Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Xây Dựng Công Nghiệp Hà Nội

sau đó giảm giá để lôi kéo khách hàng, chiến lược này thường đi kèm với khuyến mãi mạnh.

Chiến lược giá thâm nhập: Mục tiêu của công ty là nhanh chóng chiếm được thị trường tối đa. Tư tưởng cơ bản của chiến lược này là công ty đưa ra mức giá thấp để ngay từ đầu có thị phần lớn.

Chiến lược điều chỉnh giá: công ty thay đổi giá cho phù hợp với điều kiện thay đổi về cầu thị trường để giành được lợi thế cạnh tranh.

Định giá theo chủng loại và tập hợp hàng hoá .


- Triết giá và bớt giá. Đây là chính sách mà công ty sử dụng công cụ giá để khuyến khích người mua tăng việc tiêu dùng các sản phẩm của công ty với mục tiêu gia tăng tiêu thụ...

Việc áp dụng chính sách định giá ở từng thị trường cần phải xem xét đến cả các nhân tố khác tác động và tính chất của từng thị trường. Tóm lại để khai thác thị trường một cách tốt nhất công ty nên đưa ra các mức giá khác nhau với các nhóm khách hàng khác nhau về thu nhập, địa lý, thời điểm tiêu dùng. Bên cạnh đó giá cũng được kết hợp với các chính sách quảng cáo xúc tiến bán hàng hay những khuyến khích vật chất với khách hàng. Điều đó làm cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các đại lý hay các thành viên trong kênh của công ty được thắt chặt.

3.2.3 Chính sách phân phối


Những quyết định về kênh phân phối thuộc một trong những quyết định phức tạp và thách thức nhất mà công ty phải thông qua để trả lời câu hỏi là làm thế nào để khai thác hết tiềm năng của thị trường, doanh nghiệp có thể đưa hàng hoá của mình đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng.Vai trò của phân phối là vai trò trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Vai trò của kênh phân phối được đánh giá là ngày càng quan trọng vì quyết định về phân phối là quyết định dài hạn. Một hệ thống kênh tạo ra một mức tiêu thụ với mức chi phí khác nhau. Chính vì vậy nó đòi hỏi một sự cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Để thực hiện tốt công tác duy trì và mở rộng thị trường, ban lãnh đạo của công ty phải xác định: lựa chọn kênh theo quan điểm có tính đến môi trường kinh doanh với nhiều khả năng nhất cho tương lai cũng như trong hiện tại. Vì vậy công việc quản lý kênh là rất quan trọng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp .

Ngày nay không có một công ty nào không phẩi đương đầu với cạnh tranh. Các nhà kinh doanh hiện nay đang hướng sang cạnh tranh bằng mạng lưới phân phối. Công ty nào có mạng lưới phân phối tốt hơn sẽ là công ty chiến thắng. Vì vậy công ty phải thiết lập cho mình một lỗ hổng kênh có hiệu quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn mà các đối thủ cạnh tranh không dễ gì bắt chước được. Thông qua đó có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng chỗ, giảm thiểu chi phí, tăng mức độ thoả mãn của khách hàng và thu thập được thông tin phản hồi.

Hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2007-2015 - 5

3.2.4 Chính sách giao tiếp khuyếch trương


Marketing hiện đại đòi hỏi nhiều thứ chứ không chỉ riêng việc tạo ra một sản phẩm tốt, định giá thấp và đảm bảo cho người tiêu dùng có khả năng tiếp cận được hàng hoá. Doanh nghiệp cần phải có thông tin đầy đủ cho khách hàng, thuyết phục khách hàng mua hàng và thúc đẩy họ mua hàng. Cho nên trong kinh doanh hiện đại, giao tiếp khuyếch trương ngày càng quan trọng, nó được biểu hiện ở chỗ các doanh nghiệp chi ngày càng nhiều cho các công cụ của yếu tố này.

- Quảng cáo là bất cứ hình thức nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hoá, dịch vụ hay ý đồ hành động mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo. Có nghĩa là công ty thông qua quảng cáo để tuyên truyền thông tin về sản phẩm đến với công chúng nhằm thay đổi trạng thái tâm lý của công chúng

- Kích thích tiêu thụ: Là những biện pháp tác động tức thời nhằm kích thích các thị trường người tiêu dùng, khu vực thương mại và bản thân các nhân viên

bán hàng của công ty. Các biện pháp thông dụng để kích thích tiêu thụ là: giảm giá và các khuyến khích vật chất đối với khách hàng.

- Tuyên truyền: giúp cho công ty duy trì được hình ảnh tốt đẹp của công ty với công chúng, tránh việc đưa những thông tin sai lệch. Mục đích là đưa những thông tin có tính chất nhận thức sự kiện vào các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút sự chú ý của công chúng tới sản phẩm dịch vụ và uy tín của công ty .

Ngoài ta còn có công cụ khác là bán hàng cá nhân : Đây là công cụ khá quan trọng với khẩu hiệu “ hãy mua ngay sản phẩm của chúng tôi” và là công cụ tốn kém khá nhiều. Để thực hiện được yêu cầu doanh nghiệp phải thiết lập quá trình quản lý từ việc lựa chọn đội ngũ nhân viên đến việc kiểm tra đánh giá và khen thưởng khích lệ nhân viên bán hàng.


