FDI từ ASEAN cũng không nằm ngoài các diễn biến xu thế của FDI vào Việt Nam. Tính đến cuối năm 2020, FDI từ ASEAN vào Việt Nam đạt hơn 82 tỷ USD, chiếm hơn 12% về số lượng các dự án và hơn 21% về tổng vốn đầu tư so với tổng số FDI vào Việt Nam (Cục Đầu tư nước ngoài, 2021).
350
8000
300
7000
250 6000
5000
200
4000
150
3000
100
2000
50
1000
0
0
Số dự án
Vốn đầu tư
Dự án
Triệu USD
FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ của Việt Nam cũng mang những nét đặc thù phát triển này đo đây cũng là lĩnh vực thu hút chủ đạo nguồn vốn FDI từ ASEAN của Việt Nam.
1988
1989
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
Biểu đồ 3.6: FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam giai đoạn 1988-2020
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2021)
Thời kỳ đầu, quy mô các dự án còn khiêm tốn, tiến độ thực hiện chậm, chủ yếu mang tính chất thăm dò, tìm hiểu thị trường Việt Nam và tập trung vào một số ngành hạn chế nhằm khai thác nguồn tài nguyên sẵn có và lao động giá rẻ của Việt Nam. Các dự án này được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Việt Nam. Thời kỳ 1988-1996 được coi là thời kỳ tăng trưởng nhanh của FDI từ ASEAN vào Việt Nam nói chung và FDI vào các ngành dịch vụ nhờ các tác động từ nhiều sự kiện và hoạt động đáng chú ý như sự cải thiện trong quan hệ chính thức của Việt Nam – ASEAN, chủ trương chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, việc ban hành luật Đầu tư nước ngoài tháng 12/1987..., cùng với các yếu tố như quy mô thị trường, nguồn lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã làm cho Việt Nam trở thành một điểm đầu tư mới nhưng đầy hứa hẹn (Cục Đầu tư nước ngoài, 2015).
Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc hủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu vực châu Á vào năm 1997 đã làm cho dòng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam giảm mạnh. Năm 1997 đánh dấu 10 năm thực hiện luật Đầu tư nước ngoài và cũng là năm đầu tiên thực hiện Luật sửa đổi bổ sung nhưng số lượng các dự án FDI từ ASEAN
vào các ngành dịch vụ vẫn sụt giảm mạnh và tình trạng suy giảm vẫn tiếp tục kéo dài trong nhiều năm tiếp theo. Sau năm 2000, mặc dù kinh tế các nước ASEAN đã phục hồi sau khủng hoảng, FDI của ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam cũng đã có những dấu hiệu phục hồi tăng trở lại nhưng chưa mạnh.
Giai đoạn 2005 – 2010 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong dòng vốn FDI – có gián đoạn năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đây là thời kỳ ASEAN chuyển sang giai đoạn mới đánh dấu bằng việc ra đời của AEC. Giai đoạn này cũng đánh dấu việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007 và việc cải cách trong các chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam, tạo nền móng cho dòng vốn FDI tăng nhanh. Vốn FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam đạt mức đỉnh điểm với hơn 6,7 tỷ USD (Cục Đầu tư nước ngoài, 2015). Từ năm 2011 cho đến nay, số lượng dự án FDI liên tục tăng, tuy nhiên hầu hết các dự án chỉ có vốn đầu tư vừa và nhỏ. Nói cách khác, số lượng các dự án FDI tăng vượt bậc so với các giai đoạn trước, nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký của các năm lại rất hạn chế. Ví dụ, năm 2008
– có 133 dự án FDI đăng ký mới nhưng tổng vốn đầu tư của các dự án này lên đến hơn 6,7 tỷ USD. Trong khi đó, giai đoạn 2011-2020, hàng năm đều có khoảng hơn 200 dự án đăng ký mới nhưng tổng vốn đầu tư hầu hết đều dưới 1 tỷ USD/năm. (năm 2020, có 274 dự án đăng ký mới nhưng tổng vốn đăng ký chỉ ở mức 900 triệu USD).
Mặc dù còn hạn chế nếu xét trên phương diện chung, tuy nhiên trong ngành dịch vụ, FDI từ ASEAN chiếm hơn 17% về số lượng các dự án và hơn 30% về tổng vốn đầu tư (luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2020) so với tổng số các dự án FDI vào ngành dịch vụ của Việt Nam. Triển vọng đầu tư trong thời gian tới ở nhiều ngành, trong đó có dịch vụ, vẫn rất sáng sủa. Bên cạnh sản xuất, bán buôn bán lẻ và kinh doanh bất động sản là những phân ngành thu hút được nhiều FDI từ ASEAN nhất của Việt Nam (The ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2020).
3.2.2. Quy mô vốn theo phân ngành
Đầu tư nội khối ASEAN tập trung chủ yếu trong 5 ngành – chiếm đến hơn 80% tổng vốn đầu tư nội khối trong khu vực . Trong khi hoạt động đầu tư nội khối trong ngành sản xuất chứng kiến sự sụt giảm đáng kể, đầu tư nội khối mạnh mẽ vào ngành tài chính-bảo hiểm và bán buôn-bán lẻ là động lực chính duy trì đà tăng của dòng vốn (Xem Biểu đồ 3.7). Dịch vụ cũng là ngành thu hút được nhiều FDI nhất trong khu vực ASEAN. Cũng tương tự như xu hướng tăng trưởng trung bình toàn cầu, tỷ trọng của ngành dịch vụ trong tổng FDI đã tăng từ 50% giai đoạn 1999-2003 lên 66% giai đoạn 2014-2018. Con số này cao hơn tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP của khu vực. Mức tăng trưởng FDI vào các ngành dịch vụ những năm gần đây của khu vực cũng luôn duy trì ở mức cao (ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2020).
Cung cấp điện, khí, gas Kinh doanh bất động sản Bán buôn và bán lẻ
Sản xuất Tài chính và bảo hiểm
1.137 | |
2.577 | |
1.642 | |
3.243 | |
1.367 | |
3.933 | |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Hội Nhập Kinh Tế Khu Vực Đến Thu Hút Fdi
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Fdi Vào Ngành Dịch Vụ
- Thực Tiễn Thu Hút Fdi Từ Asean Vào Các Ngành Dịch Vụ Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Triển Khai Cam Kết Hội Nhập Aec
- Số Dự Án Fdi Đăng Ký Mới Từ Asean Vào Việt Nam Trong Một Số Ngành Dịch Vụ Giai Đoạn 2015 – 2020
- Chỉ Số Hoekman Theo Các Phương Thức Cung Cấp Dịch Vụ Của Việt Nam Trong Afas 9
- Mô Tả Biến Độc Lập Và Tác Động Kỳ Vọng
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
7.265
5.602
8.690
0 2000 4000 6000 8000 10000
Triệu USD
2020
2019
Biểu đồ 3.7: Đầu tư nội khối ASEAN trong một số phân ngành chính năm 2019-2020
(Nguồn: The ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2021)
Tại Việt Nam, luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 02/2021, ASEAN có tổng số 4.281 dự án trong cả ba ngành nông nghiệp – công nghiệp và dịch vụ, với tổng vốn đầu tư gần 91 tỷ USD. Trong đó, có 61% các dự án đầu tư vào ngành dịch vụ (2.612/4.281 dự án), chiếm 35% tổng vốn đầu tư (32/91 tỷ USD) (Cục Đầu tư nước ngoài, 2021)(Xem Phụ lục 4). Như vậy, dịch vụ là ngành chiếm nhận được nhiều vốn đầu tư nhất từ ASEAN tính theo số lượng dự án. Tuy nhiên, do tính chất các dự án dịch vụ thường có quy mô nhỏ, tổng vốn đầu tư vào ngành dịch vụ chỉ chiếm 1/3 lượng FDI nội khối vào Việt Nam
Bảng 3.5: FDI của ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ theo phân ngành*
Phân ngành dịch vụ | Số dự án (dự án) | Vốn đăng ký (triệu USD) | Tỷ trọng (%) | |
1 | Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy | 904 | 2.161,2 | 6,76 |
2 | Dịch vụ lưu trú và ăn uống | 89 | 1.813,2 | 5,67 |
3 | Giáo dục và đào tạo | 95 | 3.614,8 | 11,3 |
4 | Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ | 610 | 836,5 | 2,62 |
5 | Hoạt động dịch vụ khác | 12 | 9,9 | 0,03 |
6 | Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ | 64 | 478,6 | 1,5 |
7 | Hoạt động kinh doanh bất động sản | 215 | 17.362,5 | 54,3 |
8 | Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm | 13 | 62,3 | 0,2 |
9 | Nghệ thuật, vui chơi và giải trí | 18 | 2.757,3 | 8,62 |
10 | Thông tin và truyền thông | 345 | 912,1 | 2,85 |
11 | Vận tải kho bãi | 212 | 1.300,1 | 4,07 |
12 | Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội | 34 | 667,1 | 2,09 |
13 | Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị- xã hội quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng | 1 | 0,01 | - |
Tổng số | 2.612 | 31.975,9 | 100 |
*Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 2/2021 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2021)
Các dự án FDI từ ASEAN đầu tư vào 12 phân ngành dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, các phân ngành (1) Bán buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; (2)
Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; (3) Thông tin và truyền thông đứng đầu về số dự án đăng ký với lần lượt 904, 610 và 345 dự án. Tuy nhiên về vốn đăng ký, FDI trong những ngành này chỉ chiếm lần lượt 6,76%, 2,62% và 2,85% tổng vốn đăng ký, cho thấy các dự án FDI trong các ngành này đa số là các dự án vừa và nhỏ. Trong khi đó, số lượng các dự án thuộc phân ngành Hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 8.2% tổng số dự án (215/2.612 dự án) nhưng tỷ trọng trong vốn đăng ký lại chiếm 54.3%, cho thấy đây đều là các dự án cho giá trị lớn. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của ngành khi đầu tư vào kinh doanh bất động sản thường đòi hỏi lượng vốn rất lớn. Phân ngành Giáo dục và đào tạo; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí là những phân ngành tiếp theo chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn với lần lượt 11,3% và 8,62% (Cục Đầu tư nước ngoài, 2021).
Số lượng các phân ngành dịch vụ mà các quốc gia ASEAN đầu tư vào Việt Nam rất đa dạng, tuy nhiên ngoài (i) Hoạt động kinh doanh bất động sản và (ii) Giáo dục và đào tạo, tỷ trọng vốn đầu tư của phân ngành còn lại đều dưới 10% - chủ yếu ở mức 1% - 3%. Đặc biệt, kể cả những phân ngành ưu tiên hội nhập của ASEAN trong khuôn khổ AFAS như hoạt động y tế, e-ASEAN (hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ) và tài chính đều có mức đầu tư rất hạn chế, chỉ ở mức 0,5 đến 2% tổng vốn đăng ký. Như vậy, hoạt động đầu tư chỉ mới đang chỉ tập trung ở một số ngành rất hạn chế, chưa tương xứng với định hướng ưu tiên trong ngành dịch vụ của ASEAN.
So với FDI nói chung của Việt Nam trong ngành dịch vụ, (i) Giáo dục và đào tạo, (ii) Hoạt động kinh doanh bất động sản; (iii) Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội,
(iv) Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ là những phân ngành mà ASEAN có vốn đầu tư lớn, chiếm khoảng 30% tổng FDI trong phân ngành tương ứng. Cá biệt, vốn FDI của ASEAN trong phân ngành Giáo dục và đào tạo chiếm đến hơn 80% tổng vốn FDI Việt Nam nhận được trong phân ngành này (18% số dự án) – đa số là các trung tâm đào tạo tiếng Anh, tin học, phát triển kỹ năng và các cơ sở giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, các phân ngành (i) Bán buôn bán lẻ, (ii) Vận tải kho bãi; (iii) Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ cũng là phân ngành ASEAN chiếm lượng FDI lớn so với tổng FDI vào ngành dịch vụ của Việt Nam - ở mức 25%. Như vậy, ngoại trừ Hoạt động kinh doanh bất động sản, Bán buôn bán lẻ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và Vận tải, kho bãi là những phân ngành thu hút được nhiều FDI nói chung, các phân ngành Giáo dục và đào tạo, Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (đa số là các dự án thành lập phòng khám đa khoa), Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (đa số là các dự án kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý, đại lý lữ hành và tour du lịch) có thể được coi là thế mạnh của những nhà đầu tư ASEAN so với những nhóm nhà đầu
tư khác. Những phân ngành còn lại có số dự án và tổng vốn đầu tư chỉ quanh mức 10% so với tổng lượng FDI của Việt Nam trong ngành dịch vụ.
Bên cạnh đó, mặc dù hoạt động đầu tư nội khối trong ngành Ngân hàng – bảo hiểm rất mạnh mẽ, dòng vốn ASEAN vào Việt Nam trong phân ngành này còn tương đối hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do các rào cản gia nhập thị trường trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng của Việt Nam còn tương đối lớn.
3.2.3. Quy mô vốn theo chủ đầu tư
Tính đến tháng 2/2020, Singapore, Malaysia và Thái Lan là ba nước dẫn đầu trong các nước ASEAN và số dự án và tổng vốn FDI vào Việt Nam. Nhóm 3 quốc gia này cũng là những nhà đầu tư nội khối lớn nhất của khu vực trong nhiều năm (The ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2021). Lào, Campuchia và Myanmar cũng đã có những dự án FDI vào Việt Nam tuy số lượng dự án và vốn đầu tư của những nước này vẫn còn hết sức khiêm tốn (Xem Bảng 3.6).
Bảng 3.6: FDI của ASEAN từ ASEAN vào Việt Nam theo chủ đầu tư*
Chủ đầu tư | Số dự án (dự án) | Tổng vốn đầu tư (triệu USD) | |
1 | Singapore | 2.651 | 63.143,5 |
2 | Malaysia | 646 | 12.954,9 |
3 | Thái Lan | 605 | 12.602,9 |
4 | Brunei Darussalam | 161 | 977,4 |
8 | Campuchia | 28 | 670,8 |
5 | Indonesia | 98 | 607,7 |
6 | Philippines | 81 | 560,5 |
7 | Lào | 9 | 70,9 |
9 | Myanmar | 1 | 0,80 |
Tổng số | 4.281 | 90.989,5 |
*Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 2/2021 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2021)
Trong ngành dịch vụ, Singapore vẫn là chủ đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong khu vực ASEAN, chiếm đến 69% số dự án và 76% tổng vốn đăng ký. Một phần đáng kể các khoản đầu tư nội khối ASEAN đến từ bên ngoài khu vực và được chuyển qua một số quốc gia thành viên, chủ yếu là từ Singapore (The ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2021). Đa số các dự án của các chủ đầu tư Singapore là trong các phân ngành Hoạt động kinh doanh bất động sản và Bán buôn bán lẻ - phân phối. Số dự án trong phân ngành Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ cũng tương đối lớn nhưng đa số là các dự án nhỏ.
