thương mại Thuận Kiều.

Dựa trên tiêu chuẩn phân hạng siêu thị tại Quy chế siêu thị và Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại ban hành năm 2004, các siêu thị hiện có ở Việt Nam đến năm 2006 có thể phân thành 3 loại chính (xem Bảng 4)

Bảng 4: Tổng hợp số liệu về siêu thị trên cả nước đến năm 2006



Địa phương


Loại I


Loại II


Loại III

Không thuộc

loại nào


Tổng

Hà Nội

4

8

60

29

101

TP Hồ Chí Minh

12

17

31

28

88

Các địa phương

khác

12

6

28

30

76

Tổng

28

31

119

87

265

Tỉ trọng (%)

10,6

11,7

44,7

33

100

Nguồn: TS Nguyễn Thị Nhiễu, Siêu thị - phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt

Nam, NXB Lao động xã hội, 2006


1.2.3.3. Hệ thống các chuỗi cửa hàng bán lẻ

Các loại hình cửa hàng bán lẻ, bán buôn tự chọn cũng tăng về số lượng và quy mô và phương thức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hơn. Mô hình "chuỗi" cửa hàng đó xuất hiện như các cửa hàng bán lẻ hàng may mặc của May 10, Việt Tiến, cửa hàng Bitis, Bitas bán giày dép... với sự hiện diện ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Ở các đô thị, xu hướng liên kết, sát nhập, mở rộng các cửa hàng nhỏ, lẻ diễn ra khá mạnh. Xu

hướng này sẽ tạo ra một sự thay đổi cơ bản trong quá trình hình thành, tích tụ vốn kinh doanh của các nhà phân phối này từ chỗ huy động đơn lẻ (từng cá thể) sang hình thức góp vốn, vay vốn kinh doanh hay huy động vốn từ thị trường vốn.

Đáng chú ý là các cửa hàng bán lẻ tự chọn và các cửa hàng phân phối, bán lẻ theo phương thức nhượng quyền thương mại trên thực tế đã xuất hiện hơn 10 năm nay ở Việt Nam và ngày càng được giới thương nhân trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Hiện nay, cả nước đã có khoảng 70 hợp đồng nhượng quyền thương mại, trong đó Công ty Cà phê Trung Nguyên rất thành công với hơn 1.000 cửa hàng nhượng quyền trong và ngoài nước; Công ty An Nam mới triển khai hoạt động vài năm trở lại đây cũng đã phát triển được 12 cửa hàng Phở 24 theo hình thức nhượng quyền, Công ty Kinh Đô có hàng chục cửa hàng được nhượng quyền kinh doanh bánh Kinh Đô khắp cả nước…

Hiện nay nhiều công ty trong và ngoài nước đang có kế hoạch phát triển mạnh phương thức này trong thời gian tới. Trong đó đáng chú ý nhất là kế hoạch phát triển hệ thống phân phối của Công ty trách nhiệm hữu hạn G7 (G7 Mart). Theo đó, trong năm 2006 sẽ đưa 3.500 cửa hàng tiện lợi vào hoạt động và phấn đấu đến năm 2010 sẽ có tổng cộng 10.000 cửa hàng tiện lợi ra đời theo phương thức nhượng quyền. [42]

1.2.3.4. Hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, kinh doanh nhỏ lẻ

Hiện tại ở Việt Nam ước tính có khoảng 900 nghìn cửa hàng bán lẻ, kinh doanh theo kiểu hộ cá thể. Hàng hóa kinh doanh của những cửa hàng này thông thường là những mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư. Tuy nhiên, do khả năng về tài chính cũng như mặt bằng kinh doanh hạn chế nên hầu như các cửa hàng này chỉ cung cấp được một số ít hàng hóa có giá trị không cao. Mặc dù vậy, đây vẫn đang là một trong

những kênh phân phối hàng hóa quan trọng tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam trong thời gian qua.

