Tác Động Của Hội Nhập Kinh Tế Khu Vực Đến Thu Hút Fdi


2.1.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế khu vực đến thu hút FDI

a. Cơ chế tác động của liên kết kinh tế khu vực đến thu hút FDI

Hội nhập kinh tế khu vực có thể thúc đẩy hoặc chuyển hướng hoạt động đầu tư thông qua các cơ chế mở rộng lĩnh vực đầu tư và điều chỉnh các chính sách đối xử với nhà đầu tư của các quốc gia thành viên khác trong cùng một liên kết. Hội nhập thúc đẩy FDI thông qua tự do hoá thương mại và hội nhập thị trường, nỗ lực hài hoà hoá các khuôn khổ chính sách chung của các nước tham gia - bao gồm đầu tư (bảo hộ và tự do hoá) và hợp tác đầu tư trực tiếp đối với các dự án đầu tư cấp khu vực (Xem Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Cơ chế tác động của hội nhập kinh tế khu vực đến thu hút FDI



Cơ chế

Ảnh hưởng đến dòng vốn FDI trong khu vực liên kết

Ảnh hưởng đến dòng vốn FDI ngoài khu vực liên kết


Tự do hoá và/hoặc bảo hộ đầu tư thông qua các điều khoản của các hiệp định đầu tư

Cho phép/ khuyến khích dòng chảy gia tăng từ các nhà đầu tư trong khu vực, bao gồm cả các nhà đầu tư nước thứ ba từ bên ngoài khu vực liên kết

Khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các nước thứ ba bên ngoài khu vực liên kết đầu tư nhằm tận dụng các ưu đãi và tránh bảo hộ đầu tư

Các điều khoản về hội nhập thương mại và thị trường trong các hiệp định liên kết kinh tế

Cho phép tổ chức lại hoạt động sản xuất – bao gồm cả đầu tư và thoái vốn – tại các

quốc gia tham gia vào liên kết kinh tế khu vực

Thu hút đầu tư mới của nước thứ ba nhằm tiếp cận thị trường rộng mở hơn, tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu


Hài hoà chính sách nhằm thực thi các cam kết liên kết kinh tế


Khuyến khích đầu tư thông qua giảm chi phí giao dịch và rủi ro

Tạo điều kiện/ khuyến khích tăng dòng vốn FDI nếu việc hài hoá hoá chính sách bao gồm các quy định đầu tư áp dụng cho các nhà đầu tư của các nước thứ ba ngoài khu vực liên kết kinh tế

Các dự án đầu tư toàn khu vực rộng hơn (ví dụ cơ sở hạ tầng hoặc nghiên cứu và phát triển) được thực hiện thông qua các hiệp

định khu vực


Tăng cơ hội đầu tư


Tăng cơ hội đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - 7

(Nguồn: UNCTAD, 1996)

Hội nhập giúp FDI có thể tăng lên nhờ việc tự do hoá và dỡ bỏ các hạn chế đầu tư hoặc giảm chi phí giao dịch thông qua loại bỏ rào cản thương mại và hội tụ chính sách giữa các quốc gia thành viên. Thu hút FDI bên ngoài khu vực liên kết cũng có thể tăng lên nhờ có sự hấp dẫn của một thị trường mở rộng – điều này đặc biệt quan trọng đối với nhóm nền kinh tế nhỏ hơn trong liên kết kinh tế. Bên cạnh đó, hội


nhập kinh tế khu vực làm gia tăng các rào cản thương mại với các quốc gia bên ngoài liên kết, từ đó tác động làm gia tăng dòng FDI thay thế nhập khẩu. Đầu tư bên ngoài khu vực liên kết cũng có thể tăng lên do kết quả của những nỗ lực phối hợp nhằm thúc đẩy đầu tư trong liên kết kinh tế (Basil và cộng sự, 2003; Clark, 2000).

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI do kết quả của việc hợp lý hoá các cơ sở sản xuất của các MNEs trong khu vực nhằm đạt được lợi thế kinh tế vùng (location economies). Quá trình này có thể dẫn đến việc gia tăng dòng vốn FDI hoặc chuyển hướng đầu tư thuộc khu vực liên kết kinh tế, đặc biệt khi hội nhập làm giảm các rào cản thương mại giúp các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế kinh tế về quy mô, sản xuất và phục vụ các thị trường khu vực rộng lớn hơn (Kokko & Patrik, 2004).

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của liên kết kinh tế khu vực đến thu hút FDI

Tác động của hội nhập kinh tế khu vực – bao gồm từ các khu vực thương mại tự do đến liên minh kinh tế - đến thu hút FDI phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố có tác động nổi bật nhất bao gồm (i) phạm vi và chiều sâu của các thoả thuận trong liên kết; (ii) độ tin cậy của các cam kết; (iii) quan hệ kinh tế - đầu tư vốn có giữa các nước thành viên và (iv) lợi thế của một nước nhận đầu tư đối với nước thành viên khác trong cùng một liên kết (UNCTAD, 1996). Ngoài ra, tác động này cũng phụ thuộc vào đặc điểm của các doanh nghiệp liên quan và khung thời gian phân tích.

Thứ nhất, phạm vi và chiều sâu của các cam kết hội nhập. Phạm vi và độ sâu của các cam kết kinh tế sẽ xác định mức độ hài hoà chính sách của mỗi liên kết. Các liên kết ở mức độ nông không cam kết cắt giảm thuế quan giữa các nước thành viên và xác định mức thuế quan bên ngoài với các nước không phải là thành viên sẽ tác động đến hoạt động FDI thông qua tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên trong liên kết kinh tế khu vực (tác động động) hoặc thông qua hoạt động thương mại giữa các nước thành viên hoặc chiến lược với các đối thủ cạnh tranh (tác động tĩnh). Các liên kết kinh tế khu vực sâu hơn cho phép dòng vốn (bao gồm cả FDI) di chuyển tự do sẽ có tác động nhiều hơn đối các yếu tố quyết định đầu tư của MNEs ngoài yếu tố thương mại và tăng trưởng. Nhìn chung, mức độ liên kết kinh tế càng sâu thì ảnh hưởng của liên kết đến các yếu tố quyết định FDI càng được thực hiện thông qua nhiều kênh hơn. Ngoài ra, khi các quy định về FDI trở nên hài hoà hơn nhờ tác động của liên kết kinh tế, các yếu tố thu hút FDI liên quan đến lợi thế vị trí kinh tế vùng và các ưu đãi tạo thuận lợi kinh doanh càng có vai trò quan trọng.

Thứ hai, độ tin cậy của các cam kết trong liên kết kinh tế. Độ tin cậy của liên kết kinh tế được thể hiện qua mức độ các điều khoản cam kết trong liên kết kinh tế


quốc tế được thực hiện – đây là một yếu tố khác xác định tác động của liên kết kinh tế quốc tế đến các yếu tố quyết định FDI. Việc các thành viên không thực hiện triệt để các cam kết trong liên kết khu vực khiến cho tác động của các điều khoản trong liên kết đối với các yếu tố quyết định thu hút FDI không được phát huy. Trong những năm 1960 và 1970, nhiều liên kết kinh tế không được thực hiện triệt để dẫn đến việc các liên kết kinh tế cấp độ khu vực này không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào rõ rệt nào đối với dòng vốn FDI. Các liên kết kinh tế quốc tế như EU, NAFTA và MERCOSUR đã tạo ra ảnh hưởng lớn hơn đến các yếu tố quyết định FDI, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến chính sách và điều kiện kinh tế nhờ việc thực hiện nghiêm ngặt những cam kết so với các liên kết kinh tế thời kỳ trước đó. Việc các thành viên chọn duy trì các danh mục đầu tư có điều kiện và hạn chế quyền tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài trong một số ngành nhất định có thể gây ra những ảnh hưởng đến quy mô thu hút FDI (ngay cả khi các danh mục hạn chế chỉ mang tính chất tạm thời). Nhà đầu tư nước ngoài có thể nghi việc tuân thủ các cam kết kinh tế của các quốc gia thành viên. Cùng với đó, tốc độ thực hiện các cam kết trong liên kết kinh tế như tốc độ cải thiện môi trường đầu tư và xoá bỏ hàng rào thuế quan cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của nhà đầu tư và từ đó ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào các quốc gia thành viên.

Thứ ba, mức độ phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia thành viên trước khi thành lập liên kết khu vực. Mức độ phụ thuộc lẫn nhau từ trước của các nước thành viên hay các liên kết đã được thiết lập giữa các quốc gia cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến FDI. Đối với các quốc gia đã thiết lập các liên kết kinh tế quan trọng, ảnh hưởng chính của các liên kết kinh tế khu vực đối với hoạt động thu hút FDI sẽ phụ thuộc vào mức độ các quốc gia điều chỉnh chính sách nội địa của họ. Ví dụ, hiệp định thương mại tự do giữa Hoa Kỳ và Canada năm 1989 có tác động rất ít đến dòng vốn FDI vào Canada – nguyên nhân là do thương mại song phương giữa hai nước đã được tự do hoá đáng kể trước khi hiệp định này có hiệu lực với nhiều vòng đàm phán đa thương cắt giảm thuế quan hoặc các hiệp định ngành đã được ký kết. Trong những điều kiện như vậy, một hiệp định thương mại tự do có tác động rất nhỏ đến FDI do các quốc gia không bắt buộc phải thâm nhập chéo các thị trường thông qua FDI (Blomstrom & Kokko, 1997).

Tuy nhiên, các công ty và tập đoàn đa quốc gia quan tâm đến việc đầu tư vào một khu vực sẽ vẫn cần lựa chọn địa điểm đầu tư cụ thể trong số các quốc gia thuộc liên kết kinh tế. Các nhà đầu tư sẽ xem xét các yếu tố toàn khu vực và đặc điểm cũng như lợi thế so sánh của từng quốc gia. Địa điểm thu hút được nhiều FDI nhất sẽ là những địa điểm tạo cơ hội tốt nhất cho các nhà đầu tư khai khác lợi thế cụ thể của từng quốc gia và khu vực.


2.2. Những lý luận cơ bản về dịch vụ và FDI vào các ngành dịch vụ

2.2.1. Dịch vụ

2.2.1.1. Khái niệm

Khái niệm dịch vụ mang tính bao trùm khá rộng. Dịch vụ là một ngành kinh tế độc lập đáp ứng từ nhu cầu cá nhân đến phục vụ cho các ngành sản xuất. Hoạt động cung cấp dịch vụ hiện nay có thể xuất hiện ở bất cứ lĩnh vực vào trong đời sống – ngành dịch vụ cũng đang chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân và không ngừng tăng cao (OECD, 2016).

OECD (2001) định nghĩa dịch vụ “là các sản phẩm được sản xuất theo đặt hàng và không thể tách rời khỏi quá trình cung cấp dịch vụ đó. Dịch vụ không phải là các thực thể có thể thiết lập quyền sở hữu riêng biệt. Chúng không thể được trao đổi tách biệt với hoạt động sản xuất của chúng. Dịch vụ là những sản phẩm không đồng nhất được sản xuất theo đặt hàng và thường được người sản xuất thay đổi dựa trên yêu cầu của người tiêu dùng. Vào thời điểm sản xuất hoàn thành, dịch vụ phải được cung cấp cho người tiêu dùng” (OECD, 2001). Cách tiếp cận của OECD đã nêu rõ các đặc điểm của dịch vụ và có nhiều điểm tương đồng với định nghĩa về dịch vụ nhìn nhận từ góc độ marketing của Kotler và Keller (2009), theo đó dịch vụ được định nghĩa là “bất kỳ hành động nào một người có thể cung cấp cho người khác mà về cơ bản là vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu nào. Sản xuất dịch vụ có thể gắn hoặc không với một một sản phẩm vật chất”.

Tuy nhiên, với cách định nghĩa này, cách phân loại các ngành và phân ngành có thể xếp vào nhóm dịch vụ không rõ ràng và không thống nhất hoàn toàn giữa các quốc gia trên thế giới. Do đó, để thuận tiện trong hoạt động, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) đã không đưa ra khái niệm dịch vụ mà liệt kê dịch vụ thành 12 ngành lớn (Xem Bảng 2.2.). 12 ngành dịch vụ được chia thành 155 phân ngành phụ, với 4 phương thức cung cấp dịch vụ chính, bao gồm: (i) cung cấp qua biên giới, (ii) tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ, (iii) hiện diện thương mại và (iv) hiện diện thể nhân (WTO, 2020).

Bảng 2.2: Phân loại các ngành dịch vụ theo GATS


12 phân ngành dịch vụ theo GATS

1. Dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao

5. Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật

9. Dịch vụ liên quan đến sức khỏe và xã hội

2. Dịch vụ thông tin

6. Dịch vụ môi trường

10. Dịch vụ du lịch và liên quan

3. Dịch vụ đào tạo

7. Dịch vụ tài chính

11. Dịch vụ kinh doanh

4. Dịch vụ kinh tiêu

8. Dịch vụ vận tải

12. Dịch vụ khác

(Nguồn: WTO, 2020)


Bên cạnh đó, trong quan niệm hiện đại, cơ cấu kinh tế quốc dân được chia thành ba khu vực chính, bao gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Theo Hệ thống kế toán quốc gia (SNA) thì nền kinh tế Việt Nam có 20 ngành cấp 1, trong đó nông nghiệp có 2 ngành, công nghiệp có 4 ngành còn dịch vụ có tới 14 ngành cấp 1 (Hồ Văn Tĩnh, 2009) (Xem Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Phân loại các ngành dịch vụ theo SNA


14 ngành dịch vụ theo SNA

1. Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

6. Vận tải, kho bãi

11. Dịch vụ lưu trí và ăn uống

2. Hoạt động chuyên môn,

khoa học và công nghệ

7. Thông tin và truyền thông

12. Hoạt động tài chính,

ngân hàng và bảo hiểm

3. Hoạt động kinh doanh bất động sản

8. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

13. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

4. Nghệ thuật, vui chơi và giải

trí

9. Giáo dục và đào tạo

14. Hoạt động dịch vụ

khác

5. Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

10. Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình


(Nguồn: Hồ Văn Tĩnh, 2009)

Hai cách phân loại của GATS và SNA về cơ bản có rất nhiều điểm tương đồng trong các phân chia các ngành chính. Luận án sử dụng cả hai cách phân loại các ngành dịch vụ nêu trên: Khi đánh giá các mức độ thực thi các cam kết của Việt Nam liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ, cách thức phân loại các ngành dịch vụ theo GATS được sử dụng do các hiệp định trong AEC cũng sử dụng cách phân loại này. Bên cạnh đó, do đặc điểm số liệu FDI thu thập của Cục Đầu tư nước ngoài (2021), luận án sẽ kết hợp sử dụng cách phân loại các ngành dịch vụ theo SNA khi nghiên cứu về thực trạng thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ của Việt Nam.

2.2.1.2. Đặc điểm

Kể từ những năm 1980, bốn đặc điểm bao gồm (i) Tính vô hình (Intangibility),

(ii) Tính không thể tách rời (Inseparability), (iii) Tính không đồng nhất (Heterogeneity) và (iv) Tính mau tàn (Perishability) – hay còn được biết đến là các đặc tính IHIP (Edgett và Parkinson, 1993; Zeithaml và cộng sự, 1985) được công nhận rộng rãi là yếu tố phân biệt dịch vụ với hàng hoá. Cụ thể:

Tính vô hình: Các dịch vụ về bản chất là vật chất vô hình, không thể chạm vào, ngửi hay nhìn thấy được. Ngoài tính vô hình về vật chất, các dịch vụ cũng khó có thể nắm bắt được bằng tâm trí và vì vậy, vô hình về mặt tinh thần (Regan, 1963).


Tính không thể tách rời: Một đặc điểm nữa của dịch vụ là tính không thể tách rời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ. Một dịch vụ không thể tách rời khỏi nguồn cung cấp nó. Việc tạo ra dịch vụ đòi hỏi nguồn tạo ra nó – cho dù là người hay máy

– phải có mặt. Nói cách khác, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời. Điều này trái ngược với hàng hoá – việc tiêu dùng sản phẩm vẫn diễn ra dù nguồn của nó có mặt hay không (Kotler, 1994).

Tính không đồng nhất: Các dịch vụ rất khó tiêu chuẩn hoá. Tính đồng nhất liên quan đến khả năng thay đổi cao trong việc thực hiện các dịch vụ. Chất lượng và bản chất của một dịch vụ có thể khác nhau giữa các nhà sản xuất, từ khách hàng này sang khách hàng khác và từ thời điểm này sang thời điểm khác. Sự không đồng nhất trong chất lượng và sản lượng có thể nhìn thấy rất rõ đối với những dịch vụ sử dụng nhiều lao động (Parasuraman và cộng sự, 1985).

