Kết Quả Thu Hút Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội


Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” nêu rõ: Giáo dục nghề nghiệp của Thủ đô đã có bước phát triển.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53,12% (năm 2015) lên 70,23% (năm 2020); tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%. Các đơn vị FDI đã chủ động trong hợp tác quốc tế, xây dựng và chuẩn hóa khung chương trình đào tạo theo chuẩn khu vực, quốc tế. Nhiều doanh nghiệp FDI đã tham gia hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực Từ năm 2016 - 2020, các doanh nghiệp FDI đã phải đào tạo thêm đến 20 - 35% số lao động mới tuyển dụng, chiếm khoảng 3,6 - 7,8% chi phí kinh doanh. Dù khoảng cách giữa trình độ tay nghề và nhu cầu doanh nghiệp đã giảm dần so với các năm trước đó. Doanh nghiệp FDI phải tự đầu tư bổ sung đào tạo cho lao động mới tuyển về những kỹ năng cơ bản và kiến thức chuyên môn.

Do chất lượng giáo dục phổ thông và đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu, gần 40% doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy cần đầu tư để đào tạo tại chỗ cho người lao động. Tuy nhiên, điều nguy hại là chỉ 65% người lao động sau khi được đào tạo tiếp tục ở lại làm việc cho doanh nghiệp đã đầu tư đào tạo cho họ.

2.4.3. Kết quả thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

a. Về quy mô

- Tổng giá trị đầu tư

Trong thời gian vừa qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, môi trường đầu tư thành phố Hà Nội ngày cũng được cải thiện, công tác thu hút đầu tư tiếp tục được duy trì và phát triển, đặc biệt là đầu từ nước ngoài có nhiều khởi sắc, tăng liên tục trong các năm giai đoạn 2018-2021, đã góp phần bổ sung vốn lớn cho toàn vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.3. Bảng thống kê số vốn đầu tư FDI đầu tư vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 11 tháng năm 2021

Đơn vị: Triệu USD



Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

(10 tháng)

Tổng số vốn đầu tư FDI

476,4

46,8

105,7

174

Tổng vốn đầu tư toàn

Thành phố

7.501

8.315

1.937

1.300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội - 7

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, 2021).


Theo số liệu đã được công bố của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, năm 2018, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7.501 triệu USD, tăng gần 2,23 lần so với năm 2017, là năm đứng đầu cả nước và cao nhất kể từ 30 năm thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài.

Con số FDI năm 2019 đặc biệt ấn tượng, thành phố Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về FDI với 8.315 triệu USD, tăng 90,02% so với năm 2018, đầu tư vào các KCN đạt 46,8 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần chiếm 3.384 triệu USD.

Do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng, vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI trong năm 2020 giảm so với năm 2019. Điểm nhấn trong năm 2020 là vốn đầu tư điều chỉnh đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019. Có 1.140 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 17,5% so với cùng kỳ. Về vốn đăng ký mới, có 2.523 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 35% so với cùng kỳ.

Tính đến lũy kế 11 tháng năm nay, toàn Thành phố thu hút 1.300 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 330 dự án với số vốn đạt 210,6 triệu USD; 110 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 634 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 436 lượt, đạt 426 triệu USD. Song 11 tháng năm 2021, các khu công nghiệp của Hà Nội thu hút đầu tư được 7 dự án mới với vốn đăng ký 27 triệu USD và 315 tỷ đồng; 26 dự án đầu tư mở rộng với vốn đăng ký 147 triệu USD và 2.039 tỷ đồng. Tổng mức thu hút đầu tư đạt 275 triệu USD quy đổi (đạt 92% so với kế hoạch năm 2021 và gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020).

- Tỉ trọng vốn đầu tư thực hiện so với vốn đăng ký

Công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự biến động trong giai đoạn 2018 - 2021 về số dự án thu hút. Các KCN của thành phố đã thu hút được 120 dự án FDI mới với tổng số vốn đăng ký là 76,6 triệu USD. Cụ thể bảng 2.5.

Bảng 2.4. Kết quả số vốn FDI thực hiện so với số vốn FDI đăng ký vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 11 tháng năm 2021


Năm

Số dự án

Vốn đầu tư thực hiện

Vốn đầu tư đăng ký

Vốn đầu tư đăng ký / Vốn đầu tư thực hiện

Dự án

Triệu USD

Triệu USD

Tỷ lệ %

2018

39

332,5

476,4

69,88

2019

16

77,3

46,8

165


2020

32

117,6

105,7

112,6

2021 (11 tháng)

33

177,4

174,0

101,95

(Nguồn: Trung tâm cúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội, 2021). Năm 2018 thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 476,4 triệu USD, năm 2019 thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 46,8 triệu USD, năm 2020 thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 105,7 triệu USD, trong năm 2021 (11 tháng) thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là

174 triệu USD.

Công tác thu hút đầu tư FDI không ổn định trong giai đoạn 2018-2021, tổng vốn đầu tư thực hiện, tỷ lệ Vốn thực hiện / Vốn đăng ký không ổn định, cụ thể: Về tổng vốn đầu tư thực hiện năm 2018 thu hút tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án vốn đầu FDI là 332,5triệu USD, năm 2019 thu hút tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 77,3 triệu USD, đạt 165% so với tổng vốn đăng ký, năm 2020 thu hút tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 117,6 triệu USD, đạt 112,6%, năm 2021 thu hút tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 177,4 triệu USD, đạt 101,95%. Qua những kết quả đạt được, có thể thấy hoạt động thu hút đầu tư vào các KCN trong gia đoạn 2018 -2021 sụt giảm về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư đăng ký nhưng có sự gia tăng về vốn thực hiện.

Những dự án lớn của Hà Nội thu hút được vốn đầu tư là: Nhà đầu tư Beerco thực hiện góp vốn trong Công ty TNHH Beverage Việt Nam 1 tỷ USD, 2 dự án của Tập đoàn Nidec tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc 400 triệu USD, dự án nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn 90 triệu USD, dự án Lotte Mall Hà Nội tăng vốn 300 triệu USD, dự án nhà máy sản

- Đóng góp của FDI vào KCN trong tăng trưởng kinh tế của thành phố

Cùng với tăng tỷ trọng đóng góp vào GDP, trong nhiều năm qua, cộng đồng doanh nghiệp FDI có nhiều đóng góp lớn vào ngân sách, thu hút đầu tư, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố.

Giai đoạn 2018-2021, các doanh nghiệp FDI đóng góp bình quân 9,4% tốc độ tăng trưởng GRDP toàn nền kinh tế và chiếm tỷ lệ 11,6% trong tỷ trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GRDP. Trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành, đầu tư của khối doanh nghiệp FDI chiếm bình quân 9,7%. Đối với ngân sách thành phố, khối doanh nghiệp FDI có sự gia tăng liên tục mức đóng góp qua các năm, bổ sung nguồn thu quan trọng cho thành phố.


Bảng 2.5. Đóng góp của khu vực FDI tại các KCN thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 11 tháng năm 2021

Đơn vị: Triệu USD



Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

(11 tháng)

Toàn Thành phố

Khu vực FDI

Toàn Thành phố

Khu vực FDI

Toàn Thành phố

Khu vực FDI

Toàn Thành phố

Khu vực FDI

Tổng giá trị sản phẩm


33.004


8.071


40.487


8.333


44.173


8371


21.626


6.557

Xuất khẩu

13.909

6.410

15.696

6.485

15.159

6.141

13.707

6.207

Nhập khẩu

30.977

6.391

31.636

6.394

29.029

6.804

30.895

6.654

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội thành phố Hà Nội năm 2018 - 2021).

Một trong những hiệu quả quan trọng của đầu tư FDI là tăng đóng góp của khu vực có vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế, từ 24,4% năm 2018 lên 30,32% năm 2021. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu tăng trưởng mạnh, cụ thể năm 2018 đạt 6.410 triệu USD chiếm 46,1% giá trị xuất khẩu toàn thành phố (13.909 triệu USD), năm 2019 đạt 6.485 triệu USD, chiếm 41,31% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố (15.696 triệu USD), Năm 2020 đạt 6.141 triệu USD, đến năm 2021 tính từ đầu năm đến tháng 11, kim ngạch xuất khẩu đạt 6.207 triệu USD, chiếm 44% kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố (13.707 triệu USD).

b. Về cơ cấu

- Cơ cấu theo ngành, lĩnh vực đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực bất động sản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 67,1 triệu USD, chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 15,3 triệu USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bán buôn, bán lẻ và các lĩnh vực khác với tổng vốn đăng ký đạt gần 3,6 triệu USD.


Bảng 2.6. Bảng thống kê số vốn đầu tư FDI đầu tư vào các KCN theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2018 – 11 tháng năm 2021.

Đơn vị: Triệu USD


Lĩnh vực

Vốn đầu tư

Bất động sản

67,1

Công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao

15,3

Kinh doanh bán buôn, bán lẻ và các lĩnh vực khác

3,6

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội thành phố Hà Nội năm 2018 - 2021.)

