của Công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị của Công ty và Nhà nước về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, về bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
Các phòng chức năng.
Phòng tổ chức hành chính
Có chức năng nhiệm vụ giúp Ban Tổng giám đốc về tổ chức quản lý, nhân sự, lao động tiền lương và chế độ, khen thưởng và kỷ luật, bảo quản hồ sơ cán bộ công nhân viên.
Phòng kế toán tài chính
Có chức năng nhiệm vụ giúp Ban Tổng giám đốc về công tác kế toán tài chính của Công ty, quản lý nguồn vốn, hàng hóa, tài sản của Công ty, thực hiện các công tác tín dụng, cân đối thu chi, thanh quyết toán đối với khách hàng và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Tham gia xây dựng giá bán hàng thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo chế độ của luật kế toán.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Tình Hình Kinh Doanh Hiện Tại.
- Nghiên Cứu Đặc Trưng Và Đo Lường Khái Quát Thị Trường
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Xây Dựng Công Nghiệp Hà Nội
- Thực Trạng Chiến Lược Marketing Của Công Ty Xây Dựng Công Nghiệp Hà Nội.
- Chính Sách Giá Trong Chiến Lược Marketing Của Công Ty Xây Dựng Công Nghiệp Hà Nội.
- Vận Dụng Phương Pháp Định Giá Theo Mức Dự Toán Mức Giá Chấp Nhận Được Của Khách Hàng.
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Phòng kế hoạch tổng hợp
Có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc Công ty, tổ chức triển khai thực hiện, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về các công tác: Tiếp thị, đấu thầu, giao kết hợp đồng kinh tế, kế hoạch chỉ tiêu, bàn giao thanh lý hợp đồng
Phòng phát triển đầu tư dự án
Có chức năng tham mưu cho ban giám đốc Công ty trong việc thiết lập đầu tư dự án sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đối tác kinh doanh.
Phòng kỹ thuật
Có chức năng tham mưu cho ban giám đốc Công ty về việc triển khai đôn đốc, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, đầu tư công nghệ mới, đảm bảo an toàn lao động. Phòng có trách nhiệm tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ thiết kế, dự toán, khảo sát và tổ chức mặt bằng thi công, lập biện pháp thi công, lập tiến độ tổng thể, đồng thời cử cán bộ trực tiếp giám sát, quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, xử lý kỹ thuật, tham gia giải quyết các vụ việc phát sinh, tham gia xác định khối lượng thanh quyết toán. Đôn đốc các xí nghiệp lập hồ sơ hoàn công khi kết thúc công trình.
Phòng kỹ thuật cũng đồng thời có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu, thiết lập hồ sơ các công trình đấu và nhận thầu.
3. Lĩnh vực hoạt động của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội.
Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình công nghiệp, các công trình dân dụng, các khu chế xuất… Ngoài ra công ty còn kinh doanh vật liệu, thiết bị, máy móc xây dựng, trang thiết bị nội thất. Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, vật liệu, thiết bị máy móc… phục vụ sản xuất.
Tư vấn đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thết kế các công trình cũng là một lĩnh vực được Công ty quan tâm đầu tư và phát triển.
Trên cơ sở phát triển của toàn ngành, Công ty đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường cũng như những cạnh tranh ngày càng khốc liệt và những đòi hỏi ngày càng cao của lĩnh vực kinh doanh của mình và tạo được uy tín trên thị trường. Chính vì vậy trong những năm gần đây, Công ty đã liên doanh, liên kết với một số tập đoàn lớn trong và ngoài nước nhằm tranh thủ nguồn vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật và phương thức quản lý tiên tiến tạo sức mạnh cho Công ty. Đó là một bước tiến rõ rệt trong phương thức quản lý cũng như chiến lược kinh doanh của Công ty. Nhận thấy tầm quan trọng của ngành xây dựng công nghiệp
nên cán bộ ngành và lãnh đạo Công ty luôn phấn đấu vì một mục tiêu chung là không những đáp ứng tốt nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xác lập chiến lược Marketing của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội.
1. Các nhân tố cơ bản của môi trường vi mô.
Mục tiêu cơ bản của mọi Công ty là thu lợi nhuận. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống marketing là đảm bảo sản xuất ra những mặt hàng hấp dẫn đối với thị trường mục tiêu. Nhưng thành công của sự chỉ đạo marketing còn phụ thuộc vào cả hoạt động của các đơn vị khác trong Công ty, và vào sự tác động của những người môi giới, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp.
Hình 5: Những lực lượng cơ bản của môi trường vi mô của Công ty.
1.1 Công ty.
Khi soạn thảo các chiến lược marketing, những người lãnh đạo bộ phận marketing của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội phải chú ý đến lợi ích của các nhóm trong nội bộ bản thân Công ty như ban lãnh đạo tối cao, phòng tài chính, phòng nghiên cứu thiết kế, phòng cung ứng thiết bị, bộ phận sản xuất và kế toán.
Ở Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội, ban lãnh đạo tối cao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. Bộ phận lãnh đạo tối cao này quyết định các mục tiêu của Công ty, phương châm, chiến lược chung và sách lược. Bộ phận marketing phải đưa ra những quyết định không trái với những kế hoạch của ban lãnh đạo tối cao. Ngoài ra tất cả các chiến lược marketing của họ phải được ban lãnh đạo tối cao phê duyệt.
Bộ phận marketing phải hợp tác với các đơn vị khác của Công ty. Phòng tài chính luôn quan tâm đến những vấn đề nguồn vốn và việc sử dụng vốn cần thiết để thực hiện các chiến lược marketing. Phòng nghiên cứu thiết kế giải quyết những vấn đề kỹ thuật, thiết kế những công trình đảm bảo an toàn, đẹp và tiện lợi. Phòng cung ứng thiết bị quan tâm đến việc đảm bảo đủ máy móc, thiết bị xây dựng phục vụ thiết kế và thi công các công trình. Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm thi công các công trình. Phòng kế toán theo dõi thi chi, giúp cho bộ phận marketing nắm được tình hình thực hiện những mục tiêu đề ra. Hoạt động của tất cả những bộ phận này đều có ảnh hưởng đến những kế hoạch và hoạt động của bộ phận marketing.
1.2. Những người cung ứng.
Những người cung ứng là những công ty kinh doanh và những cá thể cung cấp cho Công ty và các đối thủ cạnh tranh các máy móc thiết bị, cung cấp vật tư cần thiết để thi công. Bộ phận marketing phải chú ý theo dõi giá cả của các mặt hàng cung ứng vì việc tăng giá các vật tư mua về có thể buộc phải nâng giá sản phẩm của mình.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty đã hợp tác với một số công ty xuất nhập khẩu như Công ty Cổ phần và Xuất nhập khẩu Quyết Thắng, Công ty Cổ phần siêu thị và Xuất nhập khẩu Việt Nam. Ngoài ra Công ty cũng hợp tác với một số công ty thuộc tổng Công ty Vinaconex và một số công ty nước ngoài để thực hiện các hợp đồng nhập khẩu trực tiếp. Việc thay đổi giá vật tư của các
nhà cung ứng có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và quyết định giá của Công ty.
1.3. Những người môi giới marketing.
Những người môi giới marketing là những công ty hỗ trợ cho Công ty đi lên, tiêu thụ và phổ biến hàng hóa của Công ty trong giới khách hàng. Ở đây gồm những người môi giới thương mại, các tổ chức dịch vụ marketing và các tổ chức tài chính tín dụng. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng, Công ty cổ phần quảng cáo và tổ chức sự kiện Đức Minh... là những đối tác thường xuyên của Công ty.
1.4. Khách hàng.
Công ty cần phải nghiên cứu kỹ khách hàng của mình. Nhìn chung có 5 dạng thị trường khách hàng.
Thị trường người tiêu dùng: những người và hộ dân mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân.
Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất.
Các nhà bán buôn trung gian: các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời.
Thị trường các cơ quan Nhà nước: những tổ chức nhà nước mua hàng và dịch vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hóa và dịch vụ đó cho những người cần đến nó.
Thị trường quốc tế: những cá nhân hay tổ chức ở ngoài nước mua hàng hóa hoặc dịch vụ để phục nhu cầu sử dụng cá nhân hay đưa vào quá trình sản xuất.
Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội bán sản phẩm của mình trên tất cả các thị trường này. Trong thời gian tới, Công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động trên thị trường quốc tế hơn nữa. Công ty cung cấp dịch vụ thiết kế, thi công các công trình dân dụng, nhà ở cho những người tiêu dùng trực tiếp hoặc cho các bên trung gian. Dịch vụ thiết kế, thi công các công trình công nghiệp được cung cấp cho các nhà máy để đưa vào quá trình sản xuất. Công ty cũng bán sản phẩm của mình cho các cơ quan nhà nước để phục vụ mục đích tiêu dùng của chính các cơ quan này hoặc phục vụ công cộng. Tất cả các thị trường này đều có những nét đặc thù riêng đòi hỏi bộ phận marketing phải có chiến lược hợp lý cho từng thị trường.
1.5. Đối thủ cạnh tranh.
Mọi công ty đều có những đối thủ cạnh tranh khác nhau. Những đối thủ mà Công ty gặp phải: các đối thủ cạnh tranh về mong muốn, các đối thủ cạnh tranh về kiểu mẫu, các đối thủ cạnh tranh về giá cả…. Mỗi đối thủ đều tạo cho Công ty những khó khăn khác nhau trong việc đề ra một chiến lược marketing phù hợp với từng thị trường cụ thể.
Trong quá trình hoàn thiện và phát triển, cạnh tranh trong ngành xây dựng Việt Nam ngày càng gay gắt hơn. Không chỉ các Công ty của Nhà nước mà ngày càng nhiều Công ty tư nhân, công ty liên doanh với nước ngoài được thành lập, tất cả đều ra sức chạy đua trong cuộc cạnh tranh để tồn tại. Đối thủ cạnh tranh mà Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội quan tâm nhất là Tổng Công ty Vinaconex. Đây là một Tổng công ty lớn của Nhà Nước, có lợi thế về vốn và quy mô, lĩnh vực hoạt động đa dạng nên bất kỳ một thay đổi chiến lược kinh doanh của Vinaconex đều không chỉ ảnh hưởng đến Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội mà còn ảnh hưởng đến hầu hết các công ty xây dựng khác.
1.6. Công chúng trực tiếp.
Công chúng trực tiếp có thể hoặc là hỗ trợ hoặc là chống lại những nỗ lực của Công ty nhằm phục vụ thị trường. Công ty có thể xây dựng chiến lược marketing cho tất cả các thị trường khách hàng.
Bất kỳ công ty nào cũng họat động trong môi trường marketing gồm 7 loại công chúng trực tiếp.
Giới tài chính:
Có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn vốn của Công ty. Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội đã giành được thiện cảm của số công chúng này khi công bố các báo cáo hàng năm, trả lời các câu hỏi có liên quan đến toàn bộ hoạt động tài chính và chứng minh sự ổn định tài chính của mình.
Công chúng trực tiếp thuộc các phương tiện thông tin:
Là những tổ chức phổ biến tin tức, những bài báo và những bài xã luận. Trước hết đó là báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình. Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội đã quan tâm đến việc làm thế nào để các phương tiện thông tin nói về hoạt động của mình nhiều hơn và tốt đẹp hơn thông qua những bài viết về các giải pháp đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình thi công...
Công chúng trực tiếp thuộc các cơ quan nhà nước:
Ban lãnh đạo nhất thiết phải chú ý đến tất cả những gì xảy ra trong lĩnh vực nhà nước vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của Công ty. Các hoạt động thị trường của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội phải hưởng ứng các vấn đề an toàn hàng hóa, quảng cáo trung thực…
Các nhóm công dân hành động:
Những quyết định marketing được Công ty thông qua có thể gây nên những điều nghi vấn từ phía các tổ chức người tiêu dùng, các nhóm bảo vệ môi
trường… Vì vậy Công ty phải giải quyết triệt để những nghi vấn này thông qua sự tiếp xúc thường xuyên với tất cả các nhóm người tiêu dùng.
Công chúng trực tiếp địa phương:
Mọi Công ty đều có quan hệ với công chúng trực tiếp địa phương như những người dân sống ở vùng xung quanh và các tổ chức địa phương. Để làm việc với nhân dân địa phương, Công ty đã cử bộ phận chuyên trách về vấn đề quan hệ với địa phương tham dự các cuộc họp của hội đồng địa phương, trả lời những câu hỏi, đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề cấp thiết.
Quần chúng đông đảo:
Công ty cần phải theo dõi chặt chẽ thái độ của quần chúng đông đảo đối với hàng hóa và hoạt động của mình. Quần chúng đông đảo tuy không phải là một lực lượng có tổ chức đối với Công ty nhưng hình ảnh của Công ty dưới con mắt của quần chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại của Công ty.
Công chúng trực tiếp nội bộ:
Công chúng trực tiếp nội bộ của Công ty bao gồm công nhân viên chức, những người tình nguyện giúp đỡ, các nhà quản trị. Khi công nhân viên chức có thái độ tốt với Công ty thì thái độ tốt đó của họ sẽ truyền lan ra các nhóm công chúng trực tiếp khác.
2. Các yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô.
2.1. Môi trường kinh tế:
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ở các thành phố lớn, vì vậy nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên mạnh. Nắm bắt được tình hình trên Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội coi đây là một cơ hội kinh