Tính mau tàn: Dịch vụ có tính mau tàn theo nghĩa là chúng không thể được lưu trữ để sử dụng vào một thời điểm sau đó. Vì vậy chúng phải được tiêu thụ ngay khi sản xuất. Nói cách khác, dịch vụ không thể được sản xuất trước khi được yêu cầu và cũng không thể được lưu trữ để đáp ứng nhu cầu sau đó. Nếu một dịch vụ không được sử dụng khi có sẵn thì dịch vụ sẽ bị lãng phí. Do không có khả năng dự trữ và linh hoạt đối với sự dao động của nhu cầu, các tổ chức cung cấp dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn khi xảy ra những thay đổi trong nhu cầu sử dụng dịch vụ (Carson, 1985).

Gần đây đã có nhiều học giả phản bác quan điểm IHIP là các đặc trưng giúp phân biệt dịch vụ với hàng hoá (Moeller, 2009). Các tác giả lập luận rằng các nghiên cứu trước đây chủ yếu xem xét các dịch vụ cá nhân hoặc dịch vụ có mức độ công nghệ thấp, cần nhiều sự tiếp xúc (Bowen, 2002). Với sự phát triển của công nghệ mới, các đặc tính IHIP có xu hướng không còn đặc trưng cho dịch vụ. Tính không thể tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng, cũng như tính mau tàn của các dịch vụ có thể được khắc phục bằng thông tin liên lạc, ví dụ như các bài giảng dựa trên web, tương tác trong đào tạo từ xa hoặc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu có thể cho phép các bác sĩ thực hiện từ xa (Grove và cộng sự, 2003; Rust, 2004; Lovelock và Gummesson, 2004; Vargo và Lusch, 2004). Những sự thay đổi này là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển một số loại hình dịch vụ từ một quốc gia này sang quốc gia khác và cung cấp dịch vụ từ xa.

2.2.2. FDI vào các ngành dịch vụ

2.2.2.1. Đặc điểm

UNCTAD (2003) nhận thấy sự tăng trưởng của FDI vào ngành dịch vụ phản ánh hai yếu tố: sự gia tăng của nền kinh tế dịch vụ ở các nước phát triển, nơi chiếm


trung bình khoảng 2/3 tổng GDP; và sự mở cửa đối với FDI vào ngành dịch vụ của tất cả các nhóm nền kinh tế. Vì nhiều dịch vụ không thể trao đổi hay lưu trữ mà phải được sản xuất tại nơi chúng được tiêu dùng, nên FDI là phương tiện chủ đạo để đưa các dịch vụ này ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra, các quy định của nước sở tại cũng thường yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải thành lập các cơ sở địa phương để cung cấp dịch vụ.

Các nghiên cứu lý thuyết (Deardorff, 1985; Markusen và cộng sự, 2005) chỉ ra rằng FDI vào dịch vụ phức tạp hơn FDI vào hàng hóa, vì dịch vụ khác với hàng hóa do các đặc điểm nội tại của dịch vụ như đã đề cập ở trên. Những đặc thù của dịch vụ có ảnh hưởng đến cách thức đầu tư và vì vậy, động lực của FDI vào dịch vụ có thể khác so với FDI vào hàng hóa. Bên cạnh đó, FDI vào dịch vụ vẫn có nhiều hạn chế hơn so với FDI vào sản xuất do các ngành dịch vụ có xu hướng chịu kiểm soát đầu tư hoặc bị giới hạn bằng các biện pháp phi thuế quan. Ví dụ, các ngành như viễn thông, ngân hàng, vận tải và cung cấp điện thường phải tuân theo các quy định kinh tế hoặc mở cửa thận trọng vì những ngành này được các nước sở tại coi là những ngành chiến lược nhạy cảm (Jensen và cộng sự, 2007).

2.2.2.2. Các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào ngành dịch vụ

Mặc dù FDI vào dịch vụ có bản chất khác với FDI vào ngành sản xuất, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các không cần phát triển các lý thuyết mới để mô hình hoá các yếu tố quyết định FDI vào các ngành dịch vụ. Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ. Phần lớn FDI vào các ngành dịch vụ được thúc đẩy bởi các yếu tố tìm kiếm thị trường như quy mô thị trường, số lượng ngày càng tăng của người tiêu dùng có thu nhập trung bình, tăng trưởng kinh tế và lợi ích của hội nhập khu vực (Dunning, 2003; Wadhwa và Reddy, 2011; Zheng và Ismail, 2019). Tác động của các yếu tố là khác nhau phụ thuộc vào không gian và thời gian nghiên cứu. Dựa trên tổng quan, có thể thấy một số yếu tố chính có tác động đến FDI vào ngành dịch vụ được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm như sau:

a. Nhóm yếu tố kinh tế:

Quy mô và tiềm năng thị trường: Quy mô và tiềm năng thị trường được coi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến địa điểm dòng vốn FDI. Quy mô thị trường lớn có thể có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ do tiềm năng về nhu cầu lớn hơn và chi phí thấp hơn nhờ lợi thế quy mô (Kolstad & Villanger (2004), Bhasin (2014), Kafait (2018). Tuy nhiên, Walsh & Yu (2010) lại tìm thấy trong các nền kinh tế phát triển, những nền kinh tế có mức GDP bình quân đầu người thấp hơn sẽ thu hút nhiều dòng vốn hơn. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế


nhanh chóng cũng gia tăng nhu cầu trong nước và cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nước ngoài. Vì FDI là một cam kết dài hạn, tiềm năng thị trường tương lai nhiều hứa hẹn tại các nước sở tại sẽ là một yếu tố quan trọng thu hút các MNEs đầu tư. Trong các ngành dich vụ, Yin và cộng sự (2014) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa triển vọng tăng trưởng và mức độ sẵn sàng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.

Mức độ mở cửa thương mại: Hoạt động thương mại quốc tế thường được coi là một chỉ số quan trọng đánh giá độ mở thị trường của một quốc gia. Một số lý thuyết cho rằng độ mở thương mại đóng vai trò tích cực đối với FDI định hướng xuất khẩu; trong khi đó, đối với FDI định hướng tìm kiếm thị trường, độ mở thương mại lại có tác động tiêu cực (Lauridsen, 2002). Nói cách khác, tác động của độ mở thương mại đối với các loại hình đầu tư khác nhau là khác nhau. Trong ngành dịch vụ, một số nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của độ mở thương mại với FDI (Kolstad & Villanger, 2004; Ramasamy & Yeung, 2010; Abdul và cộng sự, 2018; Kafait, 2018). Nghiên cứu của Yin và cộng sự (2018) lại chỉ ra tác động theo chiều ngược lại.

Nguồn nhân lực: Yếu tố nguồn nhân lực bao gồm (i) chi phí và (ii) chất lượng nguồn nhân lực. Chi phí lao động: Mối quan hệ giữa chi phí lao động và dòng vốn FDI là không rõ ràng, tuỳ thuộc vào động cơ đầu tư của doanh nghiệp FDI là tìm kiếm hiệu quả hay tìm kiếm thị trường. FDI tập trung vào lao động có tay nghề cao có thể chấp nhận mức lương cao ở nước nhận đầu tư, dẫn đến mối quan hệ tích cực giữa FDI và chi phí lao động (Yean và cộng sự, 2018; Kaliappan và cộng sự, 2015). Ngược lại, các MNEs có mục đích chuyển đổi quy trình sản xuất có kỹ năng thấp sang các quốc gia khác có mức lương thấp để giảm chi phí sản xuất, dẫn đến mối quan hệ ngược chiều giữa FDI và chi phí lao động (Ramasamy và Yeung, 2010), Walsh và Yu, 2010; Yin, 2011). Chất lượng lao động: Nhìn chung, các dự án đầu tư đòi hỏi thâm dụng vốn, tri thức và kỹ năng cần nguồn lao động có tay nghề cao nhằm đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng về nhu cầu dịch vụ, cải tiến chất lượng cung cấp dịch vụ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra trình độ lao động cao có tác động tích cực đến thu hút FDI vào ngành dịch vụ (như Yean và cộng sự, 2018; Bhasin, 2014; Ramasamy và Yeung, 2010). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra trình độ lao động không có tác động đáng kể đến thu hút FDI ngành dịch vụ (như Walsh và Yu, 2010, Yin và cộng sự, 2010).

Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố phổ biến trong các nghiên cứu về thu hút FDI vào ngành dịch vụ. Một nền kinh tế có cơ sở hạ tầng hoàn thiện và phát triển được kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều FDI vào ngành dịch vụ (Ramasamy và Yeung, 2010; Kaliappan và cộng sự, 2015; Kafait, 2018). Tuy nhiên, các nghiên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023