Thái Lan và Malaysia cũng là những nhà đầu tư FDI lớn của Việt Nam trong các ngành dịch vụ. Các phân ngành dịch vụ Thái Lan có nhiều dự án đầu tư đó là Hoạt động kinh doanh bất động sản với 20 dự án, tổng vốn đầu tư 723 triệu USD; Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 161 dự án, tổng vốn đầu tư 347
triệu USD; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ với 13 dự án, tống vốn đầu tư 315 triệu USD. Các nhà đầu tư Thái Lan với nguồn vốn dồi dào, có xu hướng mua lại doanh nghiệp nội địa để làm bàn đạp phát triển. Không thể phủ nhận Việt Nam đang làm điểm đến yêu thích của nhiều nhà đầu tư Thái Lan, với hàng loạt dự án đầu tư và các thương vụ mua bán sáp nhập giá trị cao trong ngành bán lẻ, tiêu dùng. Trong khi đó, Malaysia đầu tư chủ yếu vào phân ngành Giáo dục và đào tạo với tổng vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ USD, Hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn FDI 1,02 tỷ USD và Dịch vụ lưu trú – ăn uống với gần 456 triệu USD (Cục Đầu tư nước ngoài, 2021). Nhờ chính sách phát triển giáo dục, Malaysia hiện đứng thứ 38 trong các quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN chỉ sau Singapore (Theo Báo cáo Best countries report, 2021). Có nhiều lý do để các nhà đầu tư Malaysia chọn Việt Nam, ngoài vấn đề Việt Nam là thị trường lớn với nhu cẩu tiêu dùng ngày càng tăng, đây còn là thị trường mà các MNEs của Malaysia có thể phát triển ra khu vực.
Bảng 3.7: FDI của ASEAN từ ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ theo chủ đầu tư
Số dự án | Tỷ trọng (%) | Vốn đầu tư (triệu USD) | Tỷ trọng (%) | |
Singapore | 1.803 | 69.03 | 24.253,02 | 75,85 |
Malaysia | 336 | 12.86 | 5.730 | 17,92 |
Thái Lan | 296 | 11.33 | 1.706,68 | 5,34 |
Indonesia | 70 | 2.68 | 203,99 | 0,64 |
Philippines | 51 | 1.95 | 14,71 | 0,05 |
Brunei Darussalam | 25 | 0.96 | 23,63 | 0,07 |
Campuchia | 22 | 0.84 | 22,19 | 0,07 |
Lào | 8 | 0.31 | 20,99 | 0,07 |
Myanmar | 1 | 0.04 | 0,80 | 0,002 |
Tổng số | 2.612 | 100 | 31.975,98 | 100 |
*Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 2/2021 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2021)
Các thành viên ASEAN còn lại có số dự án và vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam ở mức rất hạn chế, gần như không đáng kể. Kể cả Indonesia và Philippines, mặc dù mỗi quốc gia đều có khoảng trên dưới 50 dự án trong khu vực dịch vụ, tuy nhiên hầu hết đây đều là những dự án có quy mô nhỏ, tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư đều chưa đến 1%.
3.2.4. Quy mô vốn theo hình thức đầu tư
Đa số các dự án FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ (luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 2/2021) đều dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài với 2.007/2.282 dự án, có 595 dự án liên doanh và chỉ có 10 dự án đầu tư dưới dạng hợp
đồng hợp tác kinh doanh. Đây cũng là đặc điểm chung của các dự án FDI từ ASEAN vào Việt Nam.
Các dự án trong giai đoạn đầu (những năm 1988 đến 1995) chủ yếu là các dự án liên doanh. Năm 1993, Việt Nam có dự án FDI 100% vốn đầu tiên trong ngành dịch vụ từ ASEAN trong lĩnh vực Bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và Nghệ thuật, vui chơi, giải trí. Tuy nhiên số dự án dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài tăng lên rất nhanh và đến khoảng những năm 2000, số dự án sử dụng phương thức đầu tư này đã cân bằng với các dự án liên doanh. Điều này cũng phù hợp với diễn biến đầu tư FDI tại Việt Nam.
Luật Đầu tư ra đời cuối năm 1987 đã mở đường cho thu hút FDI nói chung và FDI từ ASEAN vào Việt Nam nói riêng. Dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian này còn dè dặt, các dự án chủ yếu dưới hình thức liên doanh nhằm thăm dò thị trường. Đồng thời, Luật đầu tư nước ngoài 1987 cũng chỉ cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài trong một số phân ngành rất hạn chế.