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.‌

I. Khái quát chung về công ty.


1. Quá trình hình thành và phát triển.


Sau ngày giải phóng Hà Nội, công cuộc xây dựng lại đất nước, xây dựng Thủ đô là một đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là trách nhiệm của mỗi người dân, đồng thời cũng là trách nhiệm của Đảng bộ và người dân Thủ đô. Vì vậy ngày 5 tháng 01 năm 1960 Sở Xây dựng Hà Nội thành lập Công trường 105 trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội (Từ 1960 - 1970); Thành lập Công ty Xây dựng số 2 (1970); Công ty Xây dựng 105 (1970 - 1972); Công ty Xây lắp Công nghiệp (1972 - 1973) và Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội từ năm 1973 đến nay. Là một Công ty có đội ngũ Công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ trưởng thành tạo được hàng ngàn công trình, sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Hiện nay Công ty là Doanh nghiệp loại I luôn được coi là đơn vị hàng đầu trong ngành Xây dựng Hà Nội.

Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội và hiện có:

Trụ sở chính: Số 166 phố Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 04-8634656/8635657

Tổng số cán bộ công nhân viên: 450 người. Tổng giám đốc: Mr. Nguyễn Viết Vượng

Năm 1991, cùng với sự chuyển hướng chung của các ngành kinh tế quốc dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từng bước chuyển dần và thích nghi với hoạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường. Mặt khác Công ty đã tiếp tục

sắp xếp lại lực lượng lao động và bộ máy sản xuất kiện toàn đội ngũ chỉ huy sản xuất. Ngoài các đơn vị sản xuất trực thuộc được thành lập và hoạch toán độc lập trong Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để tạo cho cơ sở tính chủ động sáng tạo gắn quyền lợi tương xứng với trách nhiệm, thành lập phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm trực tiếp xuất nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị phục vụ thi công và kinh doanh trong lĩnh vực vật tư, máy móc, thiết bị.

Đồng thời Công ty đã mở rộng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành. Công ty là thành viên bán hàng của Công ty Phát triển hạ tầng Hà Nội. Công ty liên doanh, hợp tác với các công ty khác trong lĩnh vực sản xuất cầu kiện xây dựng, trong lĩnh vực vật liệu. Từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý đến nay, mô hình tổ chức và việc sản xuất kinh doanh của Công ty cũng có sự thay đổi rất lớn. Công ty đã mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh sang lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất, sản xuất và lắp đặt các loại cửa, thi công các công trình công cộng, các khu chế xuất công nghệ cao, kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất.

Là một doanh nghiệp hiện nay đã cổ phần hóa để tiến vào hội nhập quốc tế với các chức năng sản xuất kinh doanh như trên, trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chuyển sang cơ chế thị trường với sự cố gắng vượt bậc của cán bộ, công nhân viên trong công ty, luôn hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, nhiệm vụ chính trị của ngành giao cho, và luôn giữ vai trò là doanh nghiệp chủ đạo.

Qua gần 50 năm hình thành và phát triển, với những chặng đường đầy gian nan vất vả, từ cơ chế quan liêu đến cơ chế thị trường, toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty qua nhiều thế hệ đã luôn gắng sức, tận tâm, tận lực, sáng tạo và gắn bó với sự nghiệp xây dựng và phát triển của Công ty. Công ty đã thực sự là một công ty mạnh, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành.

2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội


Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội đã tiến hành cổ phần hóa và hiện nay có cơ cấu tổ chức của một công ty cổ phần. Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây.


Hình 4. Sơ đồ cơ cấu Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội (nguồn: Phòng tổ chức hành chính)


Đại hội đồng cổ đông


Đại hội đồng cổ đông là bộ phận đứng đầu Công ty, được họp thường niên mỗi năm một lần bao gồm các cổ đông của Công ty nhằm đánh giá tổng kết kết quả hoạt động của Công ty, bàn bạc và đưa ra phương hướng phát triển Công ty, bổ nhiệm các vị trí trong hội đồng quản trị.

Đại hội đồng cổ đông có quan hệ quản lý đối với Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty và các phòng ban của Công ty.

Hội đồng quản trị


Bao gồm 05 người, đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản

trị.


Hội đồng quản trị đưa ra những phương hướng, mục tiêu chiến lược cho Công ty cũng như quyết định những chiến lược phát triển của Công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ bổ nhiệm ban giám đốc, bổ nhiệm chức Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc của Công ty.

Ban kiểm soát.


Ban kiểm soát là do Đại hội đồng cổ đông gồm 03 người.


Ban kiểm soát có chức năng, nhiệm vụ kiểm soát, giám sát các hoạt động của tất cả các phòng ban, các đơn vị trực thuộc Công ty kể cả Hội đồng quản trị.

Ban giám đốc.


Ban giám đốc gồm 03 người, Tổng giám đốc và hai Phó tổng giám đốc, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

Ban giám đốc điều hành quản lý tất cả các ban và các trung tâm, đơn vị trực thuộc Công ty. Ban giám đốc quyết định toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí