Tổng Quan Về Ngành Dịch Vụ Phân Phối Bán Lẻ Của Việt Nam

trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa với cơ cấu kinh tế chuyển dần từ công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Thứ nhất, phân phối bán lẻ cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu

dùng cuối cùng

Khi phát sinh nhu cầu thì người ta mới có mong muốn về hàng hóa nhưng không phải lúc nào người tiêu dùng có thể đến mua hàng hóa trực tiếp từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn được. Nhà bán lẻ mới thực sự có vai trò thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó của người tiêu dùng, cung cấp hàng hóa cho họ đúng thời gian, đúng địa điểm và ở mức giá họ có thể trả. Đây không phải công việc dễ dàng, đặc biệt trong điều kiện hàng hóa và dịch vụ sản xuất ngày càng đa dạng và nhu cầu của khách hàng luôn biến đổi. Nhà bán lẻ phải luôn luôn thu thập những thông tin cần thiết về nhu cầu về thị hiếu của khách hàng… để từ đó làm hài lòng họ bằng những sản phẩm và dịch vụ của mình. Như thế bản thân hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa cũng tạo thêm lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc tạo ra sự đa dạng về hàng hóa cung ứng, tạo thuận tiện về địa điểm mua, bán, thuận tiện về các dịch vụ bảo hành và cung cấp thông tin. Khi có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực phân phối hàng hóa thì chi phí trong khâu phân phối được chuyển vào giá bán cho người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh trong dịch vụ phân phối hàng hóa sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và việc giảm giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng.

Thứ hai, nhà phân phối bán lẻ có vai trò thu thập thông tin thị

trường, phản ánh trở lại nhà sản xuất

Quá trình chuyển dịch hàng hóa tới tay người tiêu dùng thông qua dịch vụ phân phối bán lẻ luôn gắn liền với nhu cầu thực tế của thị trường cả về sản phẩm, thời gian và không gian nên có thể chuyển tải những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho những người sản xuất và người cung ứng

hàng hóa để điều chỉnh theo những điều kiện của thị trường, vì thế tạo lập những cầu nối để dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó mà tăng cường thương mại hóa và phát triển thị trường cho những sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế đất nước.

Thứ ba, phân phối bán lẻ thúc đẩy sản xuất phát triển

Khi hàng hóa được sản xuất ra thì việc tiếp theo là chúng cần được tiêu thụ. Và ngược lại thì khi hàng hóa được tiêu thụ các doanh nghiệp mới có thể tiếp tục sản xuất. Các nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiêu thụ và truyền bá những thông tin về hàng hóa cho nhà sản xuất. Điều này có được là do họ tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng và hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ sẽ có thể tiếp tục những biện pháp kích thích tiêu thụ của nhà sản xuất, hoặc có thể có phương pháp kích thích tiêu thụ của riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể nhận hàng hóa đã hoàn thiện từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn, nhưng với nhiều mặt hàng nhà bán lẻ cũng đảm nhiệm vai trò phân loại, sắp xếp, sơ chế, đóng gói… để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong điều kiện tốt nhất và dưới hình thức phù hợp nhất từ đó sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, nhà bán lẻ còn có chức năng thiết lập mối liên hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với người mua tiềm ẩn. Các doanh nghiệp có thể lôi kéo thêm được khách hàng cũng một phần không nhỏ là dựa vào nhà bán lẻ. Sản xuất là cái gốc của phân phối bán lẻ và bán lẻ tự nó có thể kích thích sản xuất mở rộng và phát triển. Một doanh nghiệp thành công không chỉ làm tốt nhiệm vụ sản xuất mà còn phải nắm vững được khâu phân phối bán lẻ hàng hóa của mình và ai nắm được khâu phân phối bán lẻ thì qua đó sẽ điều phối cả sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thứ tư, phân phối bán lẻ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người

lao động

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết WTO - 3

Thống kê từ năm 2000 trở lại đây cho thấy, tỉ trọng lao động trong ngành dịch vụ phân phối hàng hóa ngày càng gia tăng từ 10,4% (năm 2000)

lên 12% (năm 2006). Nếu so sánh với ngành nông nghiệp thì đóng góp của dịch vụ phân phối trong GDP không thấp hơn đáng kể so với ngành nông nghiệp, nhưng lao động của lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa chỉ bằng 1/6 so với ngành nông nghiệp. Xu hướng chung là tỉ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ phân phối sẽ ngày càng gia tăng, còn trong ngành nông nghiệp sẽ ngày càng giảm. Tính đến năm 2006, số lao động đang làm việc trong lĩnh vực phân phối khoảng hơn 5 triệu người. Lĩnh vực phân phối bán lẻ lại là lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhất trong ngành dịch vụ phân phối. Theo thống kê của Bộ công thương, Việt Nam hiện tại ước tính có khoảng 900 nghìn cửa hàng bán lẻ cùng với 9.100 chợ truyền thống các loại và khoảng 300 siêu thị phân bố trên 32 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lĩnh vực này đã thu hút một số lượng lao động lớn hoạt động kinh doanh một cách nhỏ lẻ chưa có kiến thức chuyên môn về phân phối bán lẻ. [6]

Thứ năm, dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa đóng vai trò trong

việc tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

Khi quyết định liên kết với các nhà bán buôn, bán lẻ, các nhà sản xuất đã có chiến lược kinh doanh của mình với các quyết định về sản phẩm như về giá bán, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, họ đã chủ động xây dựng mối liên kết với các nhà bán buôn, bán lẻ trong hệ thống phân phối tạo nên sự phân công chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong dây chuyền tạo giá trị gia tăng, điều đó đã giúp các nhà sản xuất và các nhà bán buôn, bán lẻ tập trung được mọi nỗ lực vào những hoạt động mà mình có lợi thế, vì vậy đảm bảo được năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn và nhờ vậy mà nâng cao hơn sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Nhờ tham gia vào các liên kết như vậy, mỗi doanh nghiệp đều được hưởng những lợi ích kinh tế nhờ hoạt động phối hợp, khi mà mối liên kết giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, bán lẻ ổn định nhà sản xuất sẽ tiếp cận tốt hơn và rẻ hơn thông tin về thị trường, bảo đảm nguồn cung ứng hoặc nhu cầu ổn định, nâng cao quyền thương lượng đáng kể, tạo hình ảnh, tăng

cường khả năng khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh.... nhờ vậy có được lợi thế cạnh tranh hơn so với những doanh nghiệp khác.

Các nhà bán buôn, bán lẻ khi liên kết có hiệu quả với nhà sản xuất đã tạo lập được lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho lợi ích của mình trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khi nước ta thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, vì họ phải mất thời gian và tiền của để tạo lập được mối liên kết này. Mặt khác cùng với các cam kết tự do hóa thương mại và đầu tư để hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước sẽ dỡ bỏ dần các rào cản thuế và phi thuế bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước, khi đó liên kết hiệu quả giữa các nhà bán buôn, bán lẻ và nhà sản xuất sẽ là các rào cản hiệu lực nhất của doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ mình trước đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài.‌

1.2. Tổng quan về ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam

1.2.1. Chủ thể tham gia vào dịch vụ phân phối bán lẻ

Nếu như trước đây nền thương mại chủ yếu là do nhà nước độc quyền thì giờ đây đã chuyển sang một nền thương mại đa thành phần. Sự phát triển nhanh của khu vực kinh tế tư nhân, sự xuất hiện các nhà đầu tư có vốn nước ngoài và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã làm cho ngành thương mại biến đổi sâu sắc. Đến năm 2004 cả nước có khoảng 54.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên 1.000 DN có cổ phần của nhà nước, trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình (trong tổng số 2,9 triệu hộ kinh doanh của cả nước) hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong nước. Ngoài ra, còn có trên 50 chi nhánh và trên 5.000 văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại… [6]

