Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết WTO - 2

còn tạo ra không ít những tác động về mặt xã hội ở Việt Nam. Làm thế nào để vừa có thể thu hút FDI một cách có chọn lọc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa có thể hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn này chính là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế nước ta. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết WTO” làm đề tài khóa luận của mình.


2. Mục đích nghiên cứu

Với đề tài này, tác giả hy vọng sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực trạng phát triển ngành dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam. Khóa luận phân tích hoạt động thu hút FDI vào dịch vụ phân phối bán lẻ và những tác động của nó đến nền kinh tế - xã hội nước ta, đặc biệt là giai đoạn sau khi nước ta gia nhập WTO. Từ những phân tích trên cũng như định hướng thu hút FDI của chính phủ, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút FDI một cách hợp lý và có chọn lọc vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam trong bối cảnh thực hiện cam kết gia nhập WTO.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam.


Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung phân tích thực trạng thu hút FDI vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ và những tác động của nó đến nền kinh tế - xã hội nước ta, đặc biệt chú trọng vào giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay.


4. Phương pháp nghiên cứu‌

Nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu dựa trên một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp – phân tích, biểu đồ để làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận nhằm giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra.


5. Kết cấu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu, khóa luận được chia làm ba phần chính:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và sự cần thiết phải thu hút FDI để phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam

- Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ Việt Nam

- Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam


Tác giả xin đặc biệt gửi lời cám ơn tới Thạc sĩ Phạm Thị Mai Khanh là người đã trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho tôi. Xin chân thành cám ơn về sự giúp đỡ, chỉ dạy rất nhiệt tình của cô.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các giảng viên trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, những người đã trực tiếp truyền đạt kiến thức về Kinh tế và Kinh doanh quốc tế cho tác giả trong suốt bốn năm học tập tại trường.

CHƯƠNG 1‌‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT FDI ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ

PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM


1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành dịch vụ phân phối bán lẻ

1.1.1. Khái niệm dịch vụ phân phối bán lẻ

Trên thế giới hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về dịch vụ phân phối bán lẻ.

Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ tài liệu số MTN.GNS/W/120 (W/120) vòng đám phán Uruguay của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (CPC) thì dịch vụ bán lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính (dịch vụ đại lý ủy quyền, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ, nhượng quyền thương mại (franchising)): Theo đó, dịch vụ bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc các hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan. [33]

Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều định nghĩa về dịch vụ phân phối bán lẻ.

Trong sách “Quản trị Marketing”, Philip Kotler định nghĩa bán lẻ như sau:

Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh. [14, tr.603]

Từ hai định nghĩa trên có thể thấy mọi tổ chức làm công việc bán hàng này, cho dù là người sản xuất, người bán sỉ hay người bán lẻ, đều là làm công việc phân phối bán lẻ, bất kể là hàng hóa hay dịch vụ đó được bán như thế nào (trực tiếp, qua bưu điện, qua điện thoại hay máy tự động

bán hàng) hay được bán ở đâu (tại cửa hàng, ngoài phố hoặc tại nhà người tiêu dùng).

Tóm lại, tuy có nhiều cách định nghĩa, nhưng nói chung có thể hiểu dịch vụ phân phối bán lẻ là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình.

1.1.2. Đặc điểm

1.1.2.1. Dịch vụ phân phối bán lẻ có tính chất phân tán cao

Nhu cầu tiêu dùng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Cho dù là người dân ở nước giàu hay nước nghèo, có thu nhập thấp hay thu nhập cao thì nhu cầu tiêu dùng là điều không thể thiếu. Ở đâu có người dân thì ở đó xuất hiện các chợ, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, thậm chí chỉ là một vài sạp hàng nhỏ (chợ cóc) để mang hàng hóa tới người tiêu dùng. Dịch vụ bán lẻ phát triển và trải rộng theo mỗi địa điểm phân bố dân cư, phụ thuộc vào mật độ dân số cũng như thu nhập quốc dân.

Đặc biệt trong những năm đầu thế kỉ 20, sự bùng nổ công nghệ thông tin tạo điều kiện cho việc cung cấp hàng hóa dịch vụ bán lẻ đến người tiêu dùng nhanh chóng hơn, ưu việt hơn so với gặp gỡ trực tiếp. Hình thức bán hàng qua các trang web thương mại điện tử ngày càng phổ biến và thu hút được sự quan tâm của công chúng như http://alibaba.com hay http://amazon.com... Bước tiến này đã khiến cho quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ không còn bị giới hạn về không gian, đồng thời bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ mỗi ngày.

1.1.2.2. Dịch vụ bán lẻ luôn theo sát nhu cầu thực tế và thỏa mãn nhanh nhất nhu cầu đó

Nhà bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nên họ là người am hiểu nhất những mong muốn và những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó nhanh chóng phản ánh các thông tin này cho nhà sản xuất để giúp nhà sản xuất điều chỉnh quy trình sản xuất, chất lượng, mẫu mã

sản phầm cho phù hợp. Với vai trò cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng truyền tải những thông tin về chương trình ưu đãi, khuyến mại, thông điệp từ nhà sản xuất hay các thông tin mới nhất về sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng. Có thể nói, dịch vụ bán lẻ phản ánh chính xác nhu cầu thực tế thông qua quá trình theo sát người tiêu dùng từ lúc chuẩn bị mua hàng đến sau khi mua và thỏa mãn nhanh nhất những nhu cầu ấy.

1.1.2.3. Dịch vụ bán lẻ hướng tới người tiêu dùng cuối cùng

Dịch vụ bán lẻ là quá trình chuyển giao hàng hóa từ người bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân hay gia đình của họ chứ không vì mục đích mua về để bán lại, thu lợi nhuận. Người tiêu dùng có thể nhận hàng hóa trực tiếp từ nhà bán lẻ hoặc gián tiếp thông qua đường bưu điện, qua mạng internet, máy bán hàng… tùy theo sự tiện lợi của từng phương thức này với cá nhân họ. Sự phát triển của ngành bán lẻ phụ thuộc chủ yếu nhu cầu hàng hóa trên thị trường. Đó là lý do tại sao dịch vụ bán lẻ luôn hướng tới người tiêu dùng cuối cùng và thị trường bán lẻ luôn diễn ra sôi động với sự xuất hiện ngày càng nhiều chính sách lôi kéo khách hàng như: chương trình ưu đãi, khuyến mại, phiếu quà tặng, chính sách “giá thấp cho mọi nhà”, “tối đa lợi ích cho người tiêu dùng” hay “dịch vụ hấp dẫn, phục vụ tận nơi”…

1.1.3. Các mô hình tổ chức bán lẻ chính

Mạng lưới công ty:Các cửa hàng của mạng lưới là hai hay nhiều cửa hàng cùng thuộc một quyền sở hữu và kiểm soát, có chung một bộ phận thu mua và tiêu thụ tập trung, đồng thời bán những chủng loại hàng hóa tương tự nhau. Mạng lưới công ty xuất hiện trong tất cả các loại hình bán lẻ, nhưng phát triển mạnh nhất là ở cửa hàng bách hóa tổng hợp, các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng dược phẩm, cửa hàng giày dép và cửa hàng trang phục phụ nữ.

Mạng lưới tự nguyện và hợp tác xã bán lẻ:Mạng lưới tự nguyện gồm một nhóm những người bán lẻ độc lập được người bán sỉ bảo trợ thu

xếp để mua số lượng lớn hàng hóa và cùng bán. Hợp tác xã bán lẻ gồm những người bán lẻ độc lập đứng ra thành lập một tổ chức mua hàng tập trung và cùng hợp lực để thực hiện những biện pháp khuyến mại.

Hợp tác xã tiêu thụ:Hợp tác xã tiêu thụ là mô hình mà mọi công ty bán lẻ đều thuộc quyền sở hữu của chính những khách hàng của nó. Hợp tác xã tiêu thụ do dân cư của một cộng đồng lập ra khi họ cảm thấy rằng những người bán lẻ ở địa phương phục vụ không chu đáo, vì đòi giá cao hay bán những sản phẩm kém chất lượng. Họ chung tiền để mở một cửa hàng của chính mình rồi họ biểu quyết về những chính sách của cửa hàng đó và bầu ra một nhóm người để quản lý nó. Cửa hàng có thể hoặc là định giá thấp, hoặc là bán theo giá bình thường và các xã viên có quyền được chia lợi tức theo số lượng hàng mà họ đã mua.

Tổ chức đặc quyền:Tổ chức đặc quyền là một sự liên kết theo hợp đồng giữa người cấp đặc quyền (nhà sản xuất, người bán sỉ hay tổ chức dịch vụ) và người hưởng đặc quyền (những người kinh doanh độc lập mua quyền sở hữu hoặc khai thác một hay nhiều đơn vị trong hệ thống đặc quyền). Các tổ chức đặc quyền thường được xây dựng trên cơ sở một sản phẩm, dịch vụ đặc sắc nào đó hay trên cơ sở tên thương mại, bằng sáng chế, uy tín mà người đặc quyền đã tạo ra. Việc cấp đặc quyền được áp dụng phổ biến đối với thức ăn nhanh, cửa hàng video, trung tâm phục hồi sức khỏe, hiệu cắt tóc, cửa hiệu cho thuê ô tô, motel, công ty du lịch, bất động sản và hàng chục các sản phẩm cùng lĩnh vực dịch vụ khác.

Tập đoàn bán lẻ:Các tập đoàn bán lẻ là những công ty dạng tự do, kết hợp với một số hướng và hình thức bán lẻ khác nhau dưới quyền sở hữu tập trung với sự nhất thể hóa tới một mức độ nào đó chức năng phân phối và quản lý của mình. Tập đoàn bán lẻ gồm các công ty có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và liên kết với nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của thị trường bán lẻ hàng hóa.

1.1.4. Vị trí và vai trò của dịch vụ bán lẻ

1.1.4.1. Vị trí của bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối

1.1.4.1.1. Vị trí của phân phối bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối

Theo phân ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ phân phối được chia thành 5 tiểu ngành và phân phối bán lẻ là một trong 5 tiểu ngành đó (5 tiểu ngành này gồm: Dịch vụ đại lý hoa hồng, Dịch vụ bán buôn, Dịch vụ bán lẻ, Cấp phép, Các dịch vụ khác).

Tuy nhiên, cũng theo tài liệu mã số MTN.GNS/W/120 được hầu hết các thành viên WTO sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình cam kết, thì bán lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối (xem Bảng 1). [33]


Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối



Dịch vụ phân phối









Dịch vụ đại lý ủy quyền


Dịch vụ bán buôn


Dịch vụ bán lẻ


Nhượng quyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết WTO - 2


Nguồn: Bảng phân ngành dịch vụ của WTO


1.1.4.1.2. Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối

Hàng hóa được sản xuất ra sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối. Dù sử dụng kênh phân phối nào đi chăng nữa (cấp không, cấp một, cấp hai hay cấp ba) thì bán lẻ cũng luôn nằm ở vị trí cuối cùng của kênh phân phối đó. Nói cách khác, người bán lẻ chính là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng. Điều này được thể hiện rõ hơn qua Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối


Kênh cấp không

Kênh cấp một

Kênh cấp hai

Kênh cấp ba


Nhà SX (NK)


Người tiêu dùng


Nhà SX (NK)


Nhà bán lẻ


Người tiêu dùng


Nhà SX (NK)


Nhà bán sỉ


Nhà bán lẻ


Người tiêu dùng


Nhà SX (NK)


Nhà bán sỉ


Người bán sỉ


Nhà bán lẻ


Người tiêu dùng

Nguồn: Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, HN, trang 596

Nguồn: Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, HN, trang 596


Như vậy, người bán lẻ sẽ trực tiếp nhận hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, hoặc nhà bán sỉ rồi chuyển tới người tiêu dùng. Nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng trong chuỗi giá trị của hàng hóa. Vai trò của nhà bán lẻ là cực kỳ quan trọng bởi vì chính ngay tại điểm bán lẻ, người tiêu dùng có cơ hội chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng. Người bán lẻ là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời người bán lẻ cũng chính là người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

1.1.4.2. Vai trò của ngành bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân

Nếu như sản xuất là gốc rễ, cung cấp hàng hóa vật phẩm cho nền kinh tế thì hệ thống phân phối chính là huyết mạch của nền kinh tế ấy. Phân phối bán lẻ đứng vị trí cuối cùng trong hệ thống nên nó đóng vai trò rất quan

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí