tiết và tương ứng với quỹ đất dành cho khu vực đầu tư và phát triển nhóm ngành FDI mũi nhọn tại mỗi tỉnh thành. Căn cứ vào điều kiện đất đai thực tế của từng địa phương nhất định, cùng với nhu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà đưa ra những cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phù hợp.
- Chính sách về cơ sở hạ tầng
Điều kiện cơ sở hạ tầng là một nhân tố quan trọng có vai trò thúc đẩy quá trình dịch chuyển dòng chảy FDI chất lượng cao về Việt Nam. Việc xây dựng điều kiện cơ sở hạ tầng chất lượng cao cần được quan tâm đặc biệt và đầu tư hơn nữa với một số điểm đáng chú ý như:
+ Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Muốn thu hút được nguồn vốn FDI chất lượng cao thì chất lượng cơ sở hạ tầng cần được cải thiện nhiều hơn nữa. Do vậy, cần có những cơ chế chính sách thúc đẩy quá trình đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu đường, hải cảng, điện nước, logistics… đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tại nước ta.
+ Tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần phải tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách để tạo tiềm lực phát triển cơ sở hạ tầng ở trong nước. Tận dụng cả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một cách có chọn lọc trong việc đầu tư xây dựng những hạng mục trọng điểm. Từ đó, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại phù hợp với định hướng phát triển của đất nước. Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại không những phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư, mà còn phải phù hợp với định hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phải đảm bảo không gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, phù hợp với cảnh quan đô thị và đời sống của nhân dân.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Với quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng ở nước ta, nhiều hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, những dòng vốn FDI ngày càng đổ mạnh về Việt Nam. Tuy nhiên, mới chỉ thu hút được một lượng nhỏ dòng vốn FDI chất lượng cao, một trong những nguyên nhân chính gây nên vấn để này là vì sự bất cân xứng với chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam. Do vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao. Và đây là một số giải pháp cụ thể:
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Thực Trạng Thu Hút Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Trong Gia Đoạn 2018 - 2021
- Kết Quả Thu Hút Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Định Hướng Và Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Fdi Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Gia Đoạn 2021 – 2025 Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
+ Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu cùng với sự gia tăng lượng vốn FDI chất lượng cao dịch chuyển ngày càng nhiều về Việt Nam, cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong nhóm ngành FDI mũi nhọn. Để thỏa mãn yêu cầu đó, cần tăng cường đầu tư vào quá trình đào tạo chuyên sâu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho lực lượng lao động làm việc cho các nhóm ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, thiết bị điện tử, chế tạo ô tô...
+ Cải thiện chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục phải không ngừng cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo góp phần tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được những tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết của các doanh nghiệp. Đồng thời, cần có sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc tạo nên một lực lượng lao động có tay nghề, có trình độ thông qua quá trình kiểm tra thường xuyên và liên tục. Cần đầu tư hơn nữa cho giáo dục và đào tạo, chú trọng đến chất lượng đầu ra hơn số lượng đầu vào, đảm bảo được yêu cầu của nhóm ngành FDI mũi nhọn.
+ Nâng cao kỹ năng mềm ngoại ngữ và tin học. Để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, không chỉ chú trọng đào tạo kiến thức, chuyên môn nghề nghiệp mà còn phải chú trọng nâng cao kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tin học và một số kỹ năng cần thiết khác. Khi làm việc trong môi trường năng động, hiện đại, đa ngôn ngữ, đa văn hóa như các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì người lao động cần không ngừng học hỏi, trau dồi những kiến thức, kỹ năng cần thiết phù hợp với môi trường và tính chất công việc.
+ Đảm bảo chính sách tiền lương phù hợp với nguồn nhân lực chất. Cần xây dựng chính sách tiền lương tối thiểu phù hợp với quy luật cung – cầu lao động của thị trường và cần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động thông qua hệ thống công đoàn của doanh nghiệp. Đồng thời, muốn duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao ngoài tiền lương cơ bản thì doanh nghiệp cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp, đảm bảo đầy đủ quyền lợi và lợi ích của người lao động.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư
Hiện nay, công tác vận động, xúc tiến đầu tư chưa được thành phố Hà Nội chú trọng đầu tư thích đáng. Công tác xúc tiến đầu tư cũng chưa thực sự được đầu tư thoả đáng, thụ động, không có tính chuyên nghiệp. hoạt động kém hiệu quả. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư là
giải pháp thiết yếu cho thành phố Hà Nội. Một số nội dung cụ thể của giải pháp này như sau:
- Cần bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN, nên tập trung xúc tiến tại các thị trưởng trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN (Singapore, Thái Lan, Malaysia), Hoa Kỳ, Đức, Anh .. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu từ cho KCN trong đó phải đầy đủ các thông tin có chất lượng về các ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư, đổi tượng nhà đầu tư nào được ưu tiên, các phương pháp tiếp cận nhà đầu tư. Các hoạt động xúc tiến đầu tư cần tập trung quảng bá các ngành và lĩnh vực Hà Nôi có thể mạnh thu hút như các ngành dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, giáo dục - y tế chất lượng cao, nông nghiệp chất lượng cao. Công tác xúc tiến đầu tư phải đối mới, nâng cao chất lượng, hướng vào đối tác năm công nghệ nguồn như Hoa Kỳ. Nhật Bản... ưu tiên cho các dự án gần với chuyển giao công nghệ và thân thiện môi trường.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tư trực thuộc BQL các KCN thành phố Hà Nội, trong đó xây dựng một hình anh cơ quan xúc tiến có trách nhiệm và uy tín đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cơ quan đại diện KCN được thực hiện bởi đội ngũ nhân lực có đủ năng lực, có trình độ, có kiến thức và được đào tạo để đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi hợp lý của nhà đầu tư.
- Xây dựng hình ảnh các KCN thành phố Hà Nội thông qua việc giới thiệu các đánh giá của nhà đầu tư tại các KCN, xây dựng chủ đề quảng bá trong đó đưa ra các thông điệp phát triển, thể mạnh của vùng, sự quan tâm kỳ vọng của nhà đầu tư, các thông tin, giới thiệu, quảng cáo là một biện pháp cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính vì vậy, thành phố Hà Nội cần tiếp tục quảng bá cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu và xây dựng mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư tại các KCN; xây dựng văn bản pháp quy về công tác Xúc tiến đầu tư nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất trong công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư. Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư tại các địa phương, tỉnh thành trên cả nước và các thị trưởng quốc tế trọng điểm, triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư và tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.
- Xây dựng và cập nhật thường xuyên tài liệu phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư. Giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư tại các KCN thành phố Hà Nội trên các phương tiện thông tin truyền thông của Trung ương và của thành phố,
báo chí, truyền hình, trên Cổng thông tin điện tử của UBND thành phố, trên Trang thông tin điện tử Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố, trên trang thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Đa dạng hoá các hình thức quang bá, xúc tiến đầu tư. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, chế biến, chế tạo, công nghiệp sạch, các dự án sản xuất các sản phẩm có giá gia tăng cao, thin thiện với môi trường. Chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến, vận động đầu tư trong và ngoài nước, tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của các tổ chức kinh tế - thương mại, ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam và của Việt Nam tại nước ngoài, nhất là các tổ chức của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu, các nhà đầu tư đã thành công tại Hà Nội để giới thiệu về môi trường đầu tư tại Hà Nội.
3.3. Những kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Để khắc phục những khó khăn còn tồn tại của các KCN thành phố Hà Nội trong việc thu hút nguồn vốn FDI đồng thời định hướng cho các KCN thành phố Hà Nội phát triển trong tương lai hướng tới mục tiêu đến năm 2030. Việt Nam trở thành nước công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tập trung cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN. Theo đó, sẽ tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên tiến, thâm dụng vốn, thân thiện với môi trường, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Hà Nội. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển KCN để hình thành nên các KCN liên kết ngành nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng của địa phương.
Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư thống nhất trên phạm vi cả nước, tập trung xúc tiến đầu tư theo vùng để tăng cường hiệu quả, tránh chồng chéo. Thực hiện đầu tư có trọng điểm, tập trung ưu tiên một số đối tác lớn, quan trọng và những ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế của Hà Nội. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với thành phố, doanh nghiệp nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN; kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường; chăm lo đời sống vật chất cho người lao động và đặc biệt là hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển KCN.
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ
- Hoàn thiện cơ chế chính sách
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của thành phố Hà Nội. Chính phủ cần xem xét ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam. Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư.
+ Nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư: Nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư là thật sự cần thiết, vì công tác xúc tiến đầu tư sẽ đưa thông tin đến các nhà đầu tư. Trung tâm xúc tiến đầu tư cần xây dựng mạng lưới hoạt động tại các quốc gia mục tiêu. Các cơ sở xúc tiến ở nước ngoài sẽ chịu sự điều phối của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Những cơ sở này đảm nhiệm thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm: Xây dựng mối quan hệ với hãng truyền thông, phát hành đều đặn thông cáo báo chí, giới thiệu về địa điểm kinh tế Hà Nội, chuẩn bị chuyến đi của phái đoàn Việt Nam sang nước sở tại, xây dựng và củng cố các mối quan hệ với hiệp hội ngành nghề, phòng Công nghiệp và Thương mại, công ty hỗ trợ kinh tế và cơ quan trung gian khác như ngân hàng và nhà tư vấn cũng như trực tiếp với doanh nghiệp tích cực có chuyến thăm và có thể tham gia tại các cuộc tổ chức thông tin về Châu Á và những hội chợ chuyên ngành quan trọng. Văn phòng này đóng vai trò trung gian giữa các doanh nghiệp nước sở tại muốn làm việc với doanh nghiệp Hà Nội và ngược lại.
