thông qua việc ưu tiên phát triển đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, hệ thống điện, nước, hệ thống thông tin, liên lạc trước khi tiếp nhận đầu tư.
- Chất lượng nguồn nhân lực.
Khi thực hiện các dự án FDI nhu cầu đối với nhân lực ở nước sở tại là tất yếu. Để tối đa hóa lợi nhuận vốn, các nhà đầu tư nước ngoài thường nhằm vào lợi thế của nước đầu tư với đầu vào của yếu tố rẻ hơn (so với nước đi đầu tư hoặc nước sở tại khác). Chi phí lao động thường được coi là yếu tố quan trọng, đặc biệt là trong lao động sản xuất. Thật vậy, Trung Quốc cung cấp lao động rồi rào và chi phí thấp trong so sánh với quốc gia Châu Á nên dòng chảy FDI vào Trung Quốc rất đáng kể. Do đó, nguồn nhân lực giá rẻ cũng chính là yếu tố quan trọng thể hiện lợi thế cạnh tranh của địa phương đến việc thu hút đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài.
Chất lượng lao động là yếu tố quyết định cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố lao động đông và giá nhân công rẻ có thể vẫn còn là lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, song để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nhất thiết phải có đội ngũ lao động chất lượng với trình độ tay nghề cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp và có thể lực tốt.
2.4. Phân tích thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong gia đoạn 2018 - 2021
2.4.1. Thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo các nội dung.
a. Về tổ chức thực thi và ban hành văn bản.
UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành các quyết định quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển cụm khu Công nghiệp - Thương mại… nhằm phát triển KCN.
Theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quan điểm phát triển ngành công nghiệp như sau: Tập trung phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn đường như: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu; các ngành và sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao: công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm…Giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Dự kiến xây dựng mới và mở rộng 15 khu công nghiệp; phát triển các cụm công nghiệp ở
ngoại thành, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp đã hình thành.
Quyết định số: 2261/QĐ-UBND ngày 25 tháng 05 năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp Thành phố hà nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Nghị định số: 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ ban hành về Phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Công văn số 8985/UBND-CT ngày 14 tháng 12 năm 2015 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy dự án FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Kế hoạch Số: 222/KH-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2019 của UBNd Thành phố Hà Nội ban hành về việc triển khai thực hiện đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào việt nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương trình hành động số: 14/CTr-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2021 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển Kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Đối với Công nghiệp tổ chức rà soát, đánh giá và triển khai hiệu quả: Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021- 2025; Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021-2025; Đề án nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hóa chất công nghiệp giai đoạn 2021-2025,…
Kế hoạch số: 49/KH-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2021 của UBND Thành phố Hà Nội về chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội năm 2021.
Kế hoạch số: 68/KH-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2021 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành về việc quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2021.
b. Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư
- Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển khu công nghiệp.
Theo Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 – Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016 thì đất xây dựng các khu công nghiệp đến 2030 là 41.100 hécta
Hình thành các khu vực trọng điểm phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ đóng góp trong chuỗi liên kết sản xuất và các ngành công
nghiệp ưu tiên mang tính đột phá dọc các hành lang kinh tế với cảng biển, sân bay và cửa khẩu. Thành phố Hà Nội đã tiến hành quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp. Tập trung tại các Vị trí thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp của Thành phố Hà Nội được phát triển chủ yếu tại các quận/huyện Long Biên, Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh,…Đến nay, Thành phố Hà Nội có 15 KCN tập trung được thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.467 hécta.
Nhìn chung quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các KCN Thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng phát triển các KCN của Thành phố, góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố những năm qua và trong thời gian tới. Việc sớm đưa các KCN trên đi vào khai thác sử dụng, tạo quỹ đất để thu hút các dữ án có quy mô lớn, giá trị sản xuất công nghiệp cao để đây mạnh tốc độ tăng trong kinh tế- xã hội địa phương là nhiệm vụ cấp bách.
- Thực trạng ban hành dự án kêu gọi đầu tư
Theo Quyết định số 1107/QĐ–TTg ngày 21 tháng 08 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Theo Quyết định số 1081/QĐ–TTg ngày 06 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Hình 2.1. Vị trí dự án 3 KCN kêu gọi đầu tư (7, 16 & 18)
(Nguồn: Trung tâm cúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố Hà Nội)
Theo hai Quyết định số 1107/QĐ–TTg và Quyết định số 1081/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành thì thành phố Hà Nội đang kêu gọi đầu tư vào 3 KCN tại vị trí số 7, số 16 và số 18 như trên hình vẽ 2.1
Bảng 2.2 Danh mục dự án Khu công nghiệp kêu gọi đầu tư
Dự án | Địa điểm | Diện tích | |
7 | KCN Sóc Sơn | Đông Anh | 55 |
16 | KCN Kim Thoa | Mê Linh | 45,5 |
18 | KCN Bắc Thường tín | Thường tín | 112 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Lý Cơ Bản Thu Hút Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố.
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố
- Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Thu Hút Vốn Đầu Tư Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Kết Quả Thu Hút Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Định Hướng Và Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Gia Đoạn 2021 – 2025 Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội - 9
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
(Nguồn: Trung tâm cúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố Hà Nội)
c. Tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI và hỗ trợ doanh nghiệp
Trong khi không xem nhẹ vai trò của công tác tiếp thị xúc tiến vận động đầu tư của KCN thì thực tế cho thấy, dù công tác xúc tiến đầu tư có tốt đến đâu cũng khó mang lại hiệu quả, nếu như môi trường đầu từ và môi trường kinh doanh kém hấp dẫn. Vai trò của các nhà đầu tư đã có dự án vào KCN, nhất là các nhà đầu tư lớn, có uy tín là rất quan trọng. Việc chăm sóc tốt các nhà đầu tư chính là mở ra cơ hội để đón nhận các nhà đầu tư tiềm năng mới. Vì thông thường, các nhà đầu tư mới có tâm lý sẽ tìm đến các KCN nơi đã có sẵn các nhà đầu tư đến trước, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn có uy tín, lấy đó làm cơ sở cho lòng tin về sự lựa chọn của mình.
d. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng
Được chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, thông tin; quy hoạch các khu công nghiệp tập trung và khu công nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư xây dựng hạ tầng về nhà ở, hệ thống ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn, văn phòng cho thuê... nhằm tạo ra hệ thống dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho thu hút đầu tư nước ngoài. Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, các Bộ, các Ngành để đầu tư cơ sở hạ tầng của thành phố. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư như BOT, BT
Phát triển Bưu chính viễn thông mở rộng và nâng cấp các điểm phục vụ sẵn có và phát triển thêm nhiều điểm phục vụ mới trên địa bàn, đặc biệt tại các KCN, khu đô thị mởn. Nâng cao chất lượng dịch vụ Bưu chính, đặc biệt là các dịch vụ có tính chất về thời gian phát chuyển nhanh. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống, áp dụng công nghệ mới, công nghệ lại ghép Bưu chính - Viễn thông - công nghệ thống tin nhằm phát triển thêm nhiều các loại hình dịch vụ lái ghép, dịch vụ Bưu chính điện tử tiện lợi, hiệu quả phục vụ tối đa nhu cầu của xã hội. Thành phố Hà Nội cho phép tất cả các
nhà cung cấp viễn thông có năng lực đầu tư cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, hiện nay, tại các khu công nghiệp luôn có hai nhà mạng cung cấp dịch vụ song song cho doanh nghiệp.
2.4.2. Thực trạng chính sách thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
a. Về văn bản pháp luật và thủ tục hành chính
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, trở thành khuôn khổ luật pháp cơ bản đầu tiên cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 đã tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là khu vực có FDI tăng lên nhanh chóng. Đến nay khu vực này đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có vai trò đáng kể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và góp phần giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với đó, với sự quyết tâm cao độ của Chính phủ kiến tạo để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư như Luật Đầu tư sửa đổi và bổ sung có hiệu lực từ ngày 1/1/2015… cũng sẽ có những tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Ngoài ra, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và mới đây dưới sự phức tạp của đại dịch Covid 19 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch covid-19 năm 2021. Với quyết tâm cao từ Chính phủ, sự nỗ lực vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, nhiều thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh, giấy phép con quy định tại các thông tư đã được bãi bỏ… tạo niềm tin cho khu vực doanh nghiệp.
Vào tháng 06/2020, Việt Nam thông qua Luật Đầu Tư mới với những thay đổi mang tính đột phá nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Theo Luật Đầu tư mới, các dự án FDI phải phù hợp với các quy hoạch tổng thể ngành. Các quy hoạch tổng thể bao gồm các chính sách phát triển kinh tế với mục tiêu từ năm đến mười năm cho một ngành công nghiệp. Tuy nhiên, việc yêu cầu các dự án phù hợp với các quy hoạch tổng thể có thể là vấn đề với các nhà đầu tư nước ngoài bởi các tiêu chí đánh giá việc tuân thủ quy hoạch chưa thực sự rõ ràng, và các kế hoạch tổng thể có thể chồng chéo lẫn nhau khi chúng được ban hành bởi các bộ ban ngành cấp quốc gia và kế hoạch cấp tỉnh, thành phố.
Công tác theo dõi, kiểm tra hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cũng đang dần được nâng cao. Cụ thể, thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 30/6/2016 hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Quyết định số 1448/QĐ-UBND ban hành ngày 10/04/2020 Về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. Quyết định này sau khi đưa ra nhằn đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian cho các nhà đầu tư vào các KCN.
b. Chính sách về tài chính
- Về ưu đãi thuế
Ưu đãi thuế là một bộ phận của chính sách FDI luôn đặt trong mối quan hệ với định hướng và tổng thể chính sách FDI. Do vậy, trong chính sách ưu đãi tài chính thường tập trung vào chính sách thuế như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:
+ Đối với ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Để phục vụ các chiến lược và định hướng chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống chính sách về thuế tiếp tục được cải cách: Cụ thể, mức thuế suất phổ thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2016 là 20% từ ngày 01/01/2016. Mới đây, Thuế thu nhập doanh nghiệp 2020 sửa đổi đã đưa ra mức thuế suất ưu đãi cao nhất là 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới trong một số lĩnh vực đặc thù, khuyến khích phát triển như công nghệ thông tin, phần mềm, năng lượng tái tạo, lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định việc miễn thuế (Điều 16) & xét miễn thuế (Điều 17) đối với các dự án đầu tư thuộc (1) Lĩnh vực ưu đãi: Công nghệ cao, R & D; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. (2) Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn: có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp nêu ở trên, có
doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019.
+ Ưu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Từ năm 1991, chính sách thuế nhập khẩu đã cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp FDI, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài. Giai đoạn 1995- 2000, Chính phủ tiếp tục cải cách thuế xuất, nhập khẩu theo hướng khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất (hầu hết thuế nhập khẩu là 0%) hơn là hàng tiêu dùng; ưu tiên khuyến khích xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến (thuế suất 0%) hơn là đối với hàng hoá ở dạng nguyên liệu thô...
Nhằm đáp ứng các yêu cầu cam kết hội nhập, đồng thời hoàn thiện các chính sách ưu đãi xuất khẩu và thu hút FDI, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, chính sách ưu đãi được áp dụng theo Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016. Theo đó, Luật đã bổ sung DN công nghệ cao, DN khoa học - công nghệ, tổ chức khoa học - công nghệ được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; bổ sung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.
- Về ưu đãi đất đai
Trước ngày 30/6/2014, các ưu đãi về đất đai được chia theo 2 hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất, áp dụng giảm số tiền phải nộp ở các mức 20%, 30%, 50% hoặc miễn giảm về thời hạn 7 năm, 11 năm, 15 năm. Từ đầu tháng 7/2014 đến nay, các ưu đãi về đất đai thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định quy định chi tiết về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó, Nhà nước đã thống nhất áp dụng hình thức cho thuê đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh, có tính thời hạn và theo từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đất đai tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn các dự án đầu tư thông thường...
Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, hỗ trợ về đất đai đối với DN như: Điều chỉnh giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất chung từ 1,5% (quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP) xuống còn 1% (quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) và UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ trong khung từ 0,5-3% theo từng khu vực, tuyến đường
tương ứng với từng mục đích sử dụng đất để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phương; Áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất trong việc xác định giá đất để tính thu tiền thuê đất; giảm 30% tiền thuê đất theo Quyết định 27/2021/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
c. Chính sách về cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua, Chính phủ đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và đã từng bước đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển. Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng. Ngoài nguồn lực của Nhà nước, đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị mới ngày càng gia tăng. Các hình thức đầu tư, xây dựng, vận hành, kinh doanh được đa dạng hoá, mở rộng. Tóm tắt một số biện pháp được Chính phủ thực hiện như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Phát triển hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, đảm bảo giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu cho lao động các khu công nghiệp; xây dựng hạ tầng thương mại, các siêu thị và trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm tại các trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, các đô thị lớn.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đặt ra các nhiệm vụ cụ thể đối với việc phát triển hạ tầng thông tin; giáo dục, đào tạo; khoa học và công nghệ; hạ tầng y tế, văn hóa, thể thao, du lịch; thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu...; thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thoả đáng của nhà đầu tư để đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo mục tiêu của
d. Chính sách về nguồn nhân lực.
Số liệu năm 2020 lấy từ website của Ngân hàng thế giới. Việt Nam có tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động chính thức còn thấp, đạt khoảng 30%. Khoảng 45% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như chưa qua đào tạo. Các lĩnh vực khác được đào tạo thì trình độ chưa cao, khả năng ngoại ngữ và làm việc nhóm còn hạn chế. Nhìn chung, mới chỉ có một số ít lao động Việt Nam đủ khả năng làm chủ các công nghệ mới.