Thêm vào đó là việc hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục triển khai thực hiện những cam kết của mình trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, đặc biệt là những cam

kết trong khuôn khổ của WTO. Theo đó, các nhà phân phối nước ngoài sẽ từng bước được tham gia vào thị trường dịch vụ này ở Việt Nam một cách ngày càng rộng rãi hơn. Đến năm 2009, Việt Nam sẽ cơ bản xoá những hạn chế đối với sự tham gia thị trường phân phối đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Với những cam kết khá mạnh mẽ và cởi mở của Việt Nam, chắc hẳn trong thời gian tới sẽ có thêm không ít các tập đoàn phân phối nước ngoài vào kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Để phân tích chi tiết hơn nữa các chủ thể tham gia lĩnh vực này ta xét tới ba chủ thể chính sau:

- Nhóm đối tượng thứ nhất - Các công ty phân phối trong nước, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước . Đây là những nhà phân phối có trình độ khá chuyên nghiệp và mạng lưới hệ thống phân phối rộng trải đều trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước. Họ có hệ thống phân phối theo chuỗi khá hiện đại: Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh với chuỗi hơn 28 siêu thị và hàng chục cửa hàng tiện lợi mang tên Saigon Co.op, Công ty XNK INTIMEX với chuỗi 8 siêu thị mang tên INTIMEX, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ An Phong với chuỗi 5 siêu thị MAXIMARK, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng với chuỗi 10 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh mang tên CITIMART, Tổng công ty Dệt may Việt Nam với chuỗi 17 siêu thị và 19 cửa hàng chuyên doanh thời trang mang tên VINATEX…Quá trình thành lập, kéo dài các chuỗi vẫn đang trên đà tiếp tục phát triển trong những năm tới. Không dừng lại ở đó, các doanh nghiệp còn cùng nhau tạo ra những liên minh mạnh hơn, có quy mô kinh doanh lớn hơn trên cơ sở tích hợp thế mạnh của nhau (vốn, đất đai, kinh nghiệm quản lý, thương hiệu…). Công ty Xây dựng VINACONEX và Công ty Thương mại Tràng Tiền hợp tác xây dựng và vận hành TTTM Tràng Tiền PLAZA, Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh liên doanh, hợp tác với một số

doanh nghiệp thương mại ở địa phương để xây dựng các siêu thị…Các doanh nghiệp phân phối hàng đầu Việt Nam gồm Satra, Hapro, Saigon Co.op và Tập đoàn Phú Thái liên kết thành lập Công ty c ổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với số vốn lên đến 6.000 tỉ đồng. Với sự tự đổi mới, các doanh nghiệp cũng đã đạt được những thành công đáng kể như chuỗi siêu thị Saigon Co.op đã được bầu chọn nhà nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và nằm trong top 500 nhà bán lẻ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. [9] [40]

Như vậy, có thể nói đây là khu vực có những chuyển biến tích cực nhất trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước nhìn chung có tiềm lực về tài chính và lợi thế về các cơ sở sản xuất hơn nên đóng vai trò vừa là nhà phân phối vừa là nhà sản xuất và thu mua hàng hóa để kinh doanh trong hệ thống phân phối của mình. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước chủ yếu tập trung vào hoạt động phân phối để tạo nên những hệ thống chuyên doanh phân phối mà thường không tham gia vào hoạt động sản xuất như nhiều doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những đặc điểm khá đặc thù của Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống phân p hối nói riêng và hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa nói chung. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối trong nước còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, kỹ năng tổ chức quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ... so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng hoạt động trong lĩnh vực này.

- Nhóm đối tượng thứ hai - Các tập đoàn phân phối nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trong những năm qua, các tập đoàn phân phối nước ngoài đã bắt đầu tiếp cận, xâm nhập vào thị trường Việt Nam và đã nhanh chóng có những đóng góp không nhỏ tạo nên một thị trường kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nội địa của Việt Nam đa dạng, phong phú và

có tính cạnh tranh cao hơn. Tính đến nay, đã có 6 tập đoàn bán lẻ, phân phối quốc tế có mặt ở Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Metro Cash & Carry, Parkson, Big C... đã kinh doanh khá thành công và đang đẩy nhanh quá trình củng cố, mở rộng hệ thống phân phối của mình tại Việt Nam.

Nhìn chung, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa ở Việt Nam có những lợi thế nổi trội so với các doanh nghiệp trong nước về năng lực tài chính, công nghệ, áp dụng các phương thức kinh doanh mới và đặc biệt là kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản trị kinh doanh. Hầu hết đây đều là những tập đoàn lớn của thế giới, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này và đã thiết lập được một mạng lưới kinh doanh có tính chất toàn cầu. Vì vậy, sự có mặt của các tập đoàn này một mặt tạo nên áp lực lớn về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng là cơ hội tốt để hình thành một thị trường nội địa hoạt động lành mạnh, phát triển đa dạng và tiếp cận được trình độ hiện đại của thế giới.

Do có những lợi thế về năng lực tài chính, trình độ tổ chức kinh doanh... như đã nêu trên nên các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có cách tổ chức hoạt động kinh doanh rất chuyên nghiệp và thường tập trung vào khâu phân phối dựa trên việc ký hợp đồng thu mua sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau (từ các nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài) mà không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để phân phối như một số doanh nghiệp trong nước.

- Nhóm đối tượng thứ ba - Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ trong nước.

Đây vẫn đang là một trong những thành phần quan trọng tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam và tạo ra việc làm cho khoảng 5 triệu lao động phổ thông trong cả nước. Tuy nhiên, đặc điểm chung của khu

vực đối tượng này là hoạt động kinh doanh mang nặng tính tự phát, thiếu kiến thức và kỹ năng để chống đỡ những rủi ro, biến động có thể xảy ra trên thị trường và hầu hết đây là những lao động phổ thông, gần như không qua bất kỳ trường lớp, khóa đào tạo nào về kỹ năng kinh doanh. Hơn nữa, thông thường ở Việt Nam những hộ kinh doanh cá thể kiểu này lại thường là đối tượng tạo ra thu nhập chính cho gia đình. Chính vì vậy, những tác động dù nhỏ tới khu vực này cũng có thể dẫn tới ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người khác là thành viên trong gia đình họ.

1.2.2. Hàng hóa lưu thông trên thị trường phân phối bán lẻ

Các loại hàng hóa tham gia lưu thông trên thị trường bán lẻ trong nước cũng ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và cấp độ sản phẩm. Bên cạnh những hàng hóa được sản xuất trong nước, cùng với quá trình mở cửa thị trường trong những năm gần đây, rất dễ để nhận ra rằng ngày càng có nhiều loại hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, đã và đang tạo nên một thị trường nội địa hoạt động sôi động, đa dạng và nhiều màu sắc. Tro ng các trung tâm thương mại lớn như Diamond plaza, Parkson, Zen Plaza, các thương hiệu thời trang nổi tiếng trong và ngoài nước đã tập trung về đây. Trong đó có những thương hiệu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam như CK (Anh), Mo&Co (Pháp).... đã tạo nên các hiệu ứng không nhỏ đối với người tiêu dùng.

1.2.3. Các hệ thống tổ chức bán lẻ tại Việt Nam

Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, thị trường hàng hóa trở nên sôi động, các hệ thống bán lẻ cũng tự nó có những chuyển biến một cách rất tích cực để đáp ứng nhu cầu đó. Từ hệ thống bán lẻ truyền thống đến hệ thống hiện đại đều tăng đáng kể về cả số lượng và chất lượng.

1.2.3.1. Hệ thống chợ truyền thống

Ngày đăng: 12/09/2022