Như vậy, trong thời gian gần đây ở Việt Nam, lĩnh vực phân phối bán lẻ đã có những bước chuyển biến khá mạnh mẽ đã góp phần làm thay đổi cấu trúc và diện mạo thị trường trong nước theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vẫn chưa cân xứng với tiềm năng của thị trường, hệ thống phân phối bán lẻ trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Loại hình bán lẻ chủ yếu vẫn là các cửa hàng qui mô nhỏ, hoạt động độc lập. Mô hình siêu thị, trung tâm thương mại mới hình thành song tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh với số lượng doanh nghiệp tham gia còn ít, khoảng trên dưới 10 đơn vị, như: Sài Gòn Coop, Intimex, Citimart, Maximark, Fivimart…Đại bộ phận các siêu thị vẫn là qui mô nhỏ. Nếu như tỉ trọng doanh số bán lẻ qua hệ thống siêu thị ở Trung Quốc là 30 - 40 %, Thái Lan trên 40%, Singapore 60 - 70 % và Mỹ trên 90%,…thì ở Việt Nam hàng hoá đến người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống (khoảng 44%), qua hệ thống phân phối hiện đại (TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,..) mới chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, lĩnh vực phân phối bán lẻ cần được quan tâm phát triển hơn nữa để thích ứng trong điều kiện mớ cửa nền kinh tế. [7]

1.2.4. Doanh thu và tốc độ phát triển

Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa thị trường, kinh tế đã từng bước phát triển một cách vững chắc. Sản xuất phát triển, thu nhập của người dân ngày một tăng, nhu cầu cũng ngày một đa dạng. Hàng hóa trên thị trường luôn được thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng. Trong vòng 10 năm

từ 1996 tới 2006, doanh thu từ kinh doanh bán lẻ đã tăng gần gấp 3 lần đạt

36.29 tỉ USD vào năm 2006. Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua khá cao, từ năm 2002 tới nay tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 10%/năm:


Biểu đồ 1 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ 1


Biểu đồ 1: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ


Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế TP Hồ Chí Minh

Với dân số trên 84 triệu người, trong đó có 65% là dân số trẻ, thu nhập ngày càng cao, tốc độ tiêu dùng tăng mạnh mẽ, và là cửa ngõ dẫn tới các thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và Lào…, nước ta đang trở thành một trong những nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất của thế giới. Không những thế, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam cũng ở mức cao kỷ lục là 118 điểm và đứng thứ 5 thế giới trong khi mức trung bình của thế giới chỉ là 97 điểm, Việt Nam được tập đoàn tư vấn AT Kearney xếp hạng về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ là vị trí thứ 3 năm 2006, thứ 4 năm 2007 và thứ nhất năm 2008 (xem Bảng 5). [24]

Bảng 5: Bảng tổng hợp xếp hạng về độ hấp dẫn thị trường bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008

Năm‌

Tổng điểm

Xếp hạng

2004

76

7

2005

79

8

2006

84

3

2007

74

4

2008

88

1

Nguồn: AT Kearney, Growth Opportunities For Global Retailers, 2004 - 2008

Tiềm năng đầy hứa hẹn đó kết hợp với việc mở cửa thị trường phân phối sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của lĩnh vực phân phối bán lẻ. Và chúng ta có quyền hy vọng trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ có dịch vụ phân phối bán lẻ chuyên nghiệp, năng động và hiện đại.

1.3. Sự cần thiết phải mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài

1.3.1. Mở cửa để phù hợp yêu cầu của tiến trình hội nhập

Cũng như các ngành dịch vụ khác, các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ phân phối thể hiện mức độ mở cửa thị trường và mức độ đối xử quốc gia mà Việt Nam dành cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ phân phối tại Việt Nam.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay, khi mà các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều có xu hướng mở cửa để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì Việt Nam cũng phải nhanh chóng thích nghi với quá trình này. Mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ giúp Việt Nam thực hiện đúng các cam kết trong lộ trình gia nhập WTO mà còn đưa Việt Nam sánh vai cùng các nước bạn. Nếu đóng cửa, không cho các nhà bán lẻ nước ngoài tham gia thị trường dịch vụ phân phối thì ngành phân phối bán lẻ của chúng ta sẽ ngày càng bị lạc hậu và tụt lại so với thế giới. Chỉ có mở cửa để thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư tiềm

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí