cứu cũng đánh giá về mức độ cam kết trong AFAS 9. Theo đó, mức độ mở cửa đối với phương thức 2 của Việt Nam là khá cao; trong khi đó có xu hướng thận trọng đối với phương thức 1 và 3 (khi không hoàn thành số lượng và mức độ cam kết như đã đề ra trong AEC Blueprint) và hầu như chưa cam kết mở cửa đối với phương thức 4. Các ngành mà Việt Nam có cam kết mở cửa nhất theo phương thức 3 bao gồm dịch vụ môi trường, giáo dục, phân phối, y tế (Xem Bảng 3.14). Đặc biệt, trong những phân ngành giáo dục và y tế, mức độ mở cửa của Việt Nam chỉ thấp hơn Singapore, trong khi đa số các quốc gia ASEAN khác mở cửa rất ít trong các phân ngành này. Tính trung bình đối với phương thức 3, mức độ mở cửa trong ngành dịch vụ của Việt Nam chỉ sau Singapore, Thái Lan và Campuchia. Các phân ngành dịch vụ vận tải, giải trí có mức độ cam kết mở cửa thấp nhất (Ishido, 2017).
Bảng 3.14: Chỉ số Hoekman theo các phương thức cung cấp dịch vụ của Việt Nam trong AFAS 9
Ngành dịch vụ | Phương thức 1 | Phương thức 2 | Phương thức 3 | |
1 | Dịch vụ kinh doanh | 0,53 | 0,53 | 0,41 |
2 | Dịch vụ viễn thông | 0,34 | ||
3 | Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật liên quan | 0 | 1,0 | 0,5 |
4 | Dịch vụ phân phối | 0,5 | 0,8 | 0,55 |
5 | Dịch vụ giáo dục | 0,6 | 1,0 | 0,6 |
6 | Dịch vụ môi trường | 0,63 | 1,0 | 0,81 |
7 | Dịch vụ tài chính | Không áp dụng | Không áp dụng | Không áp dụng |
8 | Dịch vụ y tế và xã hội | 0,75 | 0,75 | 0,5 |
9 | Dịch vụ du lịch | 0,75 | 0,75 | 0,44 |
10 | Dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao | 0 | 0,4 | 0,3 |
11 | Dịch vụ vận tải | 0,24 | 0,26 | 0,19 |
Trung bình | 0,43 | 0,69 | 0,47 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Thu Hút Fdi Từ Asean Vào Các Ngành Dịch Vụ Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Triển Khai Cam Kết Hội Nhập Aec
- Fdi Từ Asean Vào Các Ngành Dịch Vụ Việt Nam Giai Đoạn 1988-2020
- Số Dự Án Fdi Đăng Ký Mới Từ Asean Vào Việt Nam Trong Một Số Ngành Dịch Vụ Giai Đoạn 2015 – 2020
- Mô Tả Biến Độc Lập Và Tác Động Kỳ Vọng
- Kiểm Định Рhương Sаi Sаi Số Thау Đổi Và Hiện Tượng Tự Tương Quаn
- Lương Thối Thiểu Và Lương Bình Quân Của Một Số Quốc Gia Asean Năm 2016
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
(Nguồn: Ishido, 2017)
Các cam kết chung của Việt Nam trong AFAS 9 đã có một số nội dung cao hơn so với cam kết chung của Việt Nam trong GATS. Các ngành dịch vụ có nhiều phân ngành trong đó Việt Nam mở cửa rộng hơn WTO là dịch vụ kinh doanh bất động sản, viễn thông, y tế, du lịch và vận tải. Các gói cam kết riêng về dịch vụ tài chính, xây dựng, phân phối, văn hoá thể thao của Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại vẫn tương đương WTO (xem Phụ lục 10.1). Nếu so với một số hiệp định mà Việt Nam vừa ký kết như CPTPP và EVFTA, các cam kết của Việt Nam trong AFAS ở mức tương đương hoặc cao hơn trong một vài phân ngành (xem Phụ lục 10.2 và 10.3).
Từ phân tích thực tiễn cam kết, có thể thấy phạm vi và chiều sâu của các cam kết trong AEC liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ tại Việt Nam có mức độ cam kết cao hơn, mặc dù không đáng kể, so với các hiệp định khác mà Việt Nam đã ký
kết. Độ tin cậy của các cam kết – việc thực hiện các cam kết của đa số các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam – chưa đạt được như đúng kế hoạch đã đề ra trong AEC Blueprint (về số lượng phân ngành cam kết và mức độ cam kết, tiến độ thực hiện gói AFAS 10) do các quy định trong AFAS còn thiếu tính ràng buộc. Sự hạn chế trong phạm vi và chiều sâu, cũng như việc các thành viên không thực hiện triệt để các cam kết hội nhập ngành dịch vụ trong AFAS có thể khiến cho tác động của các điều khoản trong liên kết kinh tế đối với các yếu tố quyết định thu hút FDI không được phát huy mạnh mẽ.
Tuy nhiên, một phần nguyên nhân là do Việt Nam đã có mức độ mở cửa tương đối cao trong GATS, vì vậy so với nhiều quốc gia ASEAN, mức độ mở cửa của Việt Nam trong một số phân ngành dịch vụ như giáo dục, y tế, phân phối có sự vượt trội hơn. Trên thực tế, đây cũng là những phân ngành dịch vụ thu hút được nhiều FDI từ ASEAN. VCCI (2016) cũng nhận định mặc dù sự đột phá trong thúc đẩy dòng vốn FDI trong khu vực ASEAN nhờ thành lập AEC là không lớn, nhưng đối với Việt Nam, dòng FDI nội khối vào Việt Nam có thể tăng lên đáng kể. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2015) cũng chứng minh Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất khi AEC có hiệu lực trong việc thu hút đầu tư nội khối, với mức độ tăng khác nhau tuỳ thuộc vào từng kịch bản. Trên thực tế, FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ của Việt Nam tăng rõ rệt về số lượng các dự án và có tăng nhẹ về tổng vốn đầu tư sau năm 2015 – năm AEC chính thức được thành lập.
3.3.3. Thực tiễn thực thi cam kết trong một số ngành dịch vụ
Đối với ngành dịch vụ, các hàng rào và hạn chế chủ yếu là các rào cản về chính sách, pháp lý, quy định và thể chế. Vì vậy, tình hình thực hiện các cam kết AFAS của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng chủ yếu là việc ban hành hoặc điều chỉnh các chính sách, pháp luật và quy định liên quan đến mở cửa lĩnh vực này.
Nhìn chung, các cam kết của Việt Nam trong AFAS có nhiều điểm tương đồng so với các cam kết trong GATS. Vì vậy, quá trình thực hiện mở cửa ngành dịch vụ của Việt Nam, điều chỉnh chính sách và quy định về dịch vụ cho phù hợp với các cam kết trong WTO cũng phục vụ cho việc thực hiện các cam kết trong AFAS. Về cơ bản, Việt Nam được đánh giá đang có nhiều nỗ lực và nghiêm túc thực hiện các cam kết trong AFAS, cũng như ACIA liên quan đến mở rộng danh mục đầu tư.
Về thực tiễn điều chỉnh chính sách trong một số ngành dịch vụ cụ thể, Việt Nam đã sửa đổi và ban hành các chính sách để thực hiện các cam kết trong từng ngành cụ thể của AFAS, đặc biệt các trong các ngành dịch vụ ngân hàng bảo hiểm, chứng khoán, phân phối, viễn thông. Chính phủ cũng đã phê duyệt và ký Nghị định thư thực hiện gói cam kết dịch vụ AFAS 9 theo đúng lịch trình của ASEAN và đến nay cũng
đã hoàn thiện việc thực thi gói cam kết AFAS 9. Một số nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết ở một số lĩnh vực cụ thể có thể kể đến như sau.
Dịch vụ logistics:là một trong những ngành ưu tiên của AFAS, Việt Nam đã có rất nhiều thành tựu trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhằm triển khai các cam kết trong AFAS. Việt Nam đã kí Nghị định thư về lộ trình hội nhập ASEAN về dịch vụ logistics và cam kết mở cửa hầu hết các phân ngành chủ yếu trong dịch vụ logistics. Với vai trò là nước điều phối thực hiện lộ trình hội nhập nhanh trong lĩnh vực logistics, Việt Nam đã chủ động tổ chức Diễn đành doanh nghiệp về dịch vụ Logistics bên lề Hội nghị AEC lần thứ 4 và AEM 42 (tháng 8/2010). Đồng thời, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước về logistics cũng được tích cực đẩy mạnh. Một số đóng góp quan trọng có thể kể đến như Đề án 30 về đổi mới thủ tục hải quan nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ logistics; Quyết định số 950/QĐ/TTg năm 2012 về chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 đã nhấn mạnh sự quan trọng của việc xã hội hoá dịch vụ đầu tư kho bãi tại cảng biển lớn, các điểm thông quan, dịch vụ hậu cần…Ngoài ra, đối với một số phân ngành dịch vụ như đại lý kho bãi, đại lý vận tải hàng hoá, dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ thông quan, Việt Nam đặt ra lộ trình rõ ràng cho phép tăng góp vốn của phía nước ngoài và được đánh giá là một trong những quốc gia phát huy hiệu quả nhất các cam kết liên quan đến dịch vụ logistics trong khu vực (Vũ Thanh Hương và Trần Việt Dung, 2015).
Dịch vụ du lịch: Việt Nam cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng. Ngoài việc ký kết Nghị định thư Hội nhập ngành du lịch ASEAN, Việt Nam đã chủ trì xây dựng Sách hướng dẫn thực hiện MRAs đối với các nghề du lịch ASEAN; chủ động phát triển, đào tạo nguồn nhân lịch du lịch; chủ trì nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch trong ASEAN; sản xuất phim phóng sự nhằm quảng bá du lịch ASEAN và tích cực tham gia Diễn đàn Du lịch ASEAN…Tuy nhiên, do còn nhiều yếu kém về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ còn chưa chuyên nghiệp nên nguồn ngoại tệ thu được từ du lịch của Việt Nam còn hạn chế (Thanh Giang, 2011; Mỹ Hạnh, 2014; Lê Tuấn Anh, 2014).
Dịch vụ y tế: Việt Nam đã ký kết Nghị định thư Hội nhập ngành Y tế ASEAN và tích cực tham gia các hoạt động hội nhập trong các lĩnh vực như dược và mỹ phẩm, y dược cổ truyền, y tế dự phòng, dịch vụ y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm…Việt Nam cũng tích cực triển khai thực hiện Khung chiến lược về phát triển Y tế của ASEAN và đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN 12 – giúp nâng cao vị thế và uy tín trong lĩnh vực y tế trong ASEAN của Việt Nam (Minh Ngọc, 2013).
Dịch vụ phân phối:Các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã có quyền thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kể từ ngày 11/01/2015. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng có nhiều cơ hội hơn chủ động tìm kiếm lao động chất lượng cao trong quản trị kinh doanh thuộc lĩnh vực phân phối từ Việt Nam và các nước khác trong khu vực ASEAN (Trần Thị Ngọc Quyên, 2015).
Dịch vụ tài chính-ngân hàng và bảo hiểm:Tính đến hết năm 2019, cam kết của Việt Nam về dịch vụ tài chính trong gói cam kết thứ 7 (gói cam kết có phạm vi và mức độ mở cửa cao nhất) theo AFAS là tương đương với mức cam kết trong WTO. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì nhiều biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường với phương thức 3 và 4 – liên quan đến hình thức thành lập doanh nghiệp, quyền thuê đất và tỷ lệ góp vốn của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Ví dụ, với dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, Việt Nam quy định các ngân hàng thương mại nước ngoài có phần góp vốn không được vượt quá 50% vốn điều lệ, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở chi nhánh, điều kiện để thành lập một chi nhánh của một ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản trên 20 tỷ USD vào thời điểm nộp đơn…(Tào Thị Huệ, 2020). Các rào cản gia nhập thị trường, cùng với những điểm chưa phù hợp của luật pháp so với các cam kết quốc tế là nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế trong thu hút FDI từ ASEAN vào ngành tài chính-ngân hàng và bảo hiểm tại Việt Nam
Về phương thức cung cấp dịch vụ: Đối với việc thực hiện các cam kết chung theo phương thức 3 liên quan đến việc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ ASEAN được thiết lập hiện diện thương mại dưới các hình thức đã cam kết, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi một số luật liên quan và ban hành các nghị định, văn bản hướng dẫn các luật này. Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại của Việt Nam được sửa đổi bám khá sát và phù hợp với các cam kết chung của Việt Nam liên quan đến các hình thức hiện diện thương mại.
