Mở Cửa Để Phát Triển Phù Hợp Với Nhu Cầu Tiêu Dùng Ngày Càng Cao Của Người Dân

năng nước ngoài, chúng ta mới có thể tạo đòn bẩy để phát triển dịch vụ bán lẻ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Như thế cũng đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tiến lên hội nhập vào nền kinh tế thế giới.


1.3.2. Mở cửa để phát triển phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân

Mức sống của người dân Việt Nam đang được nâng cao đáng kể cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tỉ lệ Quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của nước ta thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%) trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia là 58,2% và Thái Lan là 67,7%. [35]

Tỉ lệ tổng mức bán lẻ hàng hóa so với quỹ tiêu dùng cuối cùng ngày càng tăng lên nhanh chóng, từ 64,8% năm 1996 lên tới 82,1% năm 2005 và chỉ giảm nhẹ xuống mức 81% năm 2008. Trong giai đoạn 1996- 2000, tỉ lệ trung bình là 66,15% thì giai đoạn 2000 -2005 đã lên tới 76,74%. Không những thế, tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng ngày càng tăng, từ 145.874 tỷ đồng năm 1996 đã tăng nhẹ lên mức 220.410,6 tỷ đồng năm 2000, sau đó tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ lên mức 480.300 tỷ đồng năm 2005, rồi 642.010 tỷ đồng của năm 2008. Điều này có được là do thị trường bán lẻ tại Việt Nam hiện nay rất tiềm năng và là một thị trường đầu tư khả quan đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ thế, hiện nay, việc một số doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã xâm nhập thị trường bán lẻ nước ta cũng tạo cho người tiêu dùng thói quen mua sắm hiện đại và kích thích nhu cầu mua sắm của đại đa số người dân. Bảng 6 dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn những phân tích này. [18]

Bảng 6: So sánh tổng mức bán lẻ hàng hóa với quỹ tiêu dùng cuối cùng thời kỳ 1996-2008


Năm

Quỹ tiêu dùng cuối cùng (tỉ đồng)

Tổng mức bán lẻ hàng hóa

(tỉ đồng)

Tỉ lệ (%)

1996

225.231

145.874

64,8

1997

250.584

161.899,7

64,6

1998

283.444

185.598,1

65,5

1999

301.690

200.923,7

66,6

2000

321.853

220.410,6

68,5

1996-2000

1.382.802

914.706,1

66,15

2001

342.607

245.315,0

71,6

2002

382.137

280.884,0

73,5

2003

445.221

333.809,3

75,0

2004

511.221

398.500

77,9

2005

584.800

480.300

82,1

2000-2005

2.265.986

1.738.808,3

76,74

2006

650.300

530.340

81,6

2007

720.410

580.200

80,5

2008

800.260

642.010

81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Khi thu nhập của người dân đã tăng lên một cách đáng kể, nhu cầu được mua sắm tại các trung tâm mua sắm hiện đại cũng tăng. Điều này được minh chứng qua tỷ lệ lựa chọn cách phân phối của người tiêu dùng Việt Nam (xem Biểu đồ 2 )


Biểu đồ 2 Tỷ lệ lựa chọn các kênh phân phối của người tiêu dùng Việt 1


Biểu đồ 2: Tỷ lệ lựa chọn các kênh phân phối của người tiêu dùng Việt Nam

Nguồn: Tạp chí Sài Gòn tiếp thị, số 235, Tỷ lệ lựa chọn các kênh phân phối của người

tiêu dùng Việt Nam, ra ngày 24/3/2006


Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy tỷ lệ lựa chọn mua sắm ở siêu thị của người tiêu dùng hiện nay ở mức khá cao, 15,1%, ngoài ra xu hướng mua sắm tại các cửa hàng chuyên nghiệp và các đại lý cũng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.