Những dự án lớn của Hà Nội thu hút được vốn đầu tư là: Nhà đầu tư Beerco thực hiện góp vốn trong Công ty TNHH Beverage Việt Nam 1 tỷ USD, 2 dự án của Tập đoàn Nidec tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc 400 triệu USD, dự án nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn 90 triệu USD, dự án Lotte Mall Hà Nội tăng vốn 300 triệu USD, dự án nhà máy sản xuất bia của Công ty TNHH Nhà máy bia Heneiken Hà Nội tăng vốn 43 triệu USD...

- Về đối tác.

Đến nay, các KCN đã thu hút được 518 dự án với tổng mức vốn đăng ký 11.600 tỷ đồng và 3.560 triệu USD. Trong số các dự án FDI có nhiều dự án của các tập đoàn hàng đầu thế giới, sản phẩm công nghệ cao như Canon, Panasonic, Meiko (Nhật Bản) có mức vốn đăng ký 250 đến 300 triệu USD; vốn đăng ký bình quân đạt 14,6 triệu USD/dự án FDI, dự án trong nước vốn đăng ký bình quân 42,5 tỷ đồng/dự án; bình quân 1 ha đất công nghiệp thu hút 95,2 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư, tương đương 4,8 triệu USD. Đã có trên 360 dự án đi vào hoạt động với doanh thu ước đạt 3,5 tỷ USD năm 2020.

Bảng 2.7. Danh sách các doanh nghiệp FDI phân theo Quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN trên thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 11 tháng năm 2021


Đối tác

Dự án đăng ký

Vốn đăng ký

Dự án

Triệu USD

Nhật Bản - Japan

1319

10528

Hàn Quốc - Korea

2245

7730

Xin-ga-po - Singapore

417

7396

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2018 – 2021)


Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về quy mô vốn đầu tư tại Hà Nội với khoảng 10528 triệu USD, tiếp đến là Hàn Quốc với 7.730 triệu USD, thứ 3 là Singapore với khoảng

7.396 triệu USD.

Đa số các doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách, pháp luật, tạo sự hài hòa trong quan hệ lao động. Bên cạnh công tác QLNN, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp này đã đạt được những kết quả khả quan, các trung tâm của Ban quản lý đã giúp các doanh nghiệp tuyển dụng hàng ngàn lao động mỗi năm, tổ chức nhiều lớp tập huấn vệ sinh an toàn lao động, tư vấn hỗ trợ đầu tư, xây dựng, môi trường, cung cấp thông tin, tổ chức các đoàn công tác giới thiệu các nhà đầu tư trong và ngoài nước về các KCN, KCNC Hà Nội đạt hiệu quả. BQL các dự án xây dựng hạ tầng KCN đã triển khai thực hiện đầu tư 4 dự án ngoài hàng rào, với tổng mức đầu tư trên 420 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách thành phố gắn kết các KCN với hệ thống giao thông quốc gia.

2.5. Đánh giá thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong gia đoạn 2018 - 2021.

2.5.1. Kết quả đạt được

Qua phân tích tình hình thu hút vốn đầu từ nước ngoài, có thấy tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội thu được một số kết quả như sau:

- Công tác tổ chức thực thi ban hành văn bản đã được thành phố Hà Nội thực hiện đồng bộ và nhất quán, các chính sách và giải pháp khuyến khích thu hút đầu từ trực tiếp nước ngoài đã góp phần tháo gỡ những vướng mắc cho các nhà đầu tư FDI vào các Khu công nghiệp của thành phố, thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế -xã hội thành phố, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu nhằm đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo chủ trương phát triển của thành phố.

- Công tác xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển khu công nghiệp: tập trung tại các vị trí thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đến đầu từ sản xuất kinh doanh, đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng phát triển các KCN của thành phố Hà Nội.

- Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng: Được chú trọng đầu tư về giao thông, điện, nước, thông tin, quy hoạch các khu công nghiệp tập trung và khu công nghiệp nho và vừa, đầu tư xây dựng hạ tầng về nhà ở, hệ thống ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn, văn phòng cho thuê nhằm tạo ra hệ thống dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho thu hút đầu tư nước ngoài.

- Công tác xúc tiến thu hút đầu tư được thành phố Hà Nội đã và đang tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài, số lượng doanh nghiệp,


vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên hàng năm, nhờ những đổi mới, những giải pháp trong công tác xúc tiến đầu tư của BQL các KCN, đặc biệt là định hướng tập trung xúc tiến thu các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu...

2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại

- Những tồn tại

Mặc dù trong những năm gần đây thành phố Hà Nội đã có nhiều vân bản, chính sách để thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN trên địa bản thành phố nhằm thú đẩy phát triển KT-XH của địa phương song vẫn còn nhiều tồn tại như:

- Mất cân đối trong cơ cấu các đối tác đầu tư. Các đối tác chủ yếu đến từ các nước Đông Á và ASEAN, chưa thu hút được nhiều các đối tác đến từ Mỹ và EU.