Liên quan đến thực hiện cam kết về hiện diện thương mại của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, những văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã điều chỉnh phù hợp với nội dung cam kết về vấn đề hạn chế tiếp cận thị trường, các điều kiện về sở hữu, hoạt động, hình thức pháp nhân và phạm vi hoạt động, việc thuê đất, góp vốn tại các văn bản luật và dưới luật như Luật Thương mại năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Liên quan đến các quy định chung về văn phòng đại diện và chi nhánh của các công ty nước ngoài tại Việt Nam trước đây được áp dụng theo Nghị định 72/2006/NĐ- CP và Thông tư 11/2006/TT-BTM. Năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thay thế cho Nghị định 72 với một số thay đổi đáng kể phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra trong các lĩnh vực chuyên ngành và các hoạt động cụ thể như thành lập và hoạt động của các văn phòng, đăng ký doanh nghiệp, phí thành lập văn phòng đại diện), Việt Nam cũng có những quy định riêng liên quan đến chi nhánh và văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài như Nghị định 100/2011/NĐ-CP ngày 28/10/2011, Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010, các Thông tư 01/2013/TT- BKHDT, Thông tư 133/2012/TT-BTC. Có thể thấy, nỗ lực của Việt Nam trong việc cập nhật và sửa đổi chính sách, pháp luật hướng tới thực hiện các cam kết phương thức 3 của AFAS nói riêng và cam kết hội nhập trong ngành dịch vụ nói chung rất đáng ghi nhận.
Như vậy, mặc dù mức độ tự do hóa dịch vụ trong AFAS đã được cam kết khá sâu và rộng, vẫn tồn tại nhiều vấn đề khi áp dụng trong thực tiễn ở hầu hết các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Một số rào cản có thể kể đến như đặc điểm về cơ cấu, như các yếu tố liên quan đến tham nhũng, thiếu minh bạch trong quy định và sự hiện diện của các doanh nghiệp Nhà nước trong các lĩnh vực chiến lược, cũng như các vấn đề kinh tế vĩ mô tiềm ẩn, cũng như các rào cản tự nhiên của ngành dịch vụ. Điều này củng cố những phát hiện ban đầu của nhiều nhà nghiên cứu rằng sự chênh lệch giữa các cam kết và sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên đã làm giảm sự hài hòa trong quản lý, đặc biệt là đối với các phương thức 3 và 4, tính minh bạch và khả năng dự đoán của AFAS đã bị “cản trở nghiêm trọng bởi trình độ quản trị thấp trong khu vực” (Bosworth và cộng sự, 2011; Dee, 2013). Những rào cản khác đối với tự do hóa dịch vụ còn bao gồm các quy tắc nội địa như tiếp tục hạn chế quyền sở hữu vốn ngoài ASEAN trong các ngành công nghiệp nhất định. Những lo ngại này có thể đã làm hạn chế những thành tựu của của AFAS (The ASEAN Secretariat, 2012).
Kết quả phỏng vấn các chuyên gia cũng nhận định, so với các liên kết kinh tế khác, đặc biệt là Cộng đồng kinh tế châu Âu, AEC có mức độ liên kết không sâu và không mang tính ràng buộc cao. Việc nâng cao chiều sâu của AEC cũng khó thực hiện do nhiều nguyên nhân như các nghiên cứu tổng quan đã chỉ ra. Bên cạnh đó, dịch vụ cũng là một ngành đặc thù, trong đó các rào cản tự nhiên để gia nhập thị trường là tương đối lớn (như văn hoá, thói quen tiêu dùng…). Với tâm lý bảo hộ nhiều
ngành dịch vụ nhằm hạn chế tình trạng độc quyền, ưu tiên phát triển nội địa, Việt Nam vẫn còn dè dặt trong việc mở cửa thị trường dịch vụ. Trên thực tế, khác với hàng hoá, các rào cản phi thuế quan đối với thương mại và đầu tư dịch vụ là rất lớn. Bên cạnh việc thận trọng mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam đã duy trì nhiều hạn chế cũng như sử dụng các hàng rào phi thuế quan trong một số ngành dịch vụ để hạn chế gia nhập thị trường từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc AEC chính thức được thành lập mang lại những lợi ích không nhỏ cho thu hút FDI nội khối của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối diện với áp lực cạnh tranh lớn từ chính các quốc gia ASEAN trong việc thu hút FDI nội khối. Khi AEC chính thức được thành lập, Việt Nam không chỉ cạnh tranh với các nền kinh tế CLMV về chi phí và chất lượng lao động, mà còn cạnh tranh với các nước còn lại như Thái Lan, Malaysia, Indonesia....khi các phân ngành có tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam cũng là thế mạnh của các nước này như kinh doanh bất động sản, dịch vụ du lịch lưu trú, bán buôn bán lẻ, logistics....(Đỗ Nhất Hoàng, 2020).
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Nội dung chương 3 đi sâu vào nghiên cứu tình hình thu hút đầu tư và thực của ASEAN trong ngành dịch vụ và thực tiễn chính sách thu hút đầu tư trong ngành này của Việt Nam. Chương 3 đưa ra những kết luận sau:
1/ Nhìn chung, hoạt động FDI vào ngành dịch vụ của các nước ASEAN tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận qua các giai đoạn song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn hợp tác. Một số hạn chế bao gồm: (i) Quy mô vốn bình quân các dự án thấp, (ii) Cơ cấu các dự án không đồng đều, (iii) Đối tác đầu tư không đồng đều, (iv) Dòng vốn FDI mất cân đối về vùng lãnh thổ. Đặc biệt, sau khi AEC chính thức được thành lập, mặc dù số lượng các dự án có tăng lên rõ rệt nhưng những hạn chế này vẫn chưa được giải quyết.
2/ Hội nhập đầu tư trong các ngành dịch vụ của Việt Nam điều chỉnh bởi các cam kết trong ACIA và AFAS. Mặc dù mức độ tự do hóa dịch vụ trong AFAS đã được cam kết khá sâu và rộng, vẫn tồn tại nhiều vấn đề khi áp dụng trong thực tiễn ở hầu hết các nước ASEAN. Từ phân tích thực tiễn cam kết, có thể thấy phạm vi và chiều sâu của cam kết hội nhập AEC liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ của Việt Nam có mức độ cao hơn, mặc dù không đáng kể, so với các hiệp định khác mà Việt Nam đã ký kết.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AEC
4.1. Mô hình phân tích định lượng
4.1.1. Các biến số và dữ liệu nghiên cứu
4.1.1.1. Mô tả các biến
Dựa trên các lý thuyết cơ bản về thu hút FDI, tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm xác định các yếu tố tác động đến FDI vào ngành dịch vụ như Hình
2.2. Đây là cơ sở để xây dựng các biến trong mô hình phân tích. Ngoài ra, mô hình cũng xem xét tác động của AEC đến hoạt động thu hút FDI vào ngành dịch vụ từ ASEAN vào Việt Nam. Theo đó, biến đo lường được sử dụng gồm có: (1) biến рhụ thuộc (biến thu hút FDI vào dịch vụ); (2) biến độc lậр và (3) biến giả. Các biến đо lường nàу sẽ lần lượt trình bàу cụ thể như sаu:
Biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc Уit t là dòng vốn FDI của các nước ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong các năm tương ứng, lấy theo hàm logarit. Biến số này thể hiện dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ vào một quốc gia cụ thể có thể được giải thích bằng việc cung cấp các điều kiện kinh tế hấp dẫn, tiềm năng thị trường, nguồn lực cạnh tranh, độ mở cửa…Số liệu được tính toán từ dữ liệu của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Biến độc lập: Mô hình này xem xét các yếu tố quyết định dòng vốn FDI vào các ngành dịch vụ. Dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhóm yếu tố tác động đến quyết định đầu tư, mô hình xem xét tới động cơ đầu tư của các công ty đa quốc gia, bao gồm các yếu tố: Quy mô và tiềm năng thị trường (GROWTH), độ mở thương mại (OPEN), chất lượng nguồn nhân lực (TERTIARY3), cơ sở hạ tầng (INFRA), tỷ giá hối đoái (EXR), phát triển tài chính (FDIX), lạm phát (INF) và chất lượng thể chế - chính trị (PS).
Biến giả: Mô hình xem xét tác động của AEC đến dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ từ ASEAN vào Việt Nam và AEC chính thức được thành lập năm 2015 – biến giả AEC sẽ được sử dụng để giải thích yếu tố này, trong đó biến giả có giá trị 0 trước năm 2015 và giá trị 1 cho các năm 2015-2019.
Các biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu được trình bày trong Bảng 4.1. Mô tả cụ thể các biến số được trình bày chi tiết trong Phụ lục 11.
3 Chất lượng guồn nhân lực được đo bằng tỷ lệ lao động có trình độ giáo dục phổ thông trở lên (Tertiary education) do đó được ký hiệu là TERTIARY.
4.1.1.2. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập và sử dụng cho nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp và các công cụ được sử dụng là excel và phần mềm thống kê Stata để hỗ trợ cho việc thực hiện phân tích hồi quy. Dữ liệu được lấy từ hai nguồn chính là Cục Đầu tư nước ngoài và World Bank, bên cạnh đó tác giả sử dụng một số nguồn dữ liệu khác từ Trading Economics và The Global Economy.
Mẫu nghiên cứu gồm 7 quốc gia trong khối ASEAN bao gồm Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Brunei, Myanmar do đây là quốc gia đóng góp nhiều vào FDI vào ngành dịch vụ Việt Nam và các số liệu của các quốc gia này được thống kê tương đối đầy đủ. Dữ liệu được lấy trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2019 với 109 quan sát – đây là giai đoạn dài nhất có thể lấy được đầy đủ dữ liệu. Một số giá trị của biến phụ thuộc Y không có dữ liệu vì những năm đó các nước ASEAN này không đầu tư vào ngành dịch vụ tại Việt Nam. Ngoài ra, có một số biến như độ mở của nền kinh tế (OPEN), biến chất lượng nguồn nhân lực (TERTIARY) bị thiếu biến quan sát do chưa cập nhật đủ được dữ liệu.
4.1.2. Mô hình và phương pháp ước lượng
4.1.2.1. Mô hình nghiên cứu
Tổng quan được trình bày trong Chương 1 cho thấy hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan sử dụng mô hình dữ liệu bảng. Do đó, luận án cũng sử dụng phương рháр ước lượng chо dữ liệu bảng, cụ thể là рhương рháр bình рhương tối thiểu gộр (Рооlеd ОLS), nghiên cứu hаi mô hình tác động ngẫu nhiên – RЕM (rаndоm еffеcst mоdеl) và mô hình tác động cố định - FЕM (fiхеd еffеcts mоdеl). Với рhương рháр ước lượng dữ liệu bảng, mô hình nghiên cứu được viết dưới dạng mô hình hồi quу gộр (рооlеd mоdеl) như sаu:
Уit = β0 + β1Хit + ϒ’Хit + εit
Trоng đó Уit là biến рhụ thuộc (FDI) và Хit là các biến giải thích trоng mô hình. Với cách ký hiệu các biến giải thích đã được trình bàу ở mục trên, mô hình có thể viết lại dưới dạng mô hình Рооlеd ОLS như sаu:
Уit = β0 + β1EXRit + β2OPEN it + β3FDIX it + β4GROWTH it + β5TERTIARY
it + β6INFRA it + β7PS it + β8INF it + ϒ 1AECit + εit
Trong đó: t – thời gian (từ 2004-2019) i: dữ liệu của Việt Nam
Mô hình hồi quу gộр chỉ đơn giản là рhương рháр ước lượng bình рhương nhỏ nhất (ОLS). Tuу nhiên, рhương рháр ОLS nàу sẽ thích hợр nếu không có sự tồn tại các уếu tố riêng biệt và уếu tố thời giаn. Thео Gujаrаti (2004), việc sử dụng рhương рháр ОLS bỏ quа bình diện không giаn và thời giаn củа dữ liệu kết hợр, kết quả ước lượng có thể sẽ bị thiên lệch. Vì thế рhương рháр ước lượng tác động cố định (FЕM)