Bảng 3.8: FDI của ASEAN từ ASEAN vào Việt Nam trong các ngành dịch vụ theo hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư | Số dự án (dự án) | Tổng vốn đầu tư (triệu USD) | |
1 | 100% vốn nước ngoài | 2.007 | 20.049,98 |
2 | Liên doanh | 595 | 11.272,57 |
3 | Hợp đồng hợp tác kinh doanh | 10 | 653,42 |
Tổng | 2.612 | 31.975,98 |
*Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 2/2021 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2021)
Cùng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam, các lần sửa đổi và ban hành Luật đầu tư tiếp theo vào các năm 2014 và 2020 đã tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời mở rộng số phân ngành được cho phép đầu tư dưới hình thức 100% vốn FDI nhằm phù hợp với các cam kết quốc tế đã ký kết. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư ASEAN đã có kinh nghiệm cũng như niềm tin vào tiềm năng của Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh hình thức liên doanh, số lượng các dự án đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng.
3.2.5. Quy mô vốn theo địa phương
Tính luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 09/2019, thành viên ASEAN đã có dự án đầu tư ở 57/64 tỉnh thành của Việt Nam. Mặc dù các địa phương như Yên Bái, Kon Tum, Hà Giang mới chỉ có 1 dự án FDI từ ASEAN với số vốn đầu tư còn hạn chế, có thể thấy ASEAN đã có dự án đầu tư ở hầu khắp các địa phương tại Việt Nam. Sự đa dạng trong đầu tư cho thấy tiềm năng thu hút FDI từ ASEAN vẫn còn rất lớn. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai và
Quảng Nam là những địa phương nhận được nhiều FDI nhất từ ASEAN tính theo tổng vốn đầu tư. Trong đó, số lượng dự án FDI vào TP. Hồ Chí Minh chiếm tới 47% số dự án và 211% tổng vốn FDI (Cục Đầu tư nước ngoài, 2021).
Xét riêng ngành dịch vụ, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn là địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI từ ASEAN. Chỉ riêng hai địa phương này đã chiếm đến 86% số các dự án vào các ngành dịch vụ, 34% tổng vốn đầu tư. Do đây là các thành phố lớn, những dự án đầu tư vào 2 địa phương này rất đa dạng về phân ngành cũng như quy mô. Các dự án FDI vào ngành dịch vụ tại các thành phố và các tỉnh thành phát triển khác như Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng cũng có cùng đặc điểm này.
Trong khi đó, một số địa phương có thế mạnh về du lịch như Quảng Nam hay Thừa Thiên Huế, mặc dù số dự án rất nhỏ nhưng tổng vốn đăng ký lại lớn do các dự án này chủ yếu đầu tư vào các phân ngành bất động sản, dịch vụ lưu trú ăn uống và vui chơi giải trí – đây đều là những phân ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn (Xem Bảng 3.9).
Bảng 3.9: Các địa phương dẫn đầu về thu hút FDI từ ASEAN trong các ngành dịch vụ
Tỉnh | Số dự án (dự án) | Vốn đăng ký (triệu USD) | |
1 | TP. Hồ Chí Minh | 1512 | 10.647,37 |
2 | Hà Nội | 455 | 5.557,93 |
3 | Quảng Nam | 3 | 4.000,45 |
4 | Đồng Nai | 22 | 2.553,95 |
5 | Thừa Thiên Huế | 4 | 2.007,20 |
6 | Bình Dương | 62 | 1.371,91 |
7 | Hải Phòng | 37 | 920,30 |
8 | Quảng Ninh | 6 | 722,19 |
9 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 33 | 617,59 |
10 | Đà Nẵng | 40 | 583,21 |
*Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 2/2021 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2019)
3.2.6. Đánh giá về tình hình thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam
Hoạt động FDI vào các ngành dịch vụ từ ASEAN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng tích cực. Hiện nay, 60% số dự án FDI từ ASEAN (tương đương 41% tổng vốn FDI) tập trung vào các ngành dịch vụ. ASEAN cũng là đối tác quan trọng, đóng góp gần 20% về tổng số dự án và hơn 30% về tổng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong ngành này. Dòng vốn FDI nói chung và FDI từ ASEAN nói riêng được xem như một chất xúc tác quan trọng thúc đẩy chuyển dịch