- FDI vào KCN cũng tạo ra một số tác động tiêu cực như công trình xử lý nước thải tập trung, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề môi trường KCN chưa được giải quyết dẫn đến ô nhiễm môi trường sinh thái.

- Thủ tục hành chính trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến tích cực nhưng so với các địa phương lân cận thì vẫn còn khoảng cách, vẫn chưa làm hài lòng các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

- Nguồn nhân lực của Hà Nội mặc là có số lượng dồi dào, nhưng chủ yếu vẫn là lao động phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư về chất lượng, đặc biệt là lao động quản lý và lao động có kỹ năng và có chất lượng cao.

- Ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành liên quan của Hà Nội còn yếu và là trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp, đồng thời làm tăng chi phí sản xuất, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp

- Nhà đầu tư quyết định đầu tư vào các KCN thành phố Hà Nội chủ yếu là do các KCN Hà Nội có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ là một trong những yếu tố cần mà chưa đu để tạo ra một môi trường đầu tư có sức hấp dẫn cao.

Dẫn đến những tồn tại nêu trên, có hai nguyên nhân chính đó là: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân khách quan

+ Chính sách của Nhà nước, nhất là các chính sách lớn như: chính sách đầu tư, chính sách đất đai, chính sách lao động là căn cứ để doanh nghiệp tính toán, dự báo, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, sự thay đổi nhiều lần, nhanh và không có khoảng đệm của Chính phủ đã gây ra những trở ngại lớn cho các doanh nghiệp. Sự hay thay đổi về luật pháp này không chỉ gây ra các


thiệt hại về kinh tế, mà còn làm mất uy tin đối với các đối tác nước ngoài. Các hình thức đầu tư vào KCN chưa đa dạng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc quy định về vốn góp của chủ ĐTNN trong doanh nghiệp có vốn FDI làm hạn chế đầu tư vì theo quy định này, đối với khoản vốn góp bằng tiền mặt thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn bằng tiền Việt Nam để đầu tư tại Việt Nam.

+ Hệ thống văn bản luật pháp, chính sách về KCN đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, kịp thời, thiếu nhất quán và hay thay đổi. Hệ thống chính sách đối với KCN vẫn chưa đồng bộ, chưa du cụ thể để có thể áp dụng được ngay khi vấn đề phát sinh. Trên thực tế nhiều văn bản Luật đã ban hành nhưng lại thiếu các nghị định, thông tư hướng dẫn của các ngành có liên quan, nên luật đã có mà không thể thực hiện được. Như Luật Xây dựng 2014 trong đó có những quy định điều chỉnh đối với việc quản lý, xây dựng KCN nhưng đến nay vẫn chưa được bổ sung, gây ra nhiều cách hiểu, vận dụng khác nhau, khiến cơ quan quản lý rất khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Cơ chế tổ chức bộ máy quản lý KCN thực tế còn gây khó cho các nhà đầu tư trong việc giải quyết các thủ tục. Hiện nay, các cơ quan quản lý KCN đã có nhiều cố gắng trong việc đơn gian thủ tục giấy phép, cố gắng thực hiện chế độ một cửa, một dấu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần đến thủ tục pháp lý khác thị thường phải tìm đến quá nhiều đầu mối, mà rất khó tìm ra nơi chịu trách nhiệm chính, các khuôn khổ pháp lý lại chồng chéo... nên rất mất thời gian, công sức và rất khó giải quyết. Để tạo tính hấp dẫn trong việc thu hút các nhà ĐTNN, KCN coi quy trình cấp phép đầu tư là quy trình chủ đạo trong việc cấp giấy phép đầu tư.

+ Quy hoạch phát triển KCN còn nhiều tồn tại, chưa theo kịp với thực tế phát triển KT-XH, việc quản lý thực hiện quy hoạch còn nhiều yếu kém. Quy hoạch phát triển KCN của Thành phố chưa theo kịp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước trong từng thời kỳ, chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật và xã hội, dân thi ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển, chưa chú trọng gần việc xây dựng quy hoạch chỉ tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động trong các KCN, làm cho hiệu quả kinh tế - xã hội của các KCN nhiều hạn chế, nhiều vấn đề xã hội bức xác nảy sinh. Tình trạng dự án treo xảy ra ở nhiều nơi. Một số giáo đất cho các nhà đầu tư không đủ năng lực nên dự án không được triển khai đúng tiến độ. Việc triển khai thực hiện quy hoạch cũng như công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023