- Cải thiện môi trường đầu tư và cải cách thủ tục hành chính
+ Cải tổ các công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng, nên thành lập một ban thanh tra và kiểm tra các công trình, hạ tầng ở các KCN phía Bắc, từ đó lên kế hoạch cụ thể để phát triển các cơ sở hạ tầng lên ngang tầm với các tỉnh lân cận. Thành lập một tổ chuyên viên thăm dò ý kiến các nhà đầu tư đã đầu tư đến với môi trường đầu tư ở khu vực phía Nam của thành phố để có những cải cách về môi trường đầu tư ở khu vực phía Bắc cho hợp lý.
+Bên cạnh đó, thực hiện công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với các thủ tục hành chính (từ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho đến quá trình cấp phép); Rà soát thường xuyên các thủ tục hành chính không còn phù hợp, đề kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đảm bảo tạo môi trường thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
+ Chính phủ cần sớm ban hành cơ chế chính sách nâng cao chất lượng lao động và các chính sách hỗ trợ cho người lao động. Trong những năm gần đây Hà Nội đã đạt được những kết quả khá ấn tượng về phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI nhờ nguồn lao động rẻ, chất lượng, và có nhiều hứa hẹn trong tương lai. Tuy nhiên, nếu nguồn nhân lực không phát triển như mong đợi, động lực phát triển sẽ giảm dần. Tiềm năng về nguồn lao động công nghiệp của Hà Nội đã được nhiều nhà đầu từ biết đến, vì vậy biến tiềm năng này thành hiện thực sẽ là giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của Hà Nội trong thu hút các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài nhằm phát triển ngành công nghiệp của địa phương.
3.4. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu về hoạt động thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, có thể thấy được hiệu qua của công thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế, tình trạng các nhà đầu tư gặp khó, còn nhiều vướng mắc khi tham gia đầu tư, các hệ hống chính sách, văn bản pháp luật còn nhiều chồng chéo. Khóa luận đã đưa ra một số giải pháp về xây dựng và triển khai văn bản pháp luật, hoàn thiện các thủ tục hành chính, công tác xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến công tác thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội như: vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực, vấn đề về, vấn đề về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, phát triển các khu công nghiệp là một phương thức thu hút các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế. Đây là một trong những động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài nguyên và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy đô thị hóa, bảo vệ môi trường sinh thái
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, trong đó không thể coi nhẹ yếu tố nào. Có nhiều kinh nghiệm trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN của các khu vực, tỉnh, thành trong cả nước. Nhưng kinh nghiệm ấy cần được nghiên cứu và vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố Hà Nội. Thành phố đã có nhiều nỗ lực trong tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN.
Thực tế cũng cho thấy hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN ở thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế và nguyên nhân căn bản là môi trường đầu tư chưa thật sự thuận lợi, đặc biệt là về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực. Sau khi nghiên cứu, khoả luận tốt nghiệp: “ Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội " đã hoàn thành những mục tiêu sau:
Một là, hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố, một số kinh nghiệm thu hút FDI vào các KCN của các thành phố. Khoá luận cũng nêu những chỉ tiêu đánh giá thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố, các chính sách thu hút FDI vào các KCN và những nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI vào các KCN.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng thực trạng thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, rút ra được những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại trong các chính sách thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Ba là, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị về việc thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó nhấn mạnh tới các giải pháp về hoàn thiện các chính sách thu hút FDI vào các KCN.
Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài khoá luận. Do hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài khoả luận được hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục sách, giáo trình
1. Nguyễn Bạch Nguyệt (2007), Giáo trình kinh tế đầu tư, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
2. Vũ Trí Lộc (2012), Giáo trình đầu tư quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Danh mục luận văn
3. Ngô Quốc Ca (2013), “Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị - Bộ Quốc Phòng.
4. Lê Thị Thuỳ Dương (2018), “Thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Bắc thăng Long”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại.
5. Trần Ngọc Hưng (2004), “Các giải pháp hoàn thiện và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế. Trường đại học Thương Mại
6. Nguyễn Hồng Hải (2005), “Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường đại học Thương Mại.
7. Ngô Thu Hà (2008), “Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc và khả năng vận dụng vào Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
8. Lê Văn Hùng (2018), “Thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào tỉnh Hà Nam”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại
9. Nguyễn Quỳnh Thơ (2017), “Thu hút vốn chầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng.
10. Đào Nguyên Hoà (2018), “Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp Hải Phòng”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
11. Cao Tấn Huy (2019), “Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ”, Luận án Tiến sĩ Kinh Tế, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh.
Các hệ thống văn bản pháp luật
12. Luật Doanh nghiệp 2014