Tuy nhiên, mua sắm truyền thống lại chiếm phần lớn tổng do anh thu bán lẻ với khoảng 9.266 chợ và 180.000 cửa hàng mặt tiền nhỏ. Ngay cả thành phố phát triển nhất nước ta là tại thành phố Hồ Chí Minh thì hiện mới chỉ có 13 trung tâm thương mại cung cấp cho thị trường 140.000m2 và Hà Nội 7 trung tâm cung cấp 95.000m2 cho hình thức

kinh doanh bán lẻ hiện đại, nếu so sánh với Singapore mới khánh thành 1 trung tâm thương mại với diện tích 100.000m2thì những con số trên của

Việt Nam còn quá nhỏ bé. Trong khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài được biết đến với hình ảnh những đại siêu thị đang hiện diện rất gần thị trường Việt Nam thì hầu hết cửa hàng truyền thống của Việt Nam đều ở trong tình trạng chung là có diện tích nhỏ, trung bình khoảng 11,8 m2/cửa hàng,

trang thiết bị thô sơ và chủ yếu sử dụng lao động phổ thông. N gay cả doanh nghiệp thương mại trong nước phần lớn cũng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, bình quân 1 doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 18 lao động với số vốn trung bình 6 tỉ đồng. [27]

Trước tình hình nhu cầu của người dân thì ngày càng tăng cao, trong khi các doanh nghiệp phân phối bán lẻ lại chưa đáp ứng kịp thời những nhu cầu đó thì việc mở cửa dịch vụ bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng là điều đúng đắn. Thực tế đã cho thấy các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã đóng góp ngày càng đáng kể vào sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khi mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam vào năm 1994, doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ chỉ đạt 446 tỉ đồng, chiếm 0,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của cả nền kinh tế. Thế nhưng từ đó đến nay, tỉ trọng đóng góp của khu vực này ngày càng tăng lên, và đến năm 2008 đã đạt 33513,5 tỷ đồng, chiếm 3,4% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của cả nền kinh tế. [18]

Khi chúng ta mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho các đại gia bán lẻ nước ngoài thì việc cung cấp hàng hóa trên thị trường sẽ ngày càng đa dạng và phong phú, các phương thức kinh doanh cũng được mở rộng để thích nghi với nhu cầu đang ngày càng tăng nhanh của người tiêu dùng. Và khi đó, chính người tiêu dùng sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình mở cửa này.

1.3.3. Mở cửa để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước

Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài là những người đã có thế mạnh về thương hiệu, vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ kĩ thuật... Khi họ xâm nhập vào thị trường nội địa, điều tất yếu là họ sẽ tận dụng những thế mạnh của mình để phát triển và mở rộng quy mô của mình tại một thị trường tiềm năng như Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước vì thế cũng sẽ phải hết sức nỗ lực để cạnh tranh được với các đại gia nước ngoài bởi có như vậy thì họ mới có thể tồn tại và phát triển ngay trên thị trường trong nước.

Hiện nay, chính các nhà bán lẻ nội địa cũng đã nhận ra khả năng cạnh tranh khốc liệt với các đại gia nước ngoài trong vài năm nữa. Vì vậy nhiều nhà bán lẻ nội địa đã sẵn sàng để đón nhận những thách thức cạnh tranh mới từ thị trường trong và ngoài nước. Một mặt các doanh nghiệp lo cải thiện những kênh phân phối sản phẩm ở các thị trường nước ngoài, thúc đẩy sự hình thành kênh phân phối trực tiếp trên những t hị trường trọng điểm. Mặt khác, họ đang tích cực cải thiện hoặc xây dựng mạng lưới sản xuất trong nước. Nếu năm 1996 trên địa bàn cả nước mới có 1 siêu thị ra đời là CitiMart, thì đến thời điểm hiện nay, chỉ tính riêng TPHCM đã có tới hơn 60 siêu thị và trung tâm thương mại. Các hình thức phân phối hiện đại như siêu thị hiện giờ không chỉ tập trung ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội mà đang lan rộng đến các tỉnh có tiềm năng. Maximart là một trong những “người tiên phong” khi mở rộng chuỗi siêu thị đến Nha Trang. Tiếp đến, năm 2003, hệ thống siêu thị Co.opMart khai trương siêu thị ở Quy Nhơn và Cần Thơ. Hiện nay, Co.opMart đang muốn củng cố vị trí của nhà phân phối hàng hóa số 1 tại Việt Nam bằng một chiến lược phát triển cả về chiều sâu và rộng bằng việc hình thành hệ thống các siêu thị. Năm 2010, dự kiến Co.opMart sẽ có

40 siêu thị trên cả nước, đồng thời liên kết siêu thị với các cơ sở sản xuất, kho dự trữ thành một hệ thống liên hoàn từ khai thác, vận chuyển, chế biến đến bán lẻ để gia tăng giá trị sản phẩm. [40]

Đồng thời với đó, quá trình tích tụ và tập trung sẽ diễn ra mạnh mẽ giữa các nhà phân phối trong nước tạo thành các chuỗi liên kết với các nhà sản xuất, các ngân hàng để tăng cường sức cạnh tranh (đại lý phân phối độc quyền cho thương hiệu Việt Nam, đặt các điểm giao dịch, máy ATM tại các siêu thị, chợ...). Một số nhà phân phối có tiềm lực sẽ mở rộng hoạt động phân phối hàng hóa ra nước ngoài thông qua liê n doanh, liên kết với các tập đoàn phân phối nước ngoài hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.

Hơn nữa, hiện nay trên thế giới phương thức giao dịch có sử dụng các phương tiện điện tử đã trở nên phổ biến và thương mại điện tử đã tiếp tục phát triển nhanh khiến cho thương mại truyền thống bị thay đổi. Người bán hàng hóa và người mua có thể liên hệ trực tuyến với nhau trong việc lựa chọn, đặt hàng, thanh toán và giao nhận hàng hóa. Các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài đầu tư vào nước ta trước hết sẽ tập trung vào mở các siêu thị bán buôn và bán lẻ, nhưng dần dần họ sẽ mở rộng sang các hình thức bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua catalogue, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao hàng tận nhà… Các hình thức này sẽ được du nhập, từng bước hình thành và phát triển ở nước ta. Các công ty sản xuất trong nước, đặc biệt là các công ty sản xuất và xuất khẩu nông thuỷ sản sẽ phân phối qua thị trường nước ngoài dưới các hình thức mới như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng chọn…. Các phương thức phân phối truyền thống, mua đứt bán đoạn vẫn tồn tại song song với các hình thức phân phối hiện đại nhưng sẽ dần bị thu hẹp và suy yếu. Các nhà phân phối trong nước sẽ

trưởng thành và học hỏi được nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý và hiện đại hoá hệ thống của các nhà phân phối nước ngoài để từ củng cố hệ thống của mình. Một khi đã đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này thì có thể nói lúc đó, các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước đã thực sự lớn mạnh, đủ tiềm lực và năng lực để phát triển ra ngoài biên giới quốc gia.

1.4.4. Mở cửa để hạn chế tình trạng độc quyền trong phân phối

Các rào cản về việc gia nhập và rút khỏi hệ thống phân phối sẽ dần được loại bỏ theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế (WTO, BTA, Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt - Nhật, ASEAN+) và các cải cách của chính phủ đều nhằm mục tiêu tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự thâm nhập ngày càng nhiều các Tập đoàn phân phối đa quốc gia trên thị trường Việt Nam, ngoài Big C, Metro Cash & Carry, Cora; nhiều khả năng sẽ có thêm Wal - mart của Mỹ, Carrefour của Pháp, các tập đoàn phân phối của Nhật, Trung Quốc... tạo nên một bức tranh đa dạng trong hệ thống phân phối trong nước. Hệ thống phân phối sẽ không còn là mảnh đất đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước.

Mở cửa cho các doanh nghiệp phân phối nước ngoài sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh thực sự khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Có như vậy thì thị trường dịch vụ phân phối mới có động lực để phát triển, phù hợp với tiến trình phát triển tất yếu của nền kinh tế - xã hội. Trong cuộc cạnh tranh đó, cả các doanh nghiệp nội địa và các nhà đầu tư nước ngoài đều phải cố gắng làm sao vừa thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng lại tăng nhanh lợi nhuận của doanh nghiệp mình. Và kết quả là thị trường bán lẻ trong nước sẽ ngày càng có nhiều nhà phân phối cùng tham gia để phục vụ tốt nhất cho

người dân, tránh được tình trạng độc quyền của một vài nhà phân phối nội địa như trước đây.

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy dịch vụ phân phối bán lẻ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong khi đó, ngành dịch vụ phân phối bán lẻ tại Việt Nam lại chưa thực sự phát triển và lớn mạnh như mong đợi. Vì vậy, việc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài là điều hết sức cần thiết. Điều này không những giúp chúng ta đáp ứng được yêu cầu của tiến trình hội nhập, thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người tiêu dùng, hạn chế tình trạng độc quyền trong phân phối mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì việc thu hút FDI vào thị trường bán lẻ sẽ giúp phát triển hơn nữa thị trường tiềm năng này trong tương lai.

Ngày đăng: 12/09/2022