Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Thu Hút Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Hải Dương

tư, lắng nghe những phản ánh của các nhà đầu tư về những thủ tục, chính sách của địa phương để kịp thời cải cách khi cần thiết.

Thứ sáu, xây dựng chiến lược đào tạo lao động phù hợp với ngành nghề mà địa phương tập trung thu hút đầu tư. Một khi chiến lược không còn phù hợp với tình hình phát triển thì cần xây dựng một chiến lược mới phù hợp hơn

Thứ bảy, có tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại nói chung và FDI nói riêng tinh thông về nghiệp vụ, trong sạch về phẩm chất, đạo đức. Vì đây chính là cầu nối giữa nhà đầu tư nước ngoài với địa phương, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công hay thất bại.

Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây, cách cảng Hải Phòng 40 km về phía Đông, phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, phía Tây giáp Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. Diện tích tự nhiên của Hải Dương là 1.651 km2 (đứng thứ 51/63 tỉnh thành cả nước), địa hình nghiêng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng nghiêng của đồng bằng Bắc Bộ. Với đặc điểm này, Hải Dương được chia làm hai kiểu địa hình, là đồng bằng tích tụ và đồi núi thấp. Vùng đồi núi thấp chiếm khoảng 11%, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, thích hợp với tròng cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm khoảng 89% diện tích đất tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm. Nhìn chung quỹ đất của Hải Dương không chỉ thích hợp cho các vùng sản xuất nông nghiệp, tạo ra các vùng chuyên canh có tỷ suất hàng hóa cao mà còn rất thích hợp cho việc xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp vì kết cấu đất có độ chịu nén tốt.

- Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: ở Hải Dương khá phong phú trong hệ thống sông ngòi lớn nhỏ, đầm và kênh mương, phân bố khắp trên địa bàn có thể phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt tương đối tốt.

- Tài nguyên khoáng sản

Hải Dương có tiềm năng về các mỏ khoáng sản phi kim loại, với một số loại khoáng sản chủ yếu ở vùng đông bắc của tỉnh được đánh giá cao bao gồm: đá vôi xi măng, đá vôi xây dựng, đá phiến sét phụ gia xi măng, sét làm gạch ngói, nguyên liệu gốm xứ. Trong 4 loại quan trọng nhất làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xấy dựng, nguyên liệu gốm xứ, bô – xít, than bùn và than đá.

- Điều kiện khí hậu, thời tiết

Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hằng năm 230C, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, lượng mưa trung bình hằng năm 1500 – 1700 mm.

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

- Kinh tế

Trong 5 năm qua (2015-2020), UBND tỉnh Hải Dương tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 8,8%/năm, cao hơn mức bình quân chung toàn quốc. Quy mô kinh tế gấp 1,6 lần so với năm 2015, đứng thứ 11 trong cả nước. Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 69,8 triệu đồng, tương đương khoảng 3.020 USD.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Thu ngân sách nhà nước tăng nhanh, từ năm 2017, Hải Dương là một trong 16 tỉnh, thành phố được giao tự cân đối về ngân sách và có điều tiết một phần về ngân sách Trung ương với tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 83.375 tỷ đồng; thu nội địa đạt 63.826 tỷ đồng, bình quân tăng 11,7%/năm.

- Tình hình xã hội

+ Giáo dục và đào tạo

Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững; Số lượng học sinh giỏi quốc gia có tiến bộ vượt bậc. Làm tốt công tác chuẩn bị cho việc thực hiện Chương trình giáo dục dục phổ thông mới.

Thực hiện Đề án “Tổ chức, sắp xếp các trường mầm non, phổ thông công lập tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2019 - 2021”, đến nay, đã thực hiện sáp nhập 72 trường mầm non, tiểu học, THCS để thành lập mới 36 trường, giảm 36 được trường so với năm học trước. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục tăng.

Tiếp tục triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020”; các trường đào tạo nghề, trung tâm hướng nghiệp dậy nghề tiếp tục thông tin, phối hợp với các tổ chức sử dụng lao động, gắn đào tạo, hướng nghiệp dậy nghề với nhu cầu sử dụng lao động.

+ Y tế và kế hoạch hóa gia đình

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Đề án cải tiến chất lượng bệnh viện thuộc Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh khu vực Đông bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Tăng cường công tác quản lý khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, chủ động triển khai các biện pháp tăng cường công tác phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị các bệnh dịch, không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Trong năm 2019, toàn tỉnh ghi nhận một số bệnh dịch có nhiều ca mắc.

Tiếp tục thực hiện tốt Đề án xây dựng Tiêu chí quốc gia về Y tế xã. Đến nay, toàn tỉnh có 243/264 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về Y tế, đạt 92% (năm trước đạt 86,8%).

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm. Hoàn thành tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Công tác truyền thông dân số được đẩy mạnh, thực hiện nhiều biện pháp khống chế mất cân bằng giới tính khi sinh.

+ Thông tin và truyền thông; văn hoá - thể dục thể thao

Định hướng thông tin đối với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và Đài Phát thanh các huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Hoạt động thông tin tuyên tuyền trên các phương tiện thông tin đại chúng kịp thời, đa dạng và đúng trọng tâm, trọng điểm; tập trung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân.

Công tác bảo tồn văn hóa, tôn tạo, trùng tu, nâng cấp các khu, điểm di tích được tích cực thực hiện; tiếp tục đầu tư tôn tạo di tích chùa Côn Sơn; triển khai khảo sát và lập danh mục đề nghị tu bổ cấp thiết, chống xuống cấp 17 di tích, 26 di tích đề nghị xếp hạng cấp tỉnh, 02 di tích đề nghị xếp hạng quốc gia. Hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép thăm dò, thám sát, khai quật khảo cổ di tích chùa Ngũ Đài, thành phố Chí Linh. Xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Đền - Đình Sượt, thành phố Hải Dương. Lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.

Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn và các sự kiện trọng đại của tỉnh.

+ Lao động, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội

Trong năm 2019 ước giải quyết việc làm mới cho 35.700 lao động, đạt 100,6% kế hoạch, xuất khẩu lao động được 4.320 người, đạt 100,4% kế hoạch năm 2019. Thị trường lao động tiếp tục được củng cố và phát triển, đã thu hút sự góp mặt của 1.217 đơn vị với số lao động được tuyển dụng là 3.939 người. Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 39.432 triệu đồng, với 955 dự án và tạo việc làm cho 970 lao động được vay vốn.

Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, đã có 501 kiến nghị yêu cầu doanh nghiệp khắc phục những tồn tại về pháp luật lao động sau kiểm tra.

Tập trung triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng; triển khai các chính sách giảm nghèo, bảo trợ xã hội, trẻ em, bình đẳng giới và phòng chống tệ nạn xã hội. Tỷ lệ hộ

nghèo toàn tỉnh còn 1,9% (giảm 0,63% so với 2018; KH giảm 1%); Hộ cận nghèo còn 2,77% (giảm 0,43% so với 2018; KH giảm 0,5%).

Tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2019 đạt 87,6% (Kế hoạch 89%).

2.2. KHÁI QUÁT PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG

Trước khi tái lập, Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp. Nền kinh tế của tỉnh trong tình trạng kém phát triển, kết cấu hạ tầng yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, vốn đầu tư thiếu, chuyển dịch cơ cấu chậm chạp, thu nhập bình quân đầu người thấp.

Nhằm phát triển công nghiệp, Hải Dương đã sớm có những chủ trương, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp gắn với các vùng nguyên liệu và quy hoạch phát triển đồng bộ các KCN tập trung quản lý theo Nghị định 36/CP của Chính phủ. Năm 2001, UBND tỉnh phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2010” và phê duyệt Đề án “Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tỉnh giai đoạn 2001-2005” đồng thời thành lập và giao cho Ban quản lý các KCN tỉnh làm đầu mối để triển khai thực hiện đề án. Đây chính là bước đầu trong quá trình hình thành, phát triển các khu công nghiệp của tỉnh.

Qua 18 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Hải Dương đã có 14 KCN đã được thành lập (bao gồm cả KCN mở rộng), với tổng diện tích KCN theo quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt là 2.567,33ha.

Trong 14 KCN đã được thành lập có 11 KCN đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đang hoạt động với tổng diện tích quy hoạch là 1.732ha, tổng diện tích đất được bàn giao là 1.470,23ha; tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 1.018,23ha, tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là trên 840ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN đạt khoảng 82% trên diện tích đất công nghiệp được bàn giao; suất đầu tư đạt trên 06 triệu USD/01 ha đất công nghiệp; thu hút 12 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng với tổng vốn đầu tư đăng ký 9.120 tỷ đồng. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương


STT

Khu công nghiệp

Diện tích (ha)

1

KCN Nam Sách

62,42

2

KCN Đại An (bao gồm cả phần mở rộng)

607,22

3

KCN Phúc Điền (bao gồm cả phần mở rộng)

297,45

4

KCN Tân Trường (bao gồm cả phần mở rộng)

310,66

5

KCN Việt Hòa Kenmark

46,4

6

KCN Lai Vu

212,89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương - 5

KCN Cộng Hòa

357,03

8

KCN Lai Cách

132,4

9

KCN Cẩm Điền – Lương Điền

183,96

10

KCN Kim Thành

164,98

11

Phân khu phía Tây KCN Phú Thái

21,7

7

(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương)

2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG

2.3.1 Vị trí địa lý thuận lợi

Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, giáp với 6 tỉnh, thành là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thái Bình. Tỉnh có nhiều tuyến giao thông quốc gia đi qua như tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng, Quốc lộ 5, 18, 37, 38; nhiều tuyến đường cao tốc đã và đang chuẩn bị khởi công xây dựng chạy qua địa bàn tỉnh như: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Hạ Long tạo ra những ưu thế lớn về giao thông cho Hải Dương. Tỉnh còn có diện tích tự nhiên hơn 1.600 km2 với dân số trên 1,7 triệu người là địa phương đứng thứ 3 trong khu vực vùng đồng bằng sông Hồng về diện tích và thứ 4 về dân số.

Với vị trí nằm giữa tam giác động lực phát triển kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh đã tạo cho Hải Dương có tiềm năng, lợi thế nổi bật để thu hút phát triển nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp bổ trợ ngành cơ khí đóng tàu, công nghiệp sản xuất kim loại, công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, dịch vụ vận chuyển, cảng nội địa, khu hậu cần (logistic), xuất nhập khẩu hàng hoá và công nghiệp dịch vụ.

Chính những thuận lợi về địa lý này đã giúp cho tỉnh có được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Khi đầu tư vào tỉnh, nhà đầu tư sẽ giảm được các chi phí vận chuyển, dễ dàng giao thương với các tỉnh khác, thuận lợi trong sản xuất, kimh doanh.

2.3.2 Cơ sở hạ tầng đồng bộ

- Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh khá hoàn chỉnh bao gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu kinh tế giữa các vùng.

+ Về đường bộ có các tuyến đường quốc lộ 5A, 183, 18 , cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chạy qua. Hệ thống đường giao thông trong các huyện, thành phố cũng thường xuyên được nâng cấp, cải tạo đảm bảo cho việc đi lại được thuận tiện.

+ Hải Dương có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua với 7 ga dừng lại tại tỉnh giúp vận chuyển hàng hóa, hành khách từ tỉnh đi các vùng lân cận.

+ Đường thủy: có 400 km đường sông cho tàu, thuyền 500 tấn qua lại thuận tiện. Cảng Cống Câu với công suất 300.000 tấn/năm cùng hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hóa bằng đường thủy một cách dễ dàng.

+ Sân bay quốc tế khu vực phía Bắc dự kiến đăth tại huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương với năng lực vận chuyển 30 triệu lượt khách/ năm cũng đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.

- Hệ thống điện

Phục vụ tải công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tiêu thụ điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các khuc công nghiệp.

Nhà máy nhiệt điện Phả Lại với công suất 1040 Mw có hệ thống điện lưới khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định đóng góp nguồn điện đáng kể vào lưới điện quốc gia.

- Hệ thống tín dụng ngân hàng: Bao gồm các Chi nhánh Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng Ngoại thuông, Ngân hàng Chính sách xã hội, có quan hệ thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận lợi. Ngân hàng Cổ phần nông nghiệp và 79 Quỹ tín dụng nhân dân đáp ứng việc khai thác và cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong tỉnh.

- Hệ thống cấp thoát nước:

Các khu đô thị, khu công nghiệp đã có đủ nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống cấp thoát nước thường xuyên được quan tâm đầu tư, nâng cấp để vẫn đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó hàng loạt các công trình cấp nước tập trung phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt ở quy mô xã, thôn được triển khai thực hiện.

- Hệ thống thương mại khách sạn: Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhà nước, 12 Hợp tác xã Thương mại, 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 20.298 cửa hàng kinh doanh thương mại. Có 1 Trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương, là đầu nối giao dịch và xúc tiến thương mại, thông tin, tiếp thị dự báo thị trường tư vấn môi giới đàm phán ký kết hợp đồng. Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tư nhân và các tổ chức khác, có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

- Cơ sở giáo dục: Hệ thống trường đào tạo: Toàn tỉnh có 13 trung tâm giáo dục thường xuyên (12 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh); 8 Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề cấp huyện (7 công lập và 1 tư thục); 265 trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn; Khối trường chuyên nghiệp hiện có 12 trường, trong đó 4 trường trung cấp chuyên

nghiệp, 4 trường cao đẳng và 4 trường đại học với quy mô khoảng 40.000 học sinh, sinh viên. Các trường, trung tâm này với nhiệm vụ đào tạo nhân lực đa ngành nghề như: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tài chính kế toán, văn hóa, xã hội, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, dịch vụ.... Trong những năm gần đây, giáo dục dạy nghề, cao đẳng, đại học của tỉnh tăng cả về chất lượng, số lượng học sinh, sinh viên lẫn giáo viên. Điều này cho thấy nhu cầu cần học và đào tạo của người dân ngày càng cao, để đáp ứng kịp sự phát triển chung của tỉnh, đáp ứng yêu cầu về trình độ sản xuất, quản lý của các nhà đầu tư.

Cơ sở hạ tầng đồng bộ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài không phải tốn công đầu tư cơ sở hạ tầng khi mới bắt đầu đầu tư, từ đó làm giảm đáng kể chi phí nhà đầu tư phải bỏ ra. Hơn nữa cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ giúp cho việc tiến hành các dự án FDI diễn ra một cách nhanh gọn, thuận lợi.

2.3.3 Nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng

Hải Dương là một tỉnh có lợi thế về nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ nguồn nhân lực. Theo thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hải Dương tới năm 2020 đạt 40% lực lượng lao động, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo của Hải Dương


Tiêu chí

2017

2018

2019

2020

I. TỔNG SỐ (người)

888.666

942.186

961.315

971.600

II. CƠ CẤU (%)

100

100

100

100

1. Chưa qua đào tạo

77,50

71,00

62,00

60,00

2. Sơ cấp nghề

1,70

2,50

4,47

5,00

3. Công nhân kỹ thuật không bằng

15,00

17,50

18,68

19,00

4. Trung cấp nghề

2,00

2,70

4,81

5,00

5. Cao đẳng nghề

0,30

0,40

0,84

0,86

6. Trung cấp chuyên nghiệp

1,80

2,80

3,15

3,16

7. Cao đẳng

0,95

1,40

2,05

2,10

8. Đại học

1,05

2,00

3,87

4,00

9. Trên đại học

0,02

0,06

0,12

0,15

(Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương)

Tổng số lao động của Hải Dương có xu hướng tăng lên khá nhanh theo các năm trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay. Theo đó, năm 2017 toàn tỉnh có 888.666 lao động, năm 2018 tăng lên 942.186 lao động (tăng 6,02% so với năm 2017); đến năm 2019 và năm 2020 tỷ lệ tăng trọng lực lượng lao động lần lượt đạt 2,03% và 1,1%. Trình độ lao động được đánh giá cao và ngày càng tăng về